TT |
Tên bài và tác giả |
Số Trang |
1 |
Đánh giá chất lượng nước theo mùa và xác định nguyên nhân thay đổi màu nước hồ nước xanh xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng Đỗ Hữu Tuấn1* 1 Khoa môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; tuandh@vnu.edu.vn *Tác giả liên hệ: tuandh@vnu.edu.vn; Tel: +84–2438584995 Tóm tắt: Màu nước của hồ nước xanh tại An Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng thay đổi rõ rệt giữa hai mùa mùa mưa và mùa khô. Việc đánh giá chất lượng nước của hồ theo mùa và nguyên nhân của sự thay đổi màu của nước giữa hai mùa là hết sức cần thiết. Qua khảo sát thực địa lấy mẫu phân tích các thành phần hóa học trong nước, đánh giá chất lượng nước kết quả cho thấy chất lượng nước rất kém (WQI =1). Tổng chất rắn lơ lửng TSS tăng từ 0,05 mg/l mùa khô lên 7,83 mg/l mùa mưa và độ đục tăng từ 1,0 NTU mùa khô lên 2,2 NTU mùa mưa. Trong khi đó nồng độ CaCO3 và Ca(HCO3)2 đều giảm vào mùa mưa (CaCO3 giảm từ 304 mg/l mùa khô xuống 240 mg/l mùa mưa, Ca(HCO3)2 giảm từ 67,75 mg/l xuống 47,21 mg/l). Độ sâu Sechi giảm từ 17,5 m (mùa khô) xuống 6,5 m (mùa mưa). Chất rắn lơ lửng và độ đục tăng, nồng độ CaCO3 và Ca(HCO3)2 giảm vào mùa mưa được xác định là nguyên nhân dẫn tới màu nước mùa hè có màu xanh lam nhạt hơn mùa khô. Từ khóa: Chất lượng nước hồ; Hồ nước xanh; Màu nước hồ thay đổi. |
1 |
2 |
Một số giải pháp phục hồi và phát triển rừng ngập mặn phù hợp cho khu vực ven biển Tây, Việt Nam Đoàn Thanh Vũ1*, Trịnh Công Dân2, Hoàng Thị Tố Nữ1, Nguyễn Hữu Tuấn1, Cấn Thu Văn1 1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; dtvu@hcmunre.edu.vn; ctvan@hcmunre.edu.vn; nu.htt@hcmunre.edu.vn; nhtuan@hcmunre.edu.vn 2Viện Kỹ thuật Biển; trinh.cong.dan@gmail.com *Tác giả liên hệ: dtvu@hcmunre.edu.vn; Tel.: +84–989110983 Tóm tắt: Rừng ngập mặn ven biển Tây, Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển bền vững cả về kinh tế lẫn xã hội của cả ĐBSCL. Gần 350 km đường bờ biển của hai tỉnh Cà Mau và Hà Tiên được chen chắn bởi rừng ngập mặn, đây là một đặc trưng rất khác biệt so với các tỉnh khác của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Rừng ngập mặn ven biển ở đây không chỉ cung cấp nơi cư trú cho hệ sinh thái ven biển, rễ cây ngập mặn còn cung cấp khả năng che phủ bảo vệ đường bờ khỏi tác động của sóng và dòng chảy, những nguyên nhân trực tiếp gây ra xói lở bờ biển. Tuy nhiên những năm gần đây, đường bờ biển Tây ĐBSCL chứng kiến sự đảo chiều trong diễn biến hành thái. Nhiều đoạn bờ bị sạt lở, những dải rừng bị suy thoái. Nguyên nhân có thể kể đến là do hoạt động khai thác của con người, biến đổi khí hậu và lún sụt đất. Bài báo này đã đi vào chi tiết phân tích nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp tương ứng để giúp khôi phục rừng ngập mặn, tiến đến gây bồi tạo bãi cho vùng bờ biển Tây, ĐBSCL. Từ khóa: Rừng ngập mặn , Đồng bằng Sông Cửu Long , Giải pháp bảo vệ rừng. |
8 |
3 |
Xác định đỗ lỗ rỗng hữu hiệu tầng chứa nước Pleistocen khu vực huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương bằng phương pháp thực nghiệm và mô hình số Hoàng Văn Duy1, Nguyễn Trung Hiếu2, Tống Thanh Tùng3, Đoàn Thu Hà4* 1 Viện Khoa học Tài nguyên nước; hoangduydctv@gmail.com; 2 Trường Đại học Thủy lợi; trunghieu.ma@hotmail.com; 3 Liên đoàn quy hoạch và điều tra tài nguyên nước miền Bắc; thanhtungtv51@gmail.com; 4 Trường Đại học Thủy lợi; thuha_ctn@tlu.edu.vn *Tác giả liên hệ: thuha_ctn@tlu.edu.vn; Tel.: +84–948172299 Tóm tắt: Độ lỗ hổng hữu hiệu (n0) là một trong những thông số địa chất thủy văn chuyên môn quan trọng, có ý nghĩa xác định mức độ lan truyển nhanh hay chậm các vật chất gây ô nhiễm, nhiễm mặn trong nước dưới đất. Khu vực Hải Dương với mức độ mặn nhạt nước dưới đất đan xen nhau rất phức tạp, lưu lượng khai thác nước dưới đất tăng lên theo thời gian, là nguyên nhân gây xâm nhập mặn, đã được lựa chọn là khu vực nghiên cứu. Sử dụng phương pháp thí nghiệm bơm nước và ép dung dịch muối ở gần ranh giới mặn–nhạt nước dưới đất và bằng cách sử dụng mô hình Modflow và MT3D đã xác định được độ lỗ hổng hữu hiệu tầng Pleistocen (qp1) tại khu vực xã Cẩm Hoàng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương bằng 0,23 Từ khóa: Nhiễm mặn; Hút nước thí nghiệm; Dung dịch chất chỉ thị; Độ lỗ rỗng hữu hiệu; Mô hình số |
22 |
4 |
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận hành và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần chống biến đổi khí hậu cho các nhà máy nhiệt điện và thủy điện đang vận hành của hệ thống điện Việt Nam trong bối cảnh mới Lê Ngọc Sơn1 1 Đại học Thủy lợi; lengson99@gmail.com *Tác giả liên hệ: lengson99@gmail.com; Tel: +84–948172868 Từ khóa: Hệ thống điện; Phát thải khí nhà kính; Hệ thống xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện; Vận hành tối ưu hệ thống hồ chứa thủy điện. |
32 |
5 |
Đánh giá khả năng cấp nước từ hồ chứa nước Ôtuksa cho các mô hình sản xuất tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang Phan Thị Tường Vi1, Huỳnh Vương Thu Minh1*, Lê Hải Trí2, Lương Huy Khanh3, Trần Văn Tỷ2 1 Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ; vib1705430@student.ctu.edu.vn; hvtminh@ctu.edu.vn 2Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ; tvty@ctu.edu.vn; lehaitri@gmail.com 3 Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn An Giang; luonghuykhanh@gmail.com *Tác giả liên hệ: hvtminh@ctu.edu.vn; Tel: +84–939610020 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của hồ Ôtuksa, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Mô hình CropWat được sử dụng để tính toán nhu cầu nước cho cây lúa và hoa màu theo ba mô hình sản xuất: mô hình 1 (lúa–đậu phộng), mô hình 2 (đậu xanh–lúa), mô hình 3 (đậu xanh–đậu xanh–bắp) ở hiện tại và tương lai theo ba kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) (RCP2.6, RCP4.5, và RCP8.5); từ đó đánh giá khả năng cung cấp nước từ mưa và hồ chứa cho vùng nghiên cứu. Kết quả cho thấy, trong hiện tại và tương lai giai đoạn 2040, nguồn nước mưa và từ hồ đảm bảo cung cấp nước cho cả ba mô hình. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2060, hồ chứa không cung cấp đủ nước cho mô hình 1 theo ba theo kịch bản BĐKH với tổng nhu cầu nước lần lượt là 411,4×103 m3, 399,6×103 m3, và 405,8×103 m3. Đối với mô hình 2 và 3, do chuyển đổi cây trồng nên nhu cầu nước giảm và hồ chứa đáp ứng đủ nước. Nghiên cứu tiếp theo cần xem xét sự vận hành hồ vào từng thời điểm thích hợp vào mùa khô và mùa mưa, mỗi tháng hoặc mỗi 10 ngày để có thể sử dụng tối ưu lượng nước từ hồ cho các mục đích sử dụng nước. Từ khóa: CropWat; Nhu cầu nước; Mô hình sản xuất; Kịch bản BĐKH; Hồ chứa Ôtuksa. |
42 |
6 |
Hiệu quả, đóng góp của ngành Công an trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Nguyễn Văn Khiêm1*, Huỳnh Thị Lan Hương2, Mai Văn Khiêm3, Đỗ Thị Hương4, Nguyễn Ngọc Chung5 1 Văn phòng Bộ Công an; khiemuptbca@gmail.com 2 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; huynhlanhuong@gmail.com 3 Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia; maikhiem1977@gmail.com 4 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; dohuong@gmail.com 5 Văn phòng Bộ Công an; chung.upt@gmail.com *Tác giả liên hệ: khiemuptbca@gmail.com; Tel: +84–913555223 Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21, đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu. BĐKH sẽ làm gia tăng tần suất và cườn độ thiên tai. Trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Ngành Công an là một trong những bộ/ ngành đóng góp quan trọng trong những nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng chống thiên tai, đặc biệt trong công tác ứng phó với BĐKH. Để có thể nâng cao hiệu quả đóng góp này của ngành Công an, cần thiết phải đánh giá được hiện trạng công tác ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành. Trên cơ sở áp dụng quy trình quản lý rủi ro thiên tai khép kín 4 bước: (1) Phòng ngừa, giảm thiểu; (2) Chuẩn bị sẵn sàng; (3) Ứng phó trong và ngay sau thiên tai; (4) Phục hồi và tái thiết, bài báo này trình bày kết quả đánh giá theo 4 nhóm nội dung: (i) Cơ cấu tổ chức; (ii) Xây dựng và lập kế hoạch, (iii) Nguồn lực, và (iv) Trình độ và kỹ năng của lực lượng Công an nhân dân (CAND) tham gia công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.. Từ khóa: Ứng phó với biến đổi khí hậu; Phòng chống thiên tai; Tìm kiếm cứu nạn. |
53 |
7 |
Đánh giá tài nguyên khí hậu nông nghiệp và tác động đến sinh kế trồng trọt vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ Nguyễn Hồng Sơn1*, Dương Văn Khảm1 1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; nguyenson.imh@gmail.com; kham.duongvan@imh.ac.vn *Tác giả liên hệ: nguyenson.imh@gmail.com; Tel.: +84–914888185 Tóm tắt: Điều kiện thời tiết và khí hậu có liên quan chặt chẽ với sinh kế trồng trọt trước hết là ánh sáng, nhiệt độ và nước. Đó là những yếu tố không thể thiếu và thay thế được đối với sự sống nói chung, sự sinh trưởng, phát triển và cấu thành năng suất cây trồng nói riêng. Vì vậy, việc đánh giá một cách có hệ thống các điều kiện khí hậu nông nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý, chỉ đạo sản xuất nắm bắt được mức độ thuận lợi của nguồn tài nguyên khí hậu và những trở ngại của các thiên tai, thời tiết bất lợi gây ra đối với sinh kế trồng trọt. Bài báo sử dụng số liệu quan trắc thời kỳ 1985–2020 tại các trạm khí tượng và phương pháp thống kê để tính toán, phân tích diễn biến theo không gian và thời gian của các yếu tố khí hậu nông nghiệp, thời tiết bất lợi và tác động đến phân bố, thời vụ và năng suất cây trồng ở vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ. Kết quả của bài báo là cơ sở khoa học cho việc phát triển nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng ở vùng nghiên cứu. Từ khóa: Tài nguyên khí hậu nông nghiệp; Tác động đến sinh kế trồng trọt; Ven biển Bắc Trung Bộ. |
68 |
8 |
Đánh giá kĩ năng dự báo mưa định lượng từ mô hình quy mô toàn cầu và khu vực phân giải cao cho khu vực Bắc Bộ Nguyễn Thị Nga1 , Công Thanh2 , Mai Khánh Hưng1 , Dư Đức Tiến1* 1 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; hongnga12897@gmail.com; duductien@gmail.com; maikhanhhung18988@gmail.com 2 Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN; congthanh1477@gmail.com *Tác giả liên hệ: duductien@gmail.com; Tel.: +84–936067015 Tóm tắt: Nghiên cứu trình bày kết quả đánh giá dự báo mưa định lượng dựa trên mô hình toàn cầu IFS và mô hình khu vực phân giải cao (WRF–ARW) trong năm 2020. Bài báo giới thiệu chi tiết phương pháp đánh giá theo không gian dựa trên chỉ số kĩ năng FSS (Fractional Skill Score) sử dụng các số liệu mưa từ vệ tinh GSMaP và số liệu mưa trên lưới (thiết lập từ số liệu mưa ước lượng radar, vệ tinh và mưa tự động). Các chỉ số đánh giá kĩ năng (POD, BIAS, TS) theo phương pháp truyền thống được mở rộng theo từng phân cấp mưa chi tiết kết hợp biểu đồ đánh giá kĩ năng tổng hợp (performance diagram) trên các vị trị trạm của khu vực nghiên cứu (Bắc Bộ). Các kết quả cho thấy kĩ năng dự báo định lượng cho khu vực Bắc Bộ còn thấp. Mặc dù vậy, mô hình phân giải cao kết hợp đồng hóa số liệu (3DVAR) đã tăng được kĩ năng dự báo ở các ngưỡng mưa lớn (> 50 mm/24h) trong hạn 1–3 ngày, qua đó cho phép bổ sung thông tin mang tính chất định lượng–cực trị bên cạnh sản phẩm dự báo của mô hình IFS trong công tác dự báo nghiệp vụ mưa lớn. Từ khóa: Đánh giá dự báo mưa theo không gian; chỉ số FSS; Phân cấp mưa. |
79 |
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 10 NĂM 2021
Đăng ngày: 19-08-2021-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TIẾNG ANH THÁNG 12 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 11 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 9 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TIẾNG ANH THÁNG 8 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 7 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 6 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 5 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TIẾNG ANH THÁNG 4 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 4 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 3 NĂM 2021
-
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...
Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...
Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...
Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...
Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên tổng kết công tác năm...
Chiều ngày 17/12, tại Gia Lai, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ tổng kết công tác...
Sáng ngày 17/12, tại Nha Trang, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...
Chiều ngày 16/12/2024, Liên đoàn khảo sát khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị. -
Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024...
Sáng ngày 16/12, Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị
-
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...
Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...
Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...
Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...
Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên tổng kết công tác năm...
Chiều ngày 17/12, tại Gia Lai, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ tổng kết công tác...
Sáng ngày 17/12, tại Nha Trang, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...
Chiều ngày 16/12/2024, Liên đoàn khảo sát khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị. -
Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024...
Sáng ngày 16/12, Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị