STT |
Tên bài và tác giả |
Số trang |
1 |
Nghiên cứu xây dựng các kịch bản ngập cho thành phố Hồ Chí Minh dưới tác động của Biến đổi khí hậu Nguyễn Văn Hồng 1* , Nguyễn Phương Đông1 1 Phân Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; nguyenvanhong79@gmail.com; donghai930tl10@gmail.com Tóm tắt: Trong những năm qua do tác động của khí hậu cực đoan nên diễn biến của mưa và triều tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có nhiều thay đổi. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến tình trạng ngập của thành phố, gây thiệt hại cũng như gây trở ngại rất nhiều cho các hoạt động kinh tế xã hội của người dân thành phố. Vì vậy, nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến ngập tại thành phố là rất cần thiết. Trong bài báo này, nghiên cứu đã ứng dụng mô hình MIKE FLOOD để đánh giá diễn biến ngập tại TP.HCM dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (lũ thượng nguồn gia tăng trên các sông, mưa cực đoan xảy ra thường xuyên và nước biển dâng) giai đoạn hiện trạng năm 2016 và các kịch bản được chọn cho tính toán tương lai (kịch bản RCP4.5, kịch bản RCP8.5 cho năm 2030 và 2050). Kết quả nghiên cứu cho thấy, diễn biến ngập gia tăng cả về diện tích và độ sâu ngập trong tương lai, đặc biệt là ở kịch bản RCP4.5 cho năm 2050 với diện tích ngập được mô phỏng khoảng 8757,02 ha (chiếm 1,96% so với diện tích đất tự nhiên của thành phố) và kịch bản RCP8.5 cho năm 2050 với diện tích ngập khoảng 9039,91 ha (chiếm 4,38% so với diện tích đất toàn thành phố). Từ khóa: MIKE FLOOD; Ngập; Nước biển dâng; Mưa cực đoan; Thành phố Hồ Chí Minh.
|
1 |
2 |
Nghiên cứu ứng dụng mô hình PCSWMM trong mô phỏng ngập úng hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà Bùi Tuấn Hải1*, Lê Viết Sơn1, Nguyễn Duy Quang1, Phạm Văn Trình1, Bùi Thế Văn1 1 Phòng Quy hoạch Thủy lợi Bắc Bộ, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; buituanhai@gmail.com; levietson2211@gmail.com; nguyenduyquang.wru@gmail.com; trinhpv274@gmail.com; vanbt53@wru.vn Tóm tắt: Hệ thống thuỷ lợi Bắc Nam Hà là một trong những hệ thống thủy lợi lớn nhất vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Tiêu úng trong hệ thống Bắc Nam Hà thời gian qua luôn là một trong những vấn đề căng thẳng; hàng năm ngập úng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong các năm gần đây như các năm 2016, 2017 và 2018. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình PCSWMM để mô phỏng ngập úng hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà, mục đích xây dựng mô hình phục vụ cho công tác quản lý điều hành tiêu úng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Kết quả mô phỏng, hiệu chỉnh mô hình với trận mưa trong tháng 10/2017 và kiểm định lại với trận mưa tháng 9/2003 cho kết quả khá tốt với việc so sánh đường quan hệ mực nước giữa thực đo và tính toán từ mô hình. Nghiên cứu đã xây dựng kết nối 1 chiều và 2 chiều trong mô hình PCSWMM, kết quả đã xây dựng bản đồ ngập lụt, úng với trận mưa tháng 7/2017. Từ khóa: PCSWMM; Mô phỏng ngập úng; Hệ thống thủy lợi Bắc Nam Hà. |
14 |
3 |
Ứng dụng ảnh viễn thám khảo sát nhiệt độ bề mặt tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016–2020 Nguyễn Huy Anh1*, Nguyễn Thùy Đoan Trang1, Nguyễn Thị Thảo Nguyên1, Trần Văn Trọng1, Trần Văn Sơn1 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, TP. Hồ Chí Minh; anhnh@hcmunre.edu.vn; doantrang16041998@gmail.com; nttnguyen@hcmunre.edu.vn; tvtrong@hcmunre.edu.vn Tóm tắt: Là đô thị lớn và quan trọng của đất nước, TP. Hồ Chí Minh đang chịu sức ép lớn từ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Diện tích đất đô thị, bê tông hóa tăng nhanh, đây là một trong các nguyên nhân làm cho nhiệt độ bề mặt ở thành phố gia tăng. Quá trình đảo nhiệt đô thị diễn ra mạnh, nhiệt độ giảm dần từ vùng trung tâm đô thị ra vùng ven đô. Bài báo giới thiệu kết quả sử dụng ảnh vệ tinh Landsat 8 phân tích biến động nhiệt độ bề mặt TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2016–2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng có nhiệt độ bề mặt từ 30–40oC trong năm 2020 là 354,90 ha tăng 60,56 ha so với năm 2016, đồng thời vùng có nhiệt độ từ 20–30oC trong năm 2020 giảm 800ha so với năm 2016 Từ khóa: Landsat 8; Nhiệt độ bề mặt; Biến động nhiệt độ. |
29 |
4 |
Nghiên cứu tính toán chỉ số đánh giá tài nguyên nước mặt phục vụ cảnh báo, dự báo tài nguyên nước: Thí điểm lưu vực sông Srê Pốk Lê Thị Mai Vân1*, Bùi Thị Bích Ngọc1, Đoàn Quang Trí2, Trương Văn Hùng1, Lê Thế Trung1 1Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước; lethimaivantnn@gmail.com; bichngoc209hunre@gmail.com; truongvanhung888@gmail.com; lethetrung.tnmt@gmail.com 2Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn; doanquangtrikttv@gmail.com Tóm tắt: Đánh giá số lượng, chất lượng nhằm đưa ra dự báo, cảnh báo nguy cơ thiếu hụt và suy giảm tài nguyên nước là vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay. Nghiên cứu này áp dụng một số phương pháp tính toán các chỉ số đánh giá tài nguyên nước mặt: chỉ số đánh giá số lượng và chỉ số đánh giá chất lượng nước mặt cho lưu vực sông Srê Pốk. Kết quả tính toán thử nghiệm các chỉ số đánh giá tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Srê Pốk tháng 12/2020 cho thấy trong 9 tiểu vùng có chỉ số căng thẳng thấp, có 01 tiểu vùng ở mức căng thẳng trung bình, chất lượng nước tháng 1/2021 tính theo chỉ số WQI cho thấy chất lượng nước sông Srê Pốk rất tốt có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, chất lượng nước tháng 3 có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp. Tuy nhiên, tháng 2/2021 WQI kém chỉ sử dụng được cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác. Bộ chỉ số được áp dụng tính toán đánh giá tài nguyên nước mặt phục vụ công tác cảnh báo, dự báo tài nguyên nước cho các cấp quản lý và nâng cao tính thực tiễn của bản tin cảnh báo, dự báo đến các đối tượng sử dụng. Từ khóa: Chỉ số đánh giá tài nguyên nước; Căng thẳng; Bản tin; Srê Pốk. |
40 |
5 |
Định giá tài nguyên nước đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu Trương Vân Anh1*, Nguyễn Ngọc Thanh1, Hoàng Thị Huê1, Đỗ Văn Quang2, Nguyễn Đức Dương1, Bùi Anh Tú2, Vũ Ngọc Luân2 1Hanoi University of Nature resources and Environment; nnthanh@hunre.edu.vn; tvanh@hunre.edu.vn; hthue@hunre.edu.vn 2 Thuy Loi University; quangkttl@tlu.edu.vn Tóm tắt: Nước là một nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt, thiết yếu cho mọi sự sống trên trái đất nhưng cũng cần thiết cho phát triển nhiều ngành kinh tế chủ chốt của mỗi vùng miền. Nước cũng là nơi tiếp nhận các nguồn xả thải để trở nên bị nhiễm bẩn đến không còn khả năng là nguồn cấp cho các yêu cầu sử dụng nước khác, gây ra sự khan hiếm nước do phát triển KTXH ở ngay những nơi có nguồn tài nguyên nước dồi dào. Định giá TNN đang là một trong những công cụ giúp các nhà hoạch định chính sách có thể quản lý tổng hợp TNN một cách bền vững hơn thông qua việc cân bằng giữa chi phí sản xuất, bao gồm cả chi phí xử lý xả thải, và giá nước để có thể có được những dịch vụ về nước tốt hơn trong tương lai. Bài báo này đề xuất phương pháp định giá TNN đồng bằng sông Hồng, có xét đến những tác động của BĐKH ảnh hưởng đến chi phí cũng như cơ hội sử dụng nước của ngành công nghiệp, nông nghiệp và nước cấp sinh hoạt. Từ khóa: Định giá tài nguyên nước; Biến đối khí hậu; Quản lý tài nguyên nước; Kinh tế nước; Mức sẵn lòng chi trả. |
51 |
6 |
Nghiên cứu đặc điểm, xu thế biến đổi nhiệt độ và lượng mưa trên khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1989–2018 Nguyễn Thị Tuyết1*, Phạm Thị Minh1*, Trần Thị Thu Thảo1, Nguyễn Thị Hằng2 1 Khoa Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM; nttuyet@hcmunre.edu.vn; minhpt201@gmail.com; tttthao@hcmunre.edu.vn; 2 Khoa Đại cương, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM; hang.nguyen687@gmail.com Tóm tắt: Trong bài báo này nhóm tác giả sử dụng số liệu trong 30 năm qua (1989–2018) về lượng mưa, nhiệt độ của 03 trạm khí tượng cơ bản: Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Thiết để đánh giá xu thế biến đổi lượng mưa và nhiệt độ của khu vực Nam Trung Bộ. Kết quả cho thấy xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình của các trạm trên theo thời gian trong 10 năm gần đây tăng gấp đôi so giai đoạn 1989–1998 và còn xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình theo không gian tương đối nhỏ. Ngoài ra xu thế biến đổi nhiệt độ cực trị là đáng kể. Cụ thể nhiệt độ tối thấp tăng khoảng 0,04oC/năm, còn nhiệt độ tối cao tăng khoảng 0,01oC/năm. Đối với lượng mưa, xu thế biến đổi của lượng mưa không nhất quán giữa các khu vực và các thời kỳ. Sự thay đổi về tổng lượng mưa năm của trạm Tuy Hòa và Nha Trang đều thể hiện xu thế tăng nhẹ khoảng 0,1 đến 1,4 mm/năm, còn trạm Phan Thiết xu thế biến đổi lượng mưa năm giảm 1,7 mm/năm.. Từ khóa: Xu thế nhiệt độ; Mưa; Nhiệt độ; Xu thế lượng mưa. |
63 |
7 |
Đánh giá an ninh nước tỉnh Quảng Ngãi trong bối cảnh biến đổi khí hậu Bùi Đức Hiếu1*, Tạ Đình Thi2, Huỳnh Thị Lan Hương3, Đặng Quang Thịnh3, Nguyễn Văn Đại3, Nguyễn Thị Liễu3, Nguyễn Anh Tuấn3 1 Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường; duchieucect@gmail.com 2 Đại biểu Quốc hội Khóa XV, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường; tadinhthi@gmail.com; 3 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường; huynhlanhuong@gmail.com; thinhdangq@gmail.com; nguyendai.tv@gmail.com; lieuminh2011@gmail.com; athnvn@gmail.com Tóm tắt: Trên thế giới và ở Việt Nam, các nghiên cứu đề xuất đánh giá, lượng hóa mức độ an ninh nước đã được nghiên cứu nhưng chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá an ninh nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc áp dụng các bộ chỉ số/bộ tiêu chí để đánh giá. Nghiên cứu sử dụng phương pháp xây dựng bộ chỉ số để đánh giá an ninh nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu đã thu thập tài liệu, dữ liệu thực tiễn tại địa phương, kết quả điều tra khảo sát thực tế tại Quảng Ngãi. Thông qua phương pháp xin ý kiến chuyên gia, 17 chỉ số thành phần, 04 nhóm chỉ số chính được xác định để tính toán an ninh nước. Kết quả tính toán và so sánh cho thấy: (i) Chỉ số an ninh nước ở các thời kỳ tương lai đều thấp hơn so với thời kỳ hiện tại; (ii) Chỉ số an ninh nước ở tương lai có xét đến biến đổi khí hậu thấp hơn so với chỉ số không có biến đổi khí hậu; (iii) Chỉ số an ninh nước ở kịch bản RCP8.5 thấp hơn kịch bản RCP4.5 ở cùng thời kỳ 2046–2065. Kết quả của bài báo là tiền đề để đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện an ninh nước ở tỉnh Quảng Ngãi. Từ khóa: An ninh nước; Biến đổi khí hậu; Quảng Ngãi |
79 |
8 |
Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ Radar quan trắc lưu lượng nước tự động tại một số các trạm thủy văn hạng I khu vực Tây Bắc và Việt Bắc Trần Ngọc Anh1*, La Đức Dũng2, Lý Tuấn Minh1, Trần Vinh Quang1, Hoàng Thái Bình3, Phạm Duy Huy Bình1, Nguyễn Văn Nguyên2, Nguyễn Phụ Luân2 1 Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; tranngocanh@hus.edu.vn; lytuanminh122@gmail.com; tranvinhquang@hus.edu.vn; phambinh@hus.edu.vn 2 Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường; dunglakttv@gmail.com; nguyentaybac@gmail.com; luansdu@gmail.com 3 Viện Địa lý, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; binhht060774@gmail.com Tóm tắt: Các công nghệ quan trắc tự động hóa như đo lưu lượng nước bằng Radar đang được lựa chọn triển khai lần đầu ở Việt Nam tại một số các trạm thủy văn do có nhiều ưu điểm về tính liên tục và mật độ dữ liệu, an toàn cho quan trắc viên và hạn chế các sai số chủ quan. Tuy nhiên, đã có những quan ngại về mức độ khả thi và tính chính xác của dữ liệu theo công nghệ mới này và vì vậy cần có các đánh giá cụ thể và chi tiết hơn. Bài báo này tập trung đánh giá về khả năng ứng dụng công nghệ Radar quan trắc lưu lượng tự động (phi tiếp xúc) sử dụng số liệu tại một số trạm thủy văn có quan trắc lưu lượng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc, thông qua đánh giá chất lượng mối quan hệ Q~(Vmặt, H) so với quan hệ Q~H theo truyền thống. Kết quả cho thấy, bên cạnh các ưu điểm nêu trên, công nghệ Radar có tiềm năng cung cấp dữ liệu tương đối chính xác tại các trạm có chế độ dòng chảy ổn định và tăng cường mức độ tin cậy ở các trạm có chế độ tương đối phức tạp như hiện tượng nước vật nhưng chưa được đánh giá với các trạm thủy văn có chế độ phức tạp hơn như chảy ngược hay có ảnh hưởng của dòng triều. Từ khóa: Quan trắc lưu lượng tự động; Công nghệ quan trắc bằng Radar; Tây Bắc; Việt Bắc. |
91 |
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 9 NĂM 2021
Đăng ngày: 16-08-2021-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TIẾNG ANH THÁNG 12 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 11 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 10 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TIẾNG ANH THÁNG 8 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 7 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 6 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 5 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TIẾNG ANH THÁNG 4 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 4 NĂM 2021
-
MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 3 NĂM 2021
-
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...
Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...
Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...
Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...
Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên tổng kết công tác năm...
Chiều ngày 17/12, tại Gia Lai, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ tổng kết công tác...
Sáng ngày 17/12, tại Nha Trang, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...
Chiều ngày 16/12/2024, Liên đoàn khảo sát khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị. -
Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024...
Sáng ngày 16/12, Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị
-
Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội...
Chiều ngày 18/12, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thuỷ văn triển khai thực...
Sáng ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024. Nhằm đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, qua đó xác định chỉ tiêu, kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. -
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị...
Sáng ngày 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục La Đức Dũng và Phó Tổng cục trưởng Hoàng Đức Cường tham dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ...
Chiều ngày 17/12, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bà Đặng Thanh Mai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Tây Nguyên tổng kết công tác năm...
Chiều ngày 17/12, tại Gia Lai, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Đài Khí tượng Thuỷ văn Khu vực Nam Trung Bộ tổng kết công tác...
Sáng ngày 17/12, tại Nha Trang, Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Nam Trung Bộ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025. -
Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn triển khai nhiệm vụ công...
Chiều ngày 16/12/2024, Liên đoàn khảo sát khí tượng thủy văn (KTTV) tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV dự và chỉ đạo Hội nghị. -
Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024...
Sáng ngày 16/12, Trung tâm Hải văn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) dự và chỉ đạo tại hội nghị