Đại biểu từ 13 Trung tâm Hỗ trợ cảnh báo lũ quét khu vực gồm:
Trung tâm khu vực Biển đen và Trung Đông; Trung tâm khu vực Trung Á;Trung tâm khu vực Trung Mỹ; Trung tâm khu vực Chiapas Mexico;Trung tâm khu vực đảo Fiji; Trung tâm khu vực Haiti vàCộng hòa Dominican;Hệ thống thuộc Ủy hội sông Mekong; Trung tâm khu vực Nam Tây Bắc Mỹ; Trung tâm khu vực Nam Phi;Trung tâm khu vực Nam Á; Trung tâm khu vực Đông Nam Á; Trung tâm khu vực Đông Nam Á-Thái Bình Dương; Trung tâm khu vực Tây Nam Âu.
Báo cáo của các Trung tâm Hỗ trợ cảnh báo lũ quét khu vực (FFGS)
Nội dung chính các báo cáo gồm: Giới thiệu sơ bộ hệ thống Hỗ trợ cảnh báo lũ quét khu vực đang hoạt động; Tổng hợp thông tin hoạt động của hệ thống: Cơ sở dữ liệu được sử dụng trong hệ thống; số liệu được bổ sung; Thông tin số lượng cán bộ vận hành hệ thống; Thông tin về quan hệ và hợp tác giữa các thành viên quốc gia sử dụng hệ thống; Đánh giá hệ thống; Nhận xét và kiến nghị.
Mỗi trung tâm Hỗ trợ lũ quét khu vực đều có những thuận lợi, khó khăn trong quá trình vận hành hệ thống, đặc biệt các quốc gia thuộc khu vực rộng lớn thuộc châu Phi, đại dương, các quần đảo. Trong đó, đoàn Việt Nam thay mặt Trung tâm khu vực Đông Nam Á đã đưa ra những vấn đề tham luận: Chất lượng và số lượng của các nguồn số liệu lịch sử từ trạm đo mặt đất, vệ tinh, radar là các yếu tố quyết định đến kết quả mô phỏng và hiệu chỉnh hệ thống, trong đó dữ liệu Radar sẽ là yếu tố cải thiện hiệu quả tính toán và cải thiện chất lượng sản phẩm của hệ thống; Hệ thống Hỗ trợ cảnh báo lũ quét sẽ tích hợp dữ liệu ước lượng mưacó độ phân giải cao là sản phẩm từ Radar và vệ tinh, mưa dự báo từ mô hình WRF 3km và các sản phẩm tăng cường dự báo lũ quét ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á; Mô-đun cảnh báo sạt lở trong SeAFFGS là cần thiết; Trong hệ thống, nhiều chức năng nên có tính mở từ đó các trung tâm khu vực có thể chủ động cập nhật được các nguồn dữ liệu, thông tin là vào hệ thống; Sự hỗ trợ WMO và HRC trong việc đầu tư thiết bị, đào tạo và nâng cao năng lực chocác Trung tâm khu vực là rất cần thiết.
Tổng hợp ý kiến từ các Trung tâm khu vực, kết luận chung của cuộc họp đưa ra các vấn đề cần giải quyết gồm: Một số chức năng trong hệ thống nên có tính mở để các Trung tâm khu vực có thể chủ động cập nhật dữ liệu, thông tin đầu vào hệ thống, cũng như thiết lập mô hình; Cần thiết tích hợp các chức năng mới(ví dụ như lũ đô thị, cảnh báo sạt lở đất, diễn toán trong sông…) ở các khu vực chưa được triển khai; Cần tăng cường thực hiện đánh giáhệ thống FFGS ở các quốc gia và Trung tâm khu vực; cách hợp táctrong việc đánh giá kết quả sản phẩm hệ thống; Cần đẩy mạnh quan hệ trao đổi thông tin giữa các quốc gia (bao gồm Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia và các bên liên quan khác), giữa các Trung tâm khu vực và Trung tâm toàn cầu; Cần xây dựng chức năng giao tiếp giữa người dùng và cơ quan phát triển hệ thống về các khía cạnh kỹ thuật trong hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét; Những vấn đề về đào tạo, chia sẻ thông tin dữ liệu, các vấn đề về kỹ thuật, nâng cao kiến thức; đặc biệt vấn đề đào tạo cán bộ CNTT phục vụ hệ thống; Sử dụng nền tảng hiện có như SWFP với FFGS; Vấn đề liên quan đến trách nhiệm của các Trung tâm các quốc gia thành viên đối Trung tâm khu vực trong trường hợp cán bộ tham gia hệ thống bị luân chuyển; Vấn đề phát thông tin cảnh báo lũ quét tới các đơn vị chức năng và tới cộng đồng, thời gian bị trễ; Đảm bảo quyền truy cập vào NWP hoạt động có độ phân giải cao; Cải thiện chất lượng dữ liệu mưa dự báo từ mô hình NWP là đầu vào của hệ thống.
Vụ KHQT