Sử dụng dữ liệu vệ tinh khí tượng GK2A (Hàn Quốc) trong dự báo, cảnh báo

Đăng ngày: 28-10-2024 | Lượt xem: 584
Dữ liệu vệ tinh vô cùng quan trọng hỗ trợ dự báo thời tiết, đặc biệt trong thời tiết nguy hiểm như dông lốc, sét, mưa lớn, bão hoặc áp thấp nhiệt đới

Vệ tinh địa tĩnh Geo-KOMPSAT-2A của Hàn Quốc, có tọa độ 128.2oE ở vị trí gần Biển Đông nên góc chụp thuận lợi hơn, dữ liệu hình ảnh vệ tinh đầy đủ và chi tiết cho khu vực Biển Đông và nước ta.

Hình minh họa vệ tinh khí tượng GeoKompsat-2A (GK-2A)

Vệ tinh GK2A được phóng vào ngày 5 tháng 12 năm 2018. Vệ tinh khí tượng địa tĩnh này nằm phía trên đường xích đạo của Trái Đất ở độ cao khoảng 36.000 km, liên tục quan sát một khu vực.

GK2A được thiết kế hoạt động trong 10 năm, là vệ tinh khí tượng địa tĩnh có 16 kênh bao gồm 04 kênh ảnh thị phổ, 02 kênh ảnh cận hồng ngoại và 10 kênh ảnh hồng ngoại. Ảnh thị phổ có độ phân giải: 0,5, 1km, ảnh hồng ngoại có độ phân giải 2km. Thời gian chu trình quét cho toàn bộ đĩa vệ tinh là 10 phút. Tốc độ xử lý dữ liệu là 13 phút.

Sử dụng dữ liệu vệ tinh GK2A của Hàn Quốc có cách tiếp cận mới đối với người dùng và áp dụng kĩ thuật AI hỗ trợ dự báo thời tiết như sản phẩm ảnh kênh thị phổ vào ban đêm (hình 2).

 Sản phẩm kênh thị phổ vào ban đêm với ứng dụng AI     

Các sản phẩm GK2A dựa trên AI để theo dõi thời tiết nguy hiểm như phát hiện dông sớm. Trước khi mây đối lưu phát triển, phát hiện khởi tạo đối lưu dựa trên ngưỡng ThresCI (độ phản hồi radar lớn hơn 35dBz trong 02h (khoảng 5mm/h)); xác suất khởi tạo đối lưu (50-100%); học máy (UNET) (hình 3).

     

Giai đoạn phát triển khởi tạo đối lưu (CI) với GK2A

Sử dụng dữ liệu của GK-2A để xác định độ phản hồi vô tuyến (radar proxy) cho những khu vực ngoài vùng quét của radar thời tiết dựa trên AI (hình 4).

Sản phẩm radar từ dữ liệu GK2A dựa trên AI

Vệ tinh GK2A của Hàn Quốc có vị trí gần Biển Đông, dữ liệu vệ tinh đối với khu vực Biển Đông và nước ta có thể có hình ảnh đầy đủ và chi tiết phục vụ tốt hơn trong dự báo, cảnh báo thời tiết, đặc biệt là thời tiết nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, dông, lốc, sét. Đồng thời với cách tiếp cận mới đối với người dùng và áp dụng kĩ thuật AI để hỗ trợ dự báo thời tiết. Đây là điểm sáng về công nghệ trong sử dụng dữ liệu vệ tinh khí tượng cần được chia sẻ, nghiên cứu và tìm cách ứng dụng vào công tác dự báo khí tượng thủy văn ở Việt Nam và giám sát sự biến đổi khí hậu.

Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: