Theo đó, hai bên sẽ hợp tác nghiên cứu đánh giá, xây dựng chính sách phục vụ công tác quản lý. Cụ thể sẽ xây dựng các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về môi trường. Điều tra, khảo sát xây dựng quy trình cảnh báo sớm sự cố ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản (Ví dụ: bô-xit). Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí. Áp dụng công cụ kinh tế trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường. Đồng thời sẽ phối hợp để thành lập mạng lưới các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực quan trắc môi trường giữa SETAC- AP và Việt Nam. Trao đổi, hỗ trợ chuyên gia trong công tác xử lý số liệu, sự báo, cảnh báo chất lượng môi trường; hỗ trợ chuyên gia về kỹ thuật, nghiệm vụ quan trắc môi trường không khí.
Tổ chức các khóa tập huấn về “Nâng cao năng lực trong hoạt động quan trắc và phân tích thủy ngân, các hợp chất hữu cơ như VOCs và các độc chất trong môi trường; nâng cao năng lực trong hoạt động quan trắc và phân tích thủy ngân, các hợp chất hữu cơ như VOCs và các độc chất trong môi trường. Tăng cường năng lực quản lý và cải thiện chất lượng môi trường liên quan đến đánh giá rủi ro môi trường và sinh thái do các tác nhân hóa học độc hại. Tăng cường năng lực quản lý môi trường và ứng phó, khắc phục sự cố môi trường từ khai thác bô-xit tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi Lễ, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Văn Thức cho biết, trong thời gian vừa qua, Tổng cục Môi trường và SETAC đã có những hoạt động hợp tác rất có ý nghĩa như tổ chức một số diễn đàn để các nhà khoa học, các nhà quản lý thảo luận, chia sẻ các vấn đề về hiện trạng, kinh nghiệm quản lý môi trường, tăng cường hợp tác nghiên cứu và đào tạo giữa các nước phát triển và đang phát triển… Phó Tổng cục trưởng mong rằng SETAC sẽ phối hợp, hỗ trợ Tổng cục Môi trường xây dựng nguồn nhân lực quản lý, khoa học để phục vụ tốt hơn công tác quản lý môi trường tại Việt Nam.
Ông Ross Smith khẳng định, SETAC sẽ hỗ trợ Việt Nam trên lĩnh vực môi trường, giải quyết được các mục tiêu cụ thể được đề ra trong biên bản hợp tác giữa hai đơn vị.
Theo Báo TN&MT