TT |
Tên bài và tác giả |
Số Trang |
1 |
Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Đỗ Quỳnh Như1, Lê Ngọc Tuấn1* 1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; quynhnhu365.nnn.nnn@gmail.com; lntuan@hcmus.edu.vn *Tác giả liên hệ: lntuan@hcmus.edu.vn; Tel.: +84–908391379 Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (KTX ĐHQG-HCM). Trên cơ sở điều tra, khảo sát và xử lý số liệu, tổng lượng CTRSH phát sinh ước khoảng 13,5 tấn/ngày (tương ứng 4 tấn/ngày 9,5 tấn/ngày tại khu A và khu B), hệ số phát sinh khoảng 0,38 kg/người.ngày. Trong đó, nhóm chất thải thực phẩm, chất thải có khả năng tái chế và chất thải khác lần lượt chiếm 17%, 35% và 48%. Hoạt động tồn trữ và thu gom chất thải còn nhiều hạn chế về kỹ thuật. Nhận thức và thái độ của sinh viên về phân loại CTRSH lẩn lượt được đánh giá ở mức tốt và tích cực; tuy nhiên, công tác phân loại hiện chưa được triển khai triệt để. Kết quả phân tích tương quan - hồi quy cho thấy nhận thức và thái độ có ảnh hưởng đến hành vi (β lần lượt là 0,32 và 0,28). Các khía cạnh nhận thức ảnh hưởng đến hành vi được chỉ ra bao gồm: nhận diện loại CTRSH, trách nhiệm phân loại, hiểu biết về quy định pháp luật và xử phạt hành chính,... Trên cơ sở phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức liên quan đến các khía cạnh phát sinh CTRSH, quản lý hành chính và quản lý kỹ thuật, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phân loại CTRSH tại ký túc xá được đề xuất. Từ khóa: Phân loại tại nguồn; Chất thải rắn sinh hoạt; Sinh viên; Ký túc xá |
1 |
2 |
Đánh giá khả năng ứng dụng số liệu sóng tái phân tích cho khu vực Biển Đông Nguyễn Xuân Hiển1*, Dương Ngọc Tiến1, Vũ Thị Vui1, Giáp Ngọc Ánh1, Cao Hoàng Anh1 1 Trung tâm Hải văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn; nguyenxuanhien79@gmail.com; duongngoctienht@gmail.com; vuivt89@gmail.com; ngocanhgiap2001@gmail.com; hoanganhcao1991998@gmail.com *Tác giả liên hệ: nguyenxuanhien79@gmail.com; Tel.: +84–912633863 Tóm tắt: Bài báo đánh giá độ tin cậy và khả năng ứng dụng các nguồn số liệu độ cao sóng tái phân tích khác nhau của Trung tâm Dự báo Thời tiết hạn vừa Châu Âu (ECMWF) và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) tại khu vực biển Việt Nam. Số liệu quan trắc từ các trạm phao cố định tại khu vực biển Việt Nam được sử dụng để so sánh, đánh giá mức độ tương đồng với số liệu độ cao sóng tái phân tích. Kết quả đánh giá cho thấy cả hai nguồn dữ liệu độ cao sóng tái phân tích đều tương đồng cao với độ cao sóng đo đạc từ trạm phao nhưng mức độ tương đồng của ECMWF cao hơn. Cả hai nguồn số liệu độ cao sóng tái phân tích đều thấp hơn độ cao sóng thực đo tại trạm phao tại các thời điểm sóng lớn. Nghiên cứu cũng đề xuất phương án sử dụng hàm chuyển để hiệu chỉnh, ứng dụng số liệu sóng tái phân tích và đánh giá khả năng ứng dụng của các nguồn số liệu sóng tái phân tích. Từ khóa: Sóng tái phân tích; Trạm phao; Hàm chuyển; ECMWF ERA5; NOAA WAVEWATCH III. |
14 |
3 |
Đánh giá ảnh hưởng của thay đổi sử dụng đất và đập chuyển nước đến thay đổi dòng chảy trên lưu vực Thanh Bình, Đắk Nông và Đại Nga Đoàn Văn Bình1*, Hồ Ngọc Như Ý1 1 Chương trình thạc sĩ Công nghệ, Tái sử dụng và Quản lý nước, Khoa Kỹ thuật, Trường Đại học Việt Đức; binh.dv@vgu.edu.vn; hongocnhuy0401@gmail.com *Tác giả liên hệ: binh.dv@vgu.edu.vn; Tel.: +84–989697736 Tóm tắt: Nghiên cứu đã phân tích tác động của thay đổi sử dụng đất (TĐSDĐ) và đập chuyển nước đến sự biến đổi dài hạn của dòng chảy trên ba tiểu lưu vực Thanh Bình, Đắk Nông và Đại Nga, thuộc hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai (SGĐN) trong giai đoạn 1981-2021 bằng các công cụ thống kê khác nhau. Lưu lượng trung bình năm, tháng, mùa lũ và mùa cạn tại Thanh Bình và Đắk Nông đều tăng, đa số có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, các lưu lượng tương ứng tại trạm Đại Nga đều giảm, đa số có ý nghĩa thống kê. Nhưng xu thế thay đổi lượng mưa (thường không có ý nghĩa thống kê) không hoàn toàn khớp với xu thế thay đổi lưu lượng trên ba tiểu lưu vực này. TĐSDĐ làm gia tăng lưu lượng dòng chảy ở Thanh Bình (đến 25,2% trong tháng 2) và Đắk Nông (đến 50,9% trong tháng 5), trong khi các đập chuyển nước liên lưu vực làm giảm lưu lượng ở Đại Nga (đến 55,7% trong tháng 1) vào năm 2021 so với giai đoạn trước khi thay đổi xu thế dòng chảy (năm thay đổi được xác định bằng phương pháp Pettitt). Đóng góp của các nhân tố tác động đến lưu lượng dòng chảy năm cho kết quả khá nhỏ (6,2% tại trạm Thanh Bình) do có sự bù trừ giữa mùa lũ và mùa cạn. Nhưng các tính toán trên lưu lượng dòng chảy tháng cho kết quả ảnh hưởng cao, rõ ràng hơn (từ giảm 45,8% vào tháng 12 đến tăng 25,2% vào tháng 2 tại trạm Thanh Bình vào năm 2021 so với giai đoạn trước năm 2005). Các phân tích định lượng nên được tiến hành trên lưu lượng tháng. Có thể thấy, mặc dù mưa là nguồn gốc của dòng chảy trong sông, TĐSDĐ và đập chuyển nước mới là tác nhân chính làm thay đổi chế độ dòng chảy trong vùng nghiên cứu từ 1981 đến 2021. Do đó, quản lý tổng hợp nguồn nước trên quy mô lưu vực sông để đảm bảo phát triển bền vững là rất cần thiết, trong đó ngăn chặn phá rừng và thúc đẩy tái trồng rừng cần được ưu tiên. Từ khóa: Thay đổi sử dụng đất; Đập; Sài Gòn - Đồng Nai; Lưu lượng; Thay đổi dòng chảy. |
27 |
4 |
Xây dựng công cụ phân tích biến động hình thái vùng cửa sông sử dụng ảnh Landsat: Áp dụng thí điểm Cửa Đại trên sông Trà Khúc Lê Thiên Bảo1, Trần Văn Bắc1, Nguyễn Trọng Nhân1* 1 Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Thành Phố Hồ Chí Minh; ltbao@hcmunre.edu.vn; tvbac@hcmunre.edu.vn; ntnhan@hcmunre.edu.vn *Tác giả liên hệ: ntnhan@hcmunre.edu.vn; Tel.: +84–353164470 Tóm tắt: Dưới tác động của biến đổi khí hậu trong những năm qua đã làm biến đổi hình thái cửa sông như sự dịch chuyển vị trí cửa sông bởi quá trình sạt lở và bồi tụ, điển hình tại Cửa Đại sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi. Để theo dõi diễn biến đó, nghiên cứu thực hiện xây dựng công cụ có khả năng phân tách mặt nước và xác định vùng sạt lở, bồi tụ tại cửa sông bằng chuỗi ảnh Landsat từ những năm 1988 đến năm 2024 với sự hỗ trợ của ngôn ngữ lập trình Python và phần mềm ArcGIS Pro. Kết quả thực nghiệm cho thấy công cụ được xây dựng giúp xử lý tự động và nhanh chóng trong công tác xử lý, phân tích chiết tách mặt nước và đánh giá biến động (sạt lở, bồi tụ) hình thái cửa sông. Điển hình áp dụng tại Cửa Đại sông Trà Khúc cho thấy hình thái cửa sông thay đổi phức tạp bị thu hẹp dần trong giai đoạn 2001-2010 và đỉnh điểm vào năm 2005 với độ rộng còn 112,6 m do sự dịch chuyển cửa sông bởi quá trình bồi tụ hai bên bờ. Nhưng bắt đầu thời điểm 2016 cửa sông có dấu hiệu mở rộng và tiếp diễn qua các thời điểm còn lại với cửa sông rộng nhất vào thời điểm 2024 đạt 976,7 m do xuất hiện quá trình sạt lở bởi công tác nạo vét luồng trên sông và tác động của dòng chảy vào mùa lũ. Bên cạnh đó, hình thái cửa sông còn được thể hiện qua sự biến đổi mặt cắt tại bờ trong và bờ ngoài Cửa Đại với giá trị biến động dương có nghĩa cửa sông được bồi tụ và ngược lại giá trị biến động âm là bờ bị sạt lở. Qua đó cho thấy công cụ được xây dựng khá hiệu quả trong công tác theo dõi hình thái cửa sông và làm tiền đề để giám sát nhanh chóng, liên lục diễn biến sạt lở, bồi tụ tại các khu vực ven biển bằng tư liệu ảnh viễn thám. Từ khóa: ArcGIS Pro; Công cụ; Diễn biến; Hình thái; Landsat. |
44 |
5 |
Ứng dụng phương pháp phân tích véc tơ biến động đánh giá biến động lớp phủ đất khu vực ven biển Tống Sĩ Sơn1* 1 Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST); tong-si.son@usth.edu.vn *Tác giả liên hệ: tong-si.son@usth.edu.vn; Tel.: +84–912828380 Tóm tắt: Phân tích véc tơ biến động (CVA) là phương pháp đánh giá biến động trong viễn thám dựa trên sự sai khác về phổ phản xạ của đối tượng bề mặt trên ảnh viễn thám. Phương pháp CVA cho phép định lượng biến động thông qua xác định xu hướng và cường độ biến động của đối tượng. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp CVA đánh giá biến động lớp phủ đất từ cặp ảnh Sentinel-2 chụp năm 2015 và 2023 khu vực các xã ven biển tỉnh Thái Bình. Cường độ biến động và hướng biến động được tính toán dựa trên sự thay đổi của chỉ số thực vật chuẩn hóa (NDVI) và chỉ số đất trống (BI). Bên cạnh đó, các thành phần biến động được đánh giá so sánh với 9 loại lớp phủ để xác định mối tương quan của lớp phủ đất và các thành phần biến động. Kết quả phân tích cho thấy, cường độ biến động cao xảy ra ở hướng biến động IV, xác định bởi sự gia tăng của chỉ số NDVI và giảm chỉ số BI, là đặc trưng của sự mở rộng diện tích rừng ngập mặn. Hướng biến động III là sự suy giảm đồng thời của BI và NDVI, chỉ dấu cho xói mòn bờ biển cửa sông Hồng. Bên cạnh đó, sự hình thành các doi cát ven biển được chỉ ra bởi hướng biến động I với sự gia tăng của cả NDVI và BI. Nghiên cứu chứng minh khả năng kết hợp phương pháp CVA và phân loại ảnh giúp giảm thiểu ảnh hưởng gây ra bởi sự khác biệt mùa giữa hai lần chụp ảnh trong đánh giá biến động khu vực ven biển. Từ khóa: Phương pháp CVA; Biến động lớp phủ; Cường độ biến động; Xu hướng biến động; Khu vực ven biển. |
57 |
6 |
Đánh giá mức độ và xu thế biến đổi mưa thành phố Hà Nội dựa trên dữ liệu mưa từ vệ tinh CHIRPS Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Trần Văn Tình1* 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; ntbngoc@hunre.edu.vn; tvtinh@hunre.edu.vn. *Tác giả liên hệ: tvtinh@hunre.edu.vn; Tel.: +84–977177618 Tóm tắt: Nghiên cứu so sánh và đánh giá chất lượng dữ liệu mưa vệ tinh Climate Hazards Group InfraRed Precipitation with Station data (CHIRPS) với dữ liệu mưa ngày, tháng, mùa và năm tại 4 trạm khí tượng ở Hà Nội trong giai đoạn 1981-2023 thông qua các chỉ tiêu thống kê như khả năng nhận diện ngưỡng mưa, tổng lượng mưa và hệ số tương quan... Kết quả đánh giá về lượng mưa cho thấy, tương quan giữa mưa vệ tinh và mưa quan trắc ở thời đoạn tháng là tốt (R > 0,8), tuy giảm hơn ở thời đoạn năm và mùa (R từ 0,57-0,8) nhưng vẫn ở mức trung bình trở lên. Tương quan lượng mưa ngày không cao (R < 0,4), mưa vệ tinh mới chỉ phản ánh hiện tượng mưa với tỉ lệ dự báo đúng (PC) từ 0,65-0,68. Bài báo cũng đánh giá mức độ và xu thế biến đổi lượng mưa bằng phương pháp Mann-Kendall và Sen’s slope, kết quả lượng mưa hàng năm và mưa mùa tại Hà Nội khá ổn định và tăng nhẹ, nhưng không đạt ý nghĩa thống kê. Trong năm, tháng VII và IX có lượng mưa tăng đáng kể. Đặc biệt tháng VIII, lượng mưa tăng đến 1,99 mm/năm, đạt mức ý nghĩa thống kê (α = 0,1). Xu thế biến đổi không gian của lượng mưa vệ tinh tại Hà Nội biến đổi đồng đều nhưng giá trị biến đổi khác nhau theo khu vực. Từ khóa: Hà Nội; Mưa vệ tinh; CHIRPS; Mann-Kendall; Xu thế mưa. |
71 |
7 |
Nghiên cứu đánh giá và lựa chọn sản phẩm mưa vệ tinh độ phân giải cao mô phỏng dòng chảy trên lưu vực sông Mã Nguyễn Thị Lan Anh1, Lê Mạnh An2, Trần Anh Phương1* 1 Viện khoa học Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường; phuongtran.monre@gmail.com; anhlannguyentv@gmail.com 2 Trung tâm Công nghệ Khí tượng thủy văn, Tổng Cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường; lemanhan82@gmail.com *Tác giả liên hệ: phuongtran.monre@gmail.com; Tel.: +84–961776683 Tóm tắt: Dữ liệu mưa vệ tinh đang ngày càng được sử dụng rộng rãi ở những vùng thiếu số liệu quan trắc. Nghiên cứu này đã so sánh hiệu quả của 4 nguồn mưa vệ tinh CHIRPS, GPM, CMORPH và ERA5_Ag để lựa chọn nguồn mưa phù hợp cho lưu vực sông Mã. Các nguồn mưa vệ tinh đã được đánh giá so sánh với dữ liệu mưa trạm và đánh giá tiềm năng làm đầu vào cho mô hình SWAT để mô phỏng quá trình mưa - dòng chảy trên lưu vực sông Mã. Kết quả cho thấy ở thời đoạn ngày mức độ phù hợp giữa mưa trạm và mưa vệ tinh tương đối kém. Tuy nhiên, ở thời đoạn tháng sự phù hợp giữa hai nguồn mưa tăng lên đáng kể. GPM là nguồn mưa phù hợp nhất cho lưu vực nghiên cứu. Cụ thể, ở thời đoạn tháng tháng các chỉ số đánh giá kết quả mô phỏng dòng chảy sử dụng mưa GPM là R² = 0,81, NSE = 0,74 và PBIAS = 22,05%. Ở thời đoạn ngày, độ chính xác của mô phỏng dòng chảy giảm đi (R² = 0,60, NSE = 0,55 và PBIAS = 20,82%) nhưng GPM vẫn cho kết quả khả quan hơn hẳn các nguồn mưa còn lại. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là tiền đề quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo sử dụng dữ liệu mưa vệ tinh phục vụ công tác dự báo và quản lý tài nguyên nước. Từ khóa: Mưa vệ tinh; GPM; Sông Mã; SWAT; Thiếu số liệu; Mưa-dòng chảy |
89 |
8 |
Đánh giá rủi ro ngập lụt khu vực hạ lưu sông Trà Khúc - sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi dưới tác động của các hoạt động kinh tế - xã hội Hoàng Thái Bình2, Nguyễn Bách Tùng1, Nguyễn Hồng Thủy1, Mai Đức Hoàng1, Đào Đình Châm2, Nguyễn Tường Vĩ3, Trần Ngọc Anh1* 1 Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; bachtung_cefd@hus.edu.vn; tranngocanh@hus.edu.vn; nguyenhongthuy@hus.edu.vn, maiduchoang_t65@hus.edu.vn 2 Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; htbinh@ig.vast.vn 3 Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định; vint@snnptnt.binhdinh.gov.vn *Tác giả liên hệ: tranngocanh@hus.edu.vn; Tel.: +84–915051515 Tóm tắt: Trong những năm qua, lũ lụt đã và đang gây ra rất nhiều những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội và con người trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Tại Việt Nam, hàng năm lũ thường xuyên xảy ra gây thiệt hại rất lớn cho các khu vực miền trung các tỉnh có sông lớn như sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Trà Khúc - sông Vệ,… Hiện nay, các phương pháp đánh giá rủi ro thường mang tính chất định tính, diện tích rủi ro chưa được cụ thể giá trị trên các lưu vực sông lớn đặt biệt như lưu vực sông Trà Khúc - sông Vệ. Do vậy, nghiên cứu này đã thống kê thiệt hại, rủi ro do lũ, ngập lụt gây ra bằng công cụ DEFLT-FIAT để đánh giá rủi ro do lũ với kết quả tính toán được quy ra đơn vị tiền (VNĐ). Trong nghiên cứu đã sử dụng kết quả tính toán ngập lụt (dữ liệu hiểm họa theo các kịch bản tương ứng với tần suất xuất hiện được mô phỏng bằng mô hình MIKE), dữ liệu sử dụng đất (độ lộ diện) và các hàm thiệt hại của các đối tượng khác nhau làm đầu vào cho công cụ DEFLT-FIAT. Nghiên cứu đã tính toán với mức độ rủi ro do lũ hàng năm khoảng 12,8 tỷ. Các khu vực có mức độ rủi ro do lũ lớn sẽ tập chung tại TP. Quảng Ngãi, Sơn Tịnh và Tư Nghĩa. Từ khóa: Ngập lụt; Rủi ro do ngập lụt; Sông Trà Khúc - sông Vệ. |
102 |