TT |
Tên bài và tác giả |
Số Trang |
1 |
Chất lượng môi trường nước và tương quan giữa chỉ số ô nhiễm hữu cơ Palmer của thực vật nổi (Phytoplankton) với thông số thủy lý hóa tại sông Hồng, Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà1, Nguyễn Thành Nam1,2*, Nguyễn Thùy Liên1, Bùi Thị Hoa1 1 Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội; nguyenthithuha2_t63@hus.edu.vn; namhus147@gmail.com; thuylienhus@gmail.com; buithihoa@hus.edu.vn 2 Trung tâm Khoa học Sự sống, Khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN; namhus147@gmail.com *Tác giả liên hệ: buithihoa@hus.edu.vn; Tel.: +84–906298232 Tóm tắt: Nghiên cứu này đã tiến hành quan trắc và thu mẫu nước và mẫu thực vật nổi tại 12 vị trí khác nhau trên toàn bộ lưu vực của sông Hồng, đoạn chảy trên địa phân Việt Nam. Thời gian khảo sát được thực hiện vào 2 đợt: đợt 1 từ 15-21/7/2020 và đợt 2 từ 11-16/12/2020 dọc theo lưu vực của sông. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các thông số thủy lý hóa của nước bao gồm: pH, BOD5 đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2023 BTNMT mức A, chỉ số DO ở mùa mưa nằm ở mức B nhưng trong mùa khô DO tại hầu hết các điểm khảo sát đều ở mức C của QCVN 08: 2023/BTNMT. Chỉ số ô nhiễm hữu cơ Palmer của thực vật nổi thay đổi theo mùa: vào mùa mưa dao động từ 4 đến 28, mùa khô dao động từ 0 đến 13. Vào mùa mưa, chỉ số Palmer tăng dần từ 4 đến 8 ở vùng thượng lưu, 10 đến 13 ở vùng trung lưu và 16 đến 28 ở vùng hạ lưu. Vào mùa khô, mức ô nhiễm hữu cơ trung bình xảy ra ở điểm SH4, SH10 với chỉ số Palmer là 10 và SH7 với chỉ số Palmer là 13, các điểm còn lại không bị ô nhiễm hữu cơ do chỉ số Palmer dao động từ 0 đến 9. Chỉ số ô nhiễm hữu cơ Palmer có tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức trung bình với các thông số thủy lý hóa được khảo sát bao gồm: pH, nhiệt độ, DO nhưng không tương quan với các chỉ số, độ muối, độ dẫn điện, PO43-, NO3-; trong đó, chỉ số Palmer tương quan thuận với nhiệt độ, nhưng tương quan nghịch với pH và DO. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở dữ liệu ban đầu trong việc đánh giá chất lượng môi trường nước thông qua chỉ số sinh học Palmer của thực vật nổi tại khu vực sông Hồng. Từ khóa: Chất lượng nước; Sông Hồng; Chỉ số Palmer. |
1 |
2 |
Ứng dụng mô hình MODFLOW xác định lượng bổ cập cho khai thác nước dưới đất vùng đồng bằng sông Hồng Đặng Trần Trung1*, Nguyễn Thị Hoa1, Nguyễn Thanh Kim Huệ1,3, Trần Đức Thịnh1, Lê Việt Hùng2, Phạm Quý Nhân2 1 Trung tâm Cảnh báo và Dự báo tài nguyên nước; dtrung@gmail.com; hoanguyen.dctv@gmail.com; nguyenthanhkimhue95@gmail.com; tranducthinhtv@gmail.com 2 Đại học Tài nguyên môi trường Hà Nội; lvhung@hunre.edu.vn; pqnhan@hunre.edu.vn 3 Trường Khoa học Liên ngành và nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội; nguyenthanhkimhue95@gmail.com *Tác giả liên hệ: dtrung@gmail.com; Tel.: +84–983397833 Tóm tắt: Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đang khai thác khoảng 1,5 triệu m³/ngày chủ yếu trong các tầng chứa nước (TCN) Đệ tứ. Một số địa phương như Hà Nội và Nam Định đã xuất hiện các vấn đề suy giảm mực nước, sụt lún đất, xâm nhập mặn và ô nhiễm NDĐ. Việc bổ cập NDĐ chủ yếu đến từ các nguồn khác nhau, bao gồm mưa, tưới tiêu và hệ thống sông hồ. Mô hình ba chiều (3D) MODFLOW xây dựng ở khu vực nghiên cứu và được hiệu chỉnh với số liệu quan trắc thực tế, kết quả tính toán cân bằng nước từ mô hình MODFLOW cho thấy lượng bổ cập từ mưa và sông đến các TCN Đệ tứ. Trong đó lượng bổ cập tối đa vào mùa mưa (khoảng 68% lượng mưa) và tối thiểu trong mùa khô (khoảng 10% lượng mưa). Trong mùa mưa, hệ thống sông chủ yếu bổ sung cho các TCN Đệ tứ, đóng góp khoảng 9,51-17,36% vào tổng cân bằng nước của các TCN. Dòng chảy từ các TCN nứt nẻ ở rìa bồn đồng bằng đến các TCN Đệ tứ chỉ chiếm một lượng rất nhỏ. Để đảm bảo công tác quản lý, khai thác NDĐ bền vững cần phải xét xét đến vai trò của nguồn bổ cập tự nhiên cho NDĐ cần được đánh giá một cách toàn diện, đây cũng là mục tiêu của nghiên cứu này. Từ khóa: Bổ cập nước dưới đất; Mô hình MODFLOW; Tầng chứa nước Đệ tứ; Đồng bằng sông Hồng. |
12 |
3 |
Nghiên cứu chất lượng nước sông Thương đoạn qua địa bàn tỉnh Bắc Giang Trần Thị Minh Hằng1*, Doãn Đức Duy2, Nguyễn Mạnh Khải1 1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; hangttm@hus.edu.vn; nguyenmanhkhai@hus.edu.vn 2 Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc, 10/42 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội; doanduy121@gmail.com *Tác giả liên hệ: hangttm@hus.edu.vn; Tel: +84–902168955 Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển bền vững, vừa đảm bảo sự phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và an ninh nguồn nước. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng nước sông Thương đoạn chảy qua tỉnh Bắc Giang. 16 mẫu nước được lấy dọc theo chiều dài của sông từ điểm đầu tỉnh Bắc Giang (khu vực cầu Lường) đến điểm cuối tỉnh (khu vực xã Đồng Việt, Yên Dũng) trong hai mùa mưa và mùa khô để phân tích các chỉ tiêu pH, DO, TSS, COD, BOD5, N-NH4+, P-PO43-, phenol, coliform và một số kim loại nặng, so sánh với quy chuẩn Việt Nam, đánh giá qua chỉ tiêu chất lượng nước (WQI). Kết quả cho thấy nước sông đang có dấu hiệu bị nhiễm COD, BOD5, N-NH4+, phenol, coliform bởi hoạt động nhân sinh đặc biệt vào mùa khô. Giá trị WQI có xu hướng giảm hơn trong mùa khô với có 3/16 điểm quan trắc có giá trị WQI < 20 (mức độ màu đỏ). Chất lượng nước sông Thương đoạn qua tỉnh Bắc Giang chịu ảnh hưởng mạnh bởi các hoạt động phát triển kinh tế xã hội cho thấy các biện pháp kiểm soát và quản lý chất lượng nước sông trong quy mô lưu vực cần được chú trọng để phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông Thương. Từ khóa: Bắc Giang; Sông Thương; Ô nhiễm; Chất lượng nước; WQI. |
26 |
4 |
Ước tính nhu cầu nước và bùn thải cho các mô hình nuôi cá tra ở tỉnh An Giang Phan Trường Khanh1, Nguyễn Văn Tuấn1, Nguyễn Đức Thắng1, Trần Thị Hồng Ngọc1* 1 Khoa Kỹ thuật Công nghệ Môi trường, Trường Đại học An Giang - ĐHQG-TP.HCM; ptkhanhagu@gmail.com; nvantuan@agu.edu.vn; akthang98@gmail.com; tthngocagu@gmail.com *Tác giả liên hệ: tthngocagu@gmail.com; Tel: +84–917886178 Tóm tắt: Nghề nuôi cá tra ở An Giang đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Vì vậy, nhu cầu nước cho nuôi cá tương đối lớn. Tuy nhiên, người ta thường bỏ qua nhu cầu nước cho lĩnh vực này trong quy hoạch nguồn nước. Và nhiều tác giả tính nhu cầu nước cho nuôi cá cũng thường bỏ qua việc tính lượng bốc thoát hơi nước và thấm trong quá trình nuôi. Vì vậy, nghiên cứu này áp dụng phương trình bốc hơi mặt nước mở của FAO để tính lượng nước tổn thất do bay hơi và thấm cho các mô hình nuôi cá tra thông qua các dữ liệu khí tượng. Kết quả nhu cầu nước nuôi theo truyền thống là 301.650 m3/ha/năm (2 vụ nuôi), theo VietGAP cao gấp 10 lần nuôi truyền thống. Nhu cầu nước toản tỉnh là 1,8 tỉ m3, trong đó nuôi theo VietGap 1,2 tỉ m3 và nuôi cá giống 0,46 tỉ m3. Tổn thất do bay hơi là 10.950 m3/ha/năm cho nuôi cá giống và 18.250m3/ha/năm nuôi theo VietGap và do thấm là 50.400 m3/ha/năm. Thể tích bùn thải toàn tỉnh năm 2020 là 6.324.578,2 m3. Kết quả chỉ ra rằng tổn thất do thấm và bốc hơi trong ao nuôi nhỏ so với nhu cầu nước của quá trình nuôi. Vì vậy, việc giảm nhu cầu nước có thể áp dụng các quy trình vận hành tiết kiệm nước trong mùa khô là điều khá dễ dàng. Từ khóa: Cá tra; Nhu cầu nước; Bốc thoát hơi nước; FAO-PENMAN; Bùn thải. |
37 |
5 |
Đánh giá sự phù hợp của một số mô hình khí hậu toàn cầu CMIP6-GCMs trong mô phỏng lượng mưa và nhiệt độ trên lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai Phạm Hùng1*, Nguyễn Thị Ngọc Quyên2, Lê Văn Trung3,4, Võ Lê Phú3,4* 1 Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng, 36 Trần Phú, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng; hungmtk25@gmail.com 2 Khoa Nông Lâm nghiệp, Đại học Tây Nguyên, 567 Lê Duẩn, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk; ntnquyen@ttn.edu.vn 3 Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách Khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, TP HCM; lvtrung@hcmut.edu.vn; volephu@hcmut.edu.vn 4 ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Linh Trung, Tp. Thủ Đức, Tp. HCM *Tác giả liên hệ: hungmtk25@gmail.com; volephu@hcmut.edu.vn; Tel.: +84–886138809 Tóm tắt: Hiệu suất của các mô hình hoàn lưu khí hậu toàn cầu (GCMs) có thể khác nhau khi mô phỏng ở các vùng khác nhau. Do đó, việc lựa chọn mô hình phù hợp cho nghiên cứu về biến đổi khí hậu là rất cần thiết. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp của 7 GCMs và kết quả tổng thể của chúng theo dự án đối chứng các mô hình khí hậu lần thứ 6 (CMIP6) đã được chi tiết hóa cho Việt Nam áp dụng tại lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai trong việc mô phỏng lượng mưa và nhiệt độ bề mặt. Dữ liệu quan trắc giai đoạn 1980-2014 đã sử dụng để đánh giá hiệu quả mô phỏng của các mô hình thông qua các chỉ số thống kê gồm: Độ lệch phần trăm, độ lệch chuẩn, sai số bình phương trung bình gốc, hệ số tương quan Pearson (R), và biểu đồ Taylor. Kết quả cho thấy các GCMs có hiệu suất mô phỏng khác nhau theo tùy thuộc vào yếu tố độ cao và địa hình của khu vực. Bên cạnh đó, giá trị trung bình tổng thể của các mô hình cho kết quả so sánh tốt hơn so với từng mô hình riêng lẻ. Trong đó, năm mô hình tốt nhất để mô phỏng nhiệt độ và lượng mưa ở khu vực nghiên cứu lần lượt là: EC-Earth3-Veg, CanESM5, EC-Earth3, HadGEM3-GC31-LL, và CNRM-CM6-1-HR. Từ khóa: Biến đổi khí hậu; CMIP6; Mô hình khí hậu toàn cầu; So sánh mô hình khí hậu; Thượng nguồn sông Đồng Nai. |
47 |
6 |
Mô phỏng nồng độ bụi PM2.5 tại khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh bằng thuật toán học máy và học sâu Nguyễn Phúc Hiếu1, Nguyễn Nhật Dương1, Đỗ Quang Lĩnh1, Đào Nguyên Khôi1* 1 Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM; phuchieu50@gmail.com; 19170139@student.hcmus.edu.vn; dqlinh@hcmus.edu.vn; dnkhoi@hcmus.edu.vn *Tác giả liên hệ: dnkhoi@hcmus.edu.vn; Tel.: +84–088304379 Tóm tắt: Nghiên cứu áp dụng ba thuật toán học máy Random Forest Regression (RFR), XGBoost Regression (XGBR), Multilayer Perceptron Regression (MLPR) và một thuật toán học sâu Convolutional Neural Network (CNN) để mô phỏng nồng độ bụi PM2.5 tại khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu ngày trong giai đoạn từ 2016-2021 bao gồm nồng độ bụi PM2.5 thu thập từ trạm Lãnh Sự Quán Mỹ và sáu thông số khí tượng bao gồm nhiệt độ trung bình, hướng gió, tốc độ gió, độ ẩm, số giờ nắng và lượng mưa tại trạm Tân Sơn Hòa. Bộ dữ liệu được chuẩn hóa và phân chia với tỷ lệ 80:20 phục vụ quá trình huấn luyện và kiểm tra các thuật toán. Sau đó, sáu kịch bản các thông số đầu vào khác nhau được xây dựng dựa trên kết quả phân tích tương quan riêng phần giữa các thông số khí tượng với nồng độ bụi PM2.5. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba thuật toán học máy đều có khả năng mô phỏng tốt nồng độ PM2.5 với giá trị hệ số tương quan r dao động trong khoảng 0,770 đến 0,854, trong đó thuật toán XGBR với sáu thông số khí tượng đầu vào cho hiệu quả mô phỏng tốt nhất với r = 0,854, IOA = 0,922 và NMB = 6,711. Bên cạnh đó, kết quả mô phỏng nồng độ PM2.5của thuật toán CNN là chưa đạt với giá trị r nhỏ hơn 0,5 ở tất cả kịch bản mô phỏng. Từ khóa: Bụi PM2.5; Học máy; Học sâu; TP. Hồ Chí Minh. |
62 |
7 |
Khảo sát kết quả xử lý dữ liệu GNSS sử dụng các dịch vụ trực tuyến Nguyễn Gia Trọng1,2, Thái Trung Quốc3, Trần Đức Vinh4, Nguyễn Văn Cương2,5, Huỳnh Nguyễn Định Quốc6* 1 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất; nguyengiatrong@humg.edu.vn 2 Nhóm nghiên cứu Trắc địa cao cấp - môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất; nguyengiatrong@humg.edu.vn; nvcuong7@monre.gov.vn 3 Công Ty Cổ Phần CIST Miền Nam; thaitrungquoc0404@gmail.com 4 Đoàn Đo đạc, biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển; vinhtduc@gmail.com 5 Cục Biển và Hải đảo Việt Nam; nvcuong7@monre.gov.vn 6 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh; hndquoc@hcmunre.edu.vn *Tác giả liên hệ: hndquoc@hcmunre.edu.vn; Tel.: +84–907640797 Tóm tắt: Nhiều dịch vụ xử lý dữ liệu GNSS trực tuyến đã được công bố nhưng chưa có khảo sát về khả năng ứng dụng các dịch vụ nêu trên trong công tác trắc địa - bản đồ tại Việt Nam. Bài báo tiến hành khảo sát để đánh giá khả năng áp dụng các dịch vụ xử lý dữ liệu trực tuyến như OPUS, AusPOS, GAPS, CRCS-PPP và GNSS converter với dữ liệu đo thu nhận được bởi trạm CORS với tên gọi CTHO thuộc mạng lưới VNGEONET của Việt Nam. Qua kết quả xử lý cho thấy độ chính xác xác định tọa độ về mặt bằng của 4 dịch vụ AusPOS, GAPS, CRCS-PPP và GNSS converter là rất tốt trong khi đó kết quả xử lý với OPUS chỉ đạt được độ chính xác ở mức cm. Dịch vụ CRCS-PPP cho độ lệch so với tọa độ trung bình và biến thiên các thành phần tọa độ tốt nhất ở mức 1 mm tiếp đó là các dịch vụ AusPOS, GAPS và GNSS converter đạt 2-3 mm. Đối với dịch vụ OPUS, độ lệch tọa độ trung bình và biến thiên tọa độ đều chỉ đạt ở mức cm. Kết quả nghiên cứu của bài báo khẳng định về tiềm năng khi ứng dụng dịch vụ xử lý dữ liệu trực tuyến trong công tác trắc địa - bản đồ tại Việt Nam. Từ khóa: GNSS; PPP; Processing GNSS online; OPUS; AusPOS; CRCS-PPP. |
73 |
8 |
Áp dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chí để lựa chọn phương án phục hồi môi trường phù hợp cho mỏ đá xây dựng Đông núi Cô Tô, tỉnh An Giang Đỗ Ngọc Hoàn1,2* 1 Giảng viên chính - Tiến sĩ, Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất; dongochoan@humg.edu.vn 2 Nhóm Nghiên cứu mạnh ISRM, Trường Đại học Mỏ - Địa chất; dongochoan@humg.edu.vn *Tác giả liên hệ: dongochoan@humg.edu.vn; Tel.: +84–968639593 Tóm tắt: Cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác là một hoạt động hết sức cần thiết giúp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Áp dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chí để lựa chọn phương án cải tạo phục hồi môi trường cho mỏ sau khai thác là một phương pháp có thể đánh giá cùng lúc với nhiều phương án cải tạo khác nhau, với nhiều tiêu chí khác nhau giúp quá trình đánh giá được đa chiều và kỹ lưỡng hơn. Nghiên cứu sử dụng tích hợp nhiều phương pháp nhằm xây dựng bộ tiêu chí, phương pháp bán định lượng để xây dựng phương án cho điểm và xác định mức độ quan trọng của tiêu chí. Cụ thể là phương pháp xác định mục tiêu cụ thể (SMART) để phân tích các mục tiêu của công tác CTPHMT, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp của các phương án cải tạo phục hồi môi trường khác nhau có thể áp dụng cho mỏ. Thông qua bộ tiêu chí được xây dựng tiến hành gán điểm từng tiêu chí dựa vào phương pháp trọng số đơn giản (SAW), cuối cùng là đánh giá mức độ quan trọng của từng phương án thông qua việc phân tích thứ bậc (AHP) các tiêu chí nhằm xác định điểm phù hợp của từng phương án CTPHMT. Phương án CTPHMT phù hợp là phương án được đánh giá với mức độ điểm phù hợp lớn hơn, phù hợp nhất với mục tiêu ban đầu đặt ra. Phương pháp này cùng một lúc có thể đánh giá nhiều phương án CTPHMT khác nhau trên việc tiến hành cho điểm 23 tiêu chí bao quát để lựa chọn được phương án phù hợp nhất mà các phương pháp hiện đang sử dụng ít quan tâm đến. Việc định lượng điểm dựa trên cơ sở mức độ đạt được của từng tiêu chí giúp cho các đánh giá có tính chính xác hơn việc chỉ so sánh chỉ tiêu chỉ số phục hồi đất và mức độ phụ hợp của một vài chỉ tiêu như trước tại mỏ đá xây dựng Đông Núi Cô Tô như trước. Từ khóa: Phục hồi môi trường; Sau khai thác; Mỏ đá vật liệu xây dựng; Đa tiêu chí. |
82 |