Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 10 năm 2012

Đăng ngày: 01-09-2012 File đính kèm
Số 622 * Tháng 10 năm 2012

STT

Tên bài

Trang

1

CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KHÍ HẬU ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TS. Bảo Thạnh, ThS. Phạm Thanh Long, CN. Nguyễn Văn Tín - Phân viện Khí tượng Thuỷ văn & Môi trường phía Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM ) nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa với dân số trên 8 triệu người, là thành phố có mật độ dân số cao và tốc độ phát triển đô thị nhanh. Sự phát triển của thành phố đã làm thay đổi sâu sắc đặc tính mặt đệm, gây ra những biến đổi về khí hậu và cấu trúc các trường khí tượng trong lớp biên với điển hình là hiệu ứng đảo nhiệt đô thị do quá trình này gây ra. Ngoài ra, các yếu tố khí tượng khác như lượng mưa, độ ẩm, số giờ nắng cũng có sự khác biệt đáng kể so với khu vực xung quanh. Bài báo này phân tích, đánh giá xu thế biến đổi, mức độ biến đổi nhiệt độ, lượng mưa và một số yếu tố khí hậu tại thành phố Hồ Chí Minh.

1

2

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DEM VÀ MÔ HÌNH THỦY LỰC TÍNH TOÁN NGẬP LỤT THÀNH PHỐ CẦN THƠ

PGS. TS. Nguyễn Kỳ Phùng, ThS. Bùi Chí Nam, CN. Trần Tuấn Hoàng - Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam

Bài báo trình bày phương pháp và kết quả tính toán diện tích ngập lụt theo các kịch bản biến đổi khí hậu và theo các phương án quy hoạch phòng chống ngập lũ của thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình Mike để tính toán thủy lực và GIS được dùng để phân vùng ngập từ kết quả mô hình thủy lực.

6

3

NGHIÊN CỨU XU THẾ BIẾN ĐỔI CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU, MỰC NƯỚC TẠI BÀ RỊA – VŨNG TÀU

CN. Nguyễn Văn Tín, CN. Ngô Nam Thịnh - Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường Phía Nam

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang làm thay đổi các yếu tố khí tượng, thủy văn và hải văn. Một trong những yếu tố khí tượng, thuỷ văn và hải văn cần được quan tâm xem xét là nhiệt độ, lượng mưa và mực nước. Phân tích, đánh giá các đặc trưng xu thế, mức độ biến đổi của nhiệt độ, lượng mưa và phân tích cực trị, xu thế biến đổi, mức độ biến đổi mực nước là hết sức cần thiết, góp phần đánh giá ảnh hưởng của BĐKH, nước biển dâng tại Vũng Tàu đến tình trạng ngập lụt, xâm nhập mặn.

13

4

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN “MƯA RÀO – DÒNG CHẢY” HẠ LƯU SÔNG SÔNG SÀI GÒN LÀM ĐẦU VÀO CHO BÀI TOÁN CHỐNG NGẬP

CN. Trần Tuấn Hoàng, ThS. Bùi Chí Nam, CN. Ngô Nam Thịnh - Phân viện Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường phía Nam

Bài báo này tác giả “Nghiên cứu tính toán “mưa rào – dòng chảy” hạ lưu sông Sài Gòn làm đầu vào cho bài toán chống ngập” tập trung nghiên cứu về mưa tạo nên dòng chảy ở lưu vực hạ lưu sông Sài Gòn, đoạn từ phía bắc giáp với tỉnh Bình Dương đến ngã ba Đèn Dỏ (sông Sài Gòn và Đồng Nai và Nhà Bè).  Bài báo phân chia các tiểu lưu vực trong vùng nghiên cứu theo các hiện trạng qui hoạch thoát nước và theo tự nhiên ở vùng chưa qui hoạch đô thị. Tính toán Mưa Rào – Dòng Chảy (Rainfall- Runoff) trên toàn lưu vực với các số liệu mưa tương ứng. Kết quả theo 2 kịch bản hiện trạng và tương lai của bài báo là lưu lượng trên toàn bộ các tiểu lưu vực và tại các nút sông và nhánh sông. Kết quả có thể làm điều kiện đầu vào cho các bài toán ngập lụt, và để tham khảo cho các ngành liên quan.

17

5

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN DÒNG RIP (RIP CURRENT) KHU VỰC BÃI DÀI

PGS. TS. Nguyễn Kỳ Phùng, CN. Ngô Nam Thịnh, CN. Trần Tuấn Hoàng - Phân viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam

Dòng Rip (Rip Current) được xem là một trong những nguy hiểm hàng đầu ở các bãi tắm tại Việt Nam và trên thế giới. Mỗi năm, dòng Rip đã lấy đi sinh mạng của nhiều người tắm biển cho dù người đó đã biết bơi. Nhận thấy được sự nguy hiểm của dòng Rip, một số nước trên thế giới đã có những nghiên cứu cụ thể về dòng Rip, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể nào để dự báo dòng Rip tại các bãi biển du lịch.Vì vậy, bài báo đã ứng dụng phương pháp của Longuet-Higgins và Stewart (1964) tính toán dòng Rip dựa vào ứng suất bức xạ sóng (Radiation stress) tại bãi tắm Bãi Dài góp phần phát triển du lịch biển Việt Nam.

22

6

TÍNH TOÁN ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI PHÂN BỐ MẶN SÔNG SOÀI RẠP DO NẠO VÉT BẰNG MÔ HÌNH 3D

ThS. Nguyễn Thị Thúy Hằng, PGS.TS. Nguyễn Kỳ Phùng - Phân Viện Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường phía Nam

PGS.TS. Nguyễn Thị Bảy, ThS. Nguyễn Ngọc Minh - Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ CHí Minh

Trong bài báo này, các tác giả trình bày nghiên cứu chủ yếu dựa trên mô hình số tính toán dòng chảy và phân bố mặn sông Soài Rạp, từ đó đánh giá tác động của dự án nạo vét đến sự thay đổi chế độ mặn trong sông ứng với phương án luồng Soài Rạp được nạo sâu đến 9,5 m và 11 m so với kịch bản hiện trạng.

Từ khoá: Soài Rạp, mô hình, độ mặn

27

7

TÍNH TOÁN DIỆN TÍCH ĐẤT BỊ TÁC ĐỘNG CỦAHẠN HÁN, NGẬP VÀ NHIỄM MẶN DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI SÁU TIỂU VÙNG SINH THÁI NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TS. Bảo Thạnh, ThS. Bùi Chí Nam, CN. Trần Tuấn Hoàng - Phân Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường phía Nam

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu nhiều tác động do biến đổi khí hậu gây ra như hạn hán (do nhiệt độ không khí tăng), ngập và nhiễm mặn (do mực nước biển dâng). Việc xác định và tính toán các vùng chịu các tác động này cần thiết cho công tác xây dựng kế hoạch ứng phó hiệu quả. Sử dụng các phương pháp phân vùng hạn, mô hình thủy lực xâm nhập mặn và ứng dụng GIS, báo cáo trình bày kết quả xác định các vùng và diện tích đất chịu các tác động trên tại 6 tiểu vùng sinh thái nông nghiệp ở ĐBSCL.

33

8

CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NÃNG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MƯA TẠI THÀNH HỒ CHÍ MINH

TS. Trương Văn Hiếu - Phân Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường Phía Nam       

Trần Đình Phương - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ

Với các kết quả nghiên cứu và tính toán về tiềm năng nước mưa cho thấy, tính biến động của lương mưa rơi trong năm là rất lớn và những cơn mưa cường độ cao chiếm tỷ trọng lớn trong lượng mưa năm. Vì thế, việc thu, trữ để phục nâng cao hiệu quả sử dụng nước mưa trong tình hình hiện nay là rất cần thiết, nhất là vùng nguồn nước bị nhiễm mặn. Mục tiêu của bài báo là tính toán quy mô mái hứng và bể chứa là hai bộ phận quan trong hệ thống thu trữ nước mưa. Các kết quả về cân bằng nước theo năm mưa ứng với mức lượng mưa bình quân và ứng với tần suất 75% (năm khá khô hạn) trên diện tích mái hứng 100 m2 và các mức khả năng sử dụng trong ngày ( 100, 120, 150, 180, 200, 220 và 250 lít/ ngày-đêm).

40

9

KHAI THÁC SỐ LIỆU RAĐA THỜI TIẾT PHỤC VỤ CÔNG TÁC DỰ BÁO

ThS. Vũ Mạnh Cường, KS. Nguyễn Xuân Hiếu - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Việt Bắc

47

10

ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC VIỆT BẮC TỔ CHỨC HỘI THI QUAN TRẮC VIÊN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN GIỎI

Bùi Đức Tuấn -  Đài KTTV khu vực Việt Bắc

51

11

Ngọc Hà: Hội thảo cấp cao về Tăng cường công tác phục vụ khí tượng thủy văn tại Việt Nam

52

12

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 9 năm 2012

Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương (Trung tâm KTTV Quốc gia) Trung tâm Nghiên cứu KTNN (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

53

13

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 9 - 2012 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

63

Tin tiêu điểm
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn đẩy mạnh hợp tác với Cơ quan Khí...

    Sáng ngày 30/1, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp xã giao với Cơ quan Khí tượng Úc thảo luận tiềm năng hợp tác liên quan đến dịch vụ khí tượng thủy văn giữa hai cơ quan.
Tin mới nhất
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn đẩy mạnh hợp tác với Cơ quan Khí...

    Sáng ngày 30/1, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp xã giao với Cơ quan Khí tượng Úc thảo luận tiềm năng hợp tác liên quan đến dịch vụ khí tượng thủy văn giữa hai cơ quan.