Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 4 năm 2012

Đăng ngày: 01-04-2012 File đính kèm
Số 616 * Tháng 4 năm 2012

STT

Tên bài

Trang

1

GIÓ MÙA TÂY NAM Á-ÚC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THỜI TIẾT VIỆT NAM

PGS. TS. Phạm Vũ Anh, PGS.TS. Nguyễn Viết Lành - Trung tâm Ứng dụng công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ khí tượng thủy văn và môi trường

Bằng việc tổng hợp các dòng gió trên các mực khí áp chính, từ mực 1000-200mb, bài báo đã xây dựng được mô hình gió mùa Á-Úc trong mùa hè một cách khá hoàn chỉnh. So với những công trình hiện có, mô hình được dẫn ra trong bài báo này đã phản ảnh sự khép kín của hoàn lưu khí quyển vĩ độ thấp-vòng hoàn lưu Hadley- trên khu vực Á-Úc trong mùa hè.

1

2

ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA THỦY TRIỀU ĐẾN NƯỚC DÂNG DO BÃO Ở KHU VỰC VEN BIỂN HẢI PHÒNG

ThS. Nguyễn Xuân Hiển, PGS.TS. Trần Thục  - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

GS.TS. Đinh Văn Ưu - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Bài báo này nghiên cứu và đánh giá sự ảnh hưởng của thủy triều tới nước dâng do bão dựa trên các kết quả tính toán bằng mô hình thủy lực MIKE 21. Nghiên cứu được áp dụng cho khu vực ven biển Hải Phòng trong cơn bão Damrey 2005. Các kết quả tính toán cho thấy, thủy triều có ảnh hưởng đáng kể đến nước dâng do bão, nước dâng do bão đạt giá trị cao hơn khi bão đổ bộ vào các thời điểm mực nước triều thấp và đạt giá trị thấp hơn khi bão đổ bộ vào các thời điểm mực nước triều cao. Khi bão đổ bộ vào các thời điểm triều đang lên hoặc triều đang xuống thì biên độ thủy triều ảnh hưởng ít tới độ lớn của nước dâng do bão. Sự ảnh hưởng mạnh nhất của biên độ triều đến nước dâng do bão xảy ra khi bão đổ bộ vào thời điểm mực nước lớn nhất.

8

3

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Văn Khoa - Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh 

Trần Thị Kim Liên - Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM

Phạm Gia Trân - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những 10 thành phố trên thế giới sẽ trực tiếp hứng chịu hậu quả của biến đổi khí hậu (BĐKH) với các tác động xấu tới hoạt động kinh tế - xã hội. Để góp phần ứng phó với BĐKH, một trong những biện pháp cần thiết là phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về tình trạng và tác động của nó. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm đánh giá nhận thức hiện nay của cộng đồng về BĐKH, từ đó đề xuất những giải pháp, hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH cho cộng đồng tại TP.HCM.

Mô hình Kiến thức - Thái độ - Hành vi (KAP) được sử dụng nhằm cung cấp cơ sở lí luận và khoa học để xây dựng cấu trúc các bảng hỏi, để hiểu tiến trình phát triển đi từ nhận thức về BĐKH sẽ dẫn đến thái độ và hành vi ra sao trong thực tế từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức phù hợp. Kết quả thu được thông qua khảo sát 1.531 mẫu điều tra trong 07 đối tượng (công chức, viên chức, doanh nghiệp, người dân, phụ nữ, học sinh, sinh viên và tuyên truyền viên).

15

4

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG DỰ BÁO TỔ HỢP THỜI TIẾT NGẮN CHO KHU VỰC VIỆT NAM DỰA TRÊN CÁCH TIẾP CẬN ĐA MÔ HÌNH ĐA PHÂN TÍCH

PHẦN II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ DỰ BÁO TRUNG BÌNH TỔ HỢP

NCS. Võ Văn Hòa, TS. Lê Đức, ThS. Đỗ Lệ Thủy, ThS. Dư Đức Tiến

CN Nguyễn Mạnh Linh, CN Nguyễn Thanh Tùng - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

Phần I của bài báo này đăng trên tạp chí số tháng 3/2012 đã trình bày về phương pháp luận xây dựng hệ thống dự báo tổ hợp thời tiết hạn ngắn (SREPS) cho khu vực Việt Nam. Bài báo này trình bày một số kết quả đánh giá dự báo trung bình tổ hợp (EM) dựa trên 20 dự báo thành phần của SREPS. Các kết quả đánh giá và phân tích kỹ năng dự báo trung bình tổ hợp được thực hiện cho một số yếu tố dự báo bề mặt như mưa, nhiệt độ ở độ cao 2 mét, … và trên cao như độ cao địa thế vị, gió, độ ẩm, … và cho dự báo quỹ đạo bão. Nói chung, các kết quả đánh giá cho thấy dự báo trung bình tổ hợp từ hệ thống SREPS có kỹ năng dự báo tốt hơn tất cả các dự báo thành phần tại hầu hết các hạn dự báo và biến dự báo. Tuy nhiên, đối với dự báo mưa, kỹ năng dự báo tốt chỉ được tìm thấy tại các ngưỡng mưa nhỏ và vừa. Dự báo quỹ đạo bão từ SREPS cũng cho thấy kỹ năng tốt và hứa hẹn có thể áp dụng vào dự báo nghiệp vụ.

22

5

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE11 ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG TRUỒI THỪA THIÊN - HUẾ 

Nguyễn Đăng Huy - Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Huế

Bùi Tá Long, Lê Thị Hiền - Viện Môi trường, Tài nguyên, Đại học Quốc gia TPHCM

Sự phát triển kinh tế của đất nước trong thời gian qua đã làm ra tăng nhu cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Một số vùng chuyên canh tạo ra một lượng lớn sản phẩm cần được chế biến tại chỗ đã góp phần thúc đẩy sản xuất ở các làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, sự phát triển các làng nghề diễn ra một cách tự phát, sản xuất mở rộng một cách tuỳ tiện, không có quy hoạch, trình độ công nghệ thấp, quy mô sản xuất nhỏ, phân bố rải rác trên khắp địa bàn làng, xã phát sinh những nguồn thải phân tán, rất khó thu gom. Hệ quả là các chất thải hầu như không được xử lý đã gây tác hại đến môi trường toàn vùng và các vùng lân cận. Làng nghề sản xuất và chế biến tinh bột sắn Xuân Lai, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm dọc bờ  sông Truồi cũng không nằm ngoài quy luật này. Để đánh giá tác động của khu vực làng nghề này đến chất lượng nước sông Truồi, công cụ mô hình MIKE11 kết hợp với quan trắc được sử dụng. Kết quả bước đầu cho phép đánh giá được mức độ tác động của sự phát triển làng nghề này và đưa ra những khuyến cáo giúp cho công tác quy hoạch và quản lý nguồn nước.

32

6

CÁC ĐẶC TRƯNG CỰC TRỊ VÀ XU THẾ DÂNG LÊN CỦA MỰC NƯỚC BIỂN KHU VỰC TỈNH BẾN TRE

ThS. Nguyễn Quốc Trinh - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương

Một trong những yếu tố khí tượng thuỷ văn biển cần thiết cho công tác thiết kế các công trình ven biển là mực nước. Việc phân tích và tính toán đặc trưng mực nước và xu thế dâng lên của mực nước biển phục vụ cho thiết kế các công trình vùng ven bờ rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, chi phí và độ an toàn của công trình.

 Tính toán và phân tích mực nước có nhiều phương pháp. Nhưng ở đây, chúng tôi lựa chọn một số phương pháp như sau:

- Phương pháp phân tích thống kê để xác định được tần suất xuất hiện (N), xác suất (P(%)) và tần suất tích luỹ (F(%));

 - Phương pháp lặp theo hàm Gumbel để xác định giá trị cực trị lặp lại sau bao nhiêu năm;

 - Phương pháp phân tích xu thế để xây dựng hàm hồi quy tuyến tính;

- Phương pháp hằng số điều hòa để xác đinh các hằng số điều hòa thủy triềvà xác định giá trị cực trị thiên văn.

Cơ sở số liệu cho tính toán là chuỗi số liệu mực nước từng giờ của trạm An Thuận, Bình Đại, Bến Trại và Mỹ Hoá thuộc tỉnh Bến Tre từ 0 giờ ngày 01/01/1984 đến 23 giờ ngày 31/12/2009 (số liệu từng giờ).

Kết quả đưa ra được các tần suất phân bố, giá trị cực tiểu, trung bình và cực đại mực nước thống kê tại các trạm; xác định được các giá trị cực trị theo các chu kỳ lặp khác nhau; phân tích đưa ra được các đường xu thế mực nước thống kê mà xu thế dâng lên của mực nước khá đồng nhất trên tất cả các trạm; phương pháp bình phương tối thiểu đưa ra được các hằng số điều hoà thủy triều và xác đinh được các giá trị mực nước cực trị trong vòng 50 năm (2000 -2050).

39

7

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ TỐI THẤP ĐẾN ĐIỀU KIỆN SỐNG QUA  ĐÔNG CỦA MỘT SÔ CÂY TRỒNG Ở VÙNG TÂY BẮC

TS. Dương Văn Khảm - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

TS. Vũ Hoàng Hoa - Trường Đại học Thủy lợi

Bài báo trình bày phương pháp đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ tối thấp đến điều kiện qua đông của các loại cây trồng ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam bằng hàm phân bố xác suất Gumbell. Phương pháp này cho phép xác định thời gian bắt đầu kết thúc ngưỡng nhiệt độ tới hạn sinh học (Tn

45

8

Ngọc Hà: BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔ CHỨC KỶ NIỆM

NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI 23/3/2012

52

9

Kiên Dũng: HỘI NGHỊ DỰ BÁO VIÊN TOÀN QUỐC LẦN THỨ 4 VÀ HỘI THẢO KHOA HỌC PHỤC VỤ DỰ BÁOKHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

53

10

BÌNH THUẬN CẦN ĐỀ PHÒNG VÀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỘNG THỜI TIẾT TRONG NĂM 2012     

KS. Trần Minh Chí - Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Thuận

54

11

Tóm tắt tình hình khí tượng, khí tượng nông nghiệp, thủy văn tháng 3 năm 2012

Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương (Trung tâm KTTV Quốc gia) Trung tâm Nghiên cứu KTNN (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

55

12

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 03-2012 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

65

13

Thông báo kết quả quan trắc môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố tháng 3 - 2012 (Trung tâm Mạng lưới Khí tượng Thủy văn và Môi trường)

66

Tin tiêu điểm
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
Tin mới nhất
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.