MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 10 NĂM 2020

Đăng ngày: 27-10-2020 File đính kèm
Số 718 * Tháng 10 năm 2020

TT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

Phương pháp hiệu chỉnh dự báo quỹ đạo bão từ sản phẩm hệ thống dự báo tổ hợp thông qua lựa chọn thành phần tổ hợp tối ưu

Trần Quang Năng1*, Trần Tân Tiến2

1Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia;

2Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội;

Tóm tắt: Một trong những sản phẩm dự báo quỹ đạo bão từ hệ thống dự báo tổ hợp là dự báo quỹ đạo bão được tính từ trung bình quỹ đạo dự báo của các thành phần tổ hợp. Tuy nhiên, khi đánh giá nhanh sai số hạn 6–12 giờ với các vị trí tâm bão phân tích từ số liệu vệ tinh, số liệu gió bề mặt biển (được xem như là các quan trắc quỹ đạo bão chuẩn tạm thời trong thời gian thực), sẽ tồn tại một số lượng thành phần tổ hợp có sai số thấp hơn so với sai số trung bình nhiều năm của trung bình tổ hợp. Do đó việc lấy trung bình có trọng số các thành phần này (selective ensemble member) có khả năng cho phép bổ sung, cập nhật được các thông tin về sai số dự báo. Dựa trên nguyên lý này, bài báo sẽ trình bày tổng quan và phương pháp trung bình tổ hợp có lựa chọn cho dự báo quỹ đạo bão dựa trên sai số của các thành phần hệ thống dự báo tổ hợp (EPS) tại các thời hạn dự báo ngắn (6–12 giờ), đề xuất bởi Qi và cộng sự năm 2014. Bài báo trình bày một số thử nghiệm ban đầu được áp dụng trong trường hợp dự báo cơn bão số 12 (Damrey) năm 2017 từ các sản phẩm dự báo tổ hợp bao gồm 51 thành phần của Trung tâm Dự báo thời tiết hạn vừa Châu Âu (ECMWF).

Từ khóa: Dự báo tổ hợp; Hiệu chỉnh dự báo quỹ đạo; Lựa chọn thành phần tổ hợp tối ưu.

1

2

Tính toán một số đồng lợi ích của các kịch bản giảm phát thải khí nhà kính trong giao thông vận tải hành khách trên nền số liệu quy hoạch phát triển giao thông vận tải của Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Trần Đỗ Bảo Trung1*, Lương Quang Huy1, Trần Đỗ Trà My2

1Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường;

2Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Tóm tắt: Nghiên cứu này áp dụng phương pháp lượng giá đồng lợi ích để tính toán giá trị 2 đồng lợi ích: tiết kiệm năng lượng và bán tín chỉ các–bon cho các kịch bản giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải hành khách trên nền số liệu quy hoạch phát triển giao thông vận tải của Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Việc tính toán đã được thực hiện cho 7 kịch bản giảm phát thải khí nhà kính khác nhau. Kết quả nghiên cứu đạt được cho phép chỉ ra một cách định lượng tính hiệu quả của từng kịch bản giảm phát thải khí nhà kính về tiết kiệm năng lượng, tiềm năng bán tín chỉ các–bon. Trong đó, giá trị hiện tại ròng tại năm 2020 của 2 đồng lợi ích đạt đến con số 22.056,08 tỷ VNĐ ở Thủ đô Hà Nội theo kịch bản 03 và 11.609,20 tỷ VNĐ ở thành phố Hồ Chí Minh theo kịch bản 05.

Từ khóa: Đồng lợi ích; Giảm phát thải khí nhà kính; Giao thông vận tải hành khách; Thủ đô Hà Nội; Thành phố Hồ Chí Minh.

11

3

Mối quan hệ thực nghiệm giữa PM2.5 và độ sâu quang học aerosol AOD ở khu vực nội thành Hà Nội

Nguyễn Hải Đông1*, Doãn Hà Phong2

1Trung tâm Triển khai công nghệ viễn thám, Cục Viễn thám quốc gia;

2Phòng Nghiên cứu Công nghệ Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu;

Tóm tắt: Dữ liệu viễn thám cho phép nghiên cứu chất lượng không khí không chỉ theo không gian mà còn gần thời gian thực trong quản lý và giám sát chất lượng không khí. Nghiên cứu này xây dựng mối quan hệ giữa độ sâu quang học aerosol (AOD) được ước tính từ dữ liệu vệ tinh ở độ phân giải không gian 3 km x 3 km với nồng độ các hạt mịn có đường kính ≤ 2,5 μm (PM2.5) được quan trắc tại các trạm trên mặt đất ở khu vực nội thành Hà Nội. Kết quả của nghiên cứu đã xác định được số liệu quan trắc PM2.5 tại 10 điểm quan trắc và sản phẩm AOD chiết suất từ dữ liệu vệ tinh MODIS có mối tương quan khá tốt: sự thay đổi 1% của AOD dẫn đến sự thay đổi 0,52% và 0,39% của PM2.5 được theo dõi trong khoảng thời gian ±45 và 150 phút của thời gian vệ tinh vượt qua khu vực.

Từ khóa: PM2.5; AOD; Độ sâu quang học; Viễn thám.

22

4

Nghiên cứu đề xuất khung quản lý tổng hợp an toàn hồ đập tại Việt Nam

Nguyễn Cao Đơn1, Nguyễn Thị Minh Hằng2*, Nguyễn Anh Đức3

1Phòng Quy hoạch và Dự báo tài nguyên nước, Viện Khoa học tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Số 8 Phố Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội;

2Trường Đại học Thủy lợi, số 175 Phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội;

3Viện Khoa học tài nguyên nước, Số 8 Phố Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội;

Tóm tắt: Việt Nam là đất nước có rất nhiều hồ chứa nước trong đó có tới gần 90% là đập đất. Hiện nay đã có nhiều hồ đập có nguy cơ mất an toàn do đa phần được xây dựng trong những năm chiến tranh với kỹ thuật khảo sát và thiết kế hạn chế, thiết bị thi công không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, thiếu hoặc không có khung pháp lý an toàn đập, thiếu hoặc không có quy trình vận hành và không được sửa chữa định kỳ, thiếu năng lực dự báo và bị xuống cấp. Nghiên cứu này đã đề xuất khung pháp lý phục vụ quản lý an toàn hồ đập ở Việt Nam, bao gồm các hoạt động tăng cường thể chế chính sách và pháp luật và một loạt các hành động nhằm ứng phó với rủi ro an toàn đập, xây dựng chiến lược quản lý rủi ro thiên tai và hệ thống sẵn sàng ứng phó khẩn cấp, thực hiện các kế hoạch hành động cho khả năng chống chịu của khu vực và quốc gia.

Từ khóa: Khung pháp lý; An toàn hồ đập; Hành động khẩn cấp; Hồ chứa nước; Quản lý an toàn.

32

5

Xây Dựng Hệ Thống Đo Đạc–Báo Cáo–Thẩm Định Cho Các Hoạt Động Giảm Nhẹ Phát Thải Khí Nhà Kính Lĩnh Vực Nông Nghiệp trong NDC của Việt Nam

Phạm Thanh Long1*, Nguyễn Thị Liễu1, Đào Minh Trang1, Đoàn Quang Trí2

1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;

2Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn;

Tóm tắt: Việt Nam cam kết giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) bằng nguồn lực trong nước, có thể giảm tiếp đến 27% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế đến năm 2030 và đã đề xuất nhiều phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được đề cập trong Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Trong NDC cập nhật, Việt Nam đã phân bổ các mục tiêu giảm thiểu cho 5 lĩnh vực, đặc biệt là năng lượng, nông nghiệp, các quá trình công nghiệp (IP), sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) và chất thải trong giai đoạn 2021–2030. Việc thiết lập hệ thống đo lường, báo cáo và thẩm định (MRV) ở cấp quốc gia và cấp ngành là cần thiết để theo dõi tiến trình hướng tới các mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK. Hiện nay có rất ít nghiên cứu về sắp xếp thể chế và các chỉ số MRV. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát triển các chỉ số MRV cho các hành động giảm nhẹ KNK trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách theo dõi việc thực hiện NDC của Việt Nam thông qua các chỉ số: i) Đo lường KNK; (ii) Các chỉ số hành động và tiến độ và (iii) các chỉ số phát triển bền vững dựa trên các nghiên cứu có liên quan và tham vấn chặt chẽ với các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp.

Từ khóa: MRV; Sắp xếp thể chế; Chỉ số; Khí nhà kính; Nông nghiệp.

42

6

Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đặng Ngọc Điệp1*, Nguyễn Văn Thắng2, Lê Ngọc Cầu2, Lê Văn Quy2, Phạm Thị Quỳnh2, Phạm Văn Sỹ2

1Bộ Tài nguyên và Môi trường;

2Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;

Tóm tắt: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang phải chịu sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu BĐKH như nước biển dâng, xâm nhập mặn, xói lở và ngập lụt, đe dọa rất lớn tới sự phát triển nông nghiệp, an ninh lương thực quốc gia và gây ra nhiều thiệt hại tới kinh tế xã hội của vùng. Trong thời gian vừa qua, nhiều mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với BĐKH đã được hình thành và triển khai tại một số khu vực trong vùng ĐBSCL như mô hình lúa–cá, mô hình trồng cỏ voi nuôi bò và dê, và từng bước mang lại hiệu quả nhất định về mặt kinh tế. Để thực hiện tiến hành triển khai, nhân rộng các mô hình kinh tế ra các vùng khác, cần phải có những đánh giá chuyên sâu về mặt hiệu quả kinh tế cũng như sự thích ứng với biển đổi khí hậu. Hiện nay, đã có các bộ tiêu chí đánh giá riêng lẻ hiệu quả kinh tế, hoặc hiệu quả thích ứng với BĐKH, chứ chưa có bộ tiêu chí đánh giá tổng hợp cùng lúc cả về kinh tế lẫn thích ứng với BĐKH của các mô hình kinh tế ở quy mô cấp huyện và xã. Vì thế, mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với BĐKH dựa trên phương pháp kế thừa, phân tích hệ thống, điều tra khảo sát, thảo luận nhóm tập trung, phương pháp chuyên gia Delphi và phỏng vấn chuyên gia, cán bộ và các hộ dân triển khai mô hình. Bộ tiêu chí được xây dựng với 6 nhóm tiêu chí chính và 25 chỉ số tương ứng phản ánh các khía cạnh khác nhau của mô hình kinh tế thích ứng với BĐKH, ví dụ như khả năng thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải nhà kính, và đảm bảo tính hiệu quả và bền vững đối với môi trường, kinh tế và xã hội.

Từ khóa: Bộ tiêu chí; Mô hình kinh tế; Thích ứng với biến đổi khí hậu.

57

7

Đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với đa thiên tai ở ven biển Trung Trung Bộ

Trần Thanh Thủy1, Trần Thục1, Huỳnh Thị Lan Hương1 1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;

Tóm tắt: Các thiên tai thường xảy ra đồng thời, hoặc nối tiếp, làm tăng tình trạng dễ bị tổn thương của khu vực chịu tác động. Các tỉnh ven biển Trung Trung Bộ thường xuyên chịu tác động bất lợi của thiên tai điển hình như bão, mưa lớn... Đã có nhiều nghiên cứu về thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương do thiên tai, tuy nhiên, các nghiên cứu đều chỉ mới xét đến thiên tai riêng lẻ, mà chưa xét đến tình trạng dễ bị tổn thương gây bởi nhiều thiên tai xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nhau (đa tổn thương). Bài báo này trình bày kết quả đánh giá định lượng mức độ dễ bị tổn thương ở khu vực ven biển Trung Trung Bộ đối với bão, mưa lớn trong bão và mưa lớn xảy ra sau bão (đa thiên tai). Kết quả cho thấy, 86% các huyện thuộc Trung Trung Bộ có TDBTT cao và rất cao đối với gió mạnh (GM) hoặc mưa lớn trong bão (MTB) và 50% đối với mưa lớn sau bão (MSB). Chỉ số TDBTT dao động từ 0,11–0,39 đối với GM/MTB và 0,02–0,47 đối với MSB. TDBTT gia tăng đối với đa thiên tai, 100% các huyện có mức độ đa tổn thương cao và rất cao, chỉ số mức độ đa tổn thương (MV) dao động từ 0,18–0,49. Mức độ đa tổn thương có thể tăng 25%–105% so với TDBTT đối với thiên tai đơn. Do đó, các giải pháp nhằm giảm độ nhạy cảm, tăng nguồn lực của khu vực nghiên cứu là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách. Cách tiếp cận của nghiên cứu này đánh giá chi tiết, tổng thể TDBTT không chỉ đối với thiên tai đơn mà còn đánh giá được TDBTT đối với đa thiên tai, cho phép xây dựng bản đồ phân vùng đa tổn thương ở quy mô cấp huyện, giúp ích cho công tác lập kế hoạch, quản lý nguồn lực và điều phối liên huyện, nhằm giảm nhẹ thiệt hại do đa thiên tai gây ra.

Từ khóa: Đa thiên tai; Bão; Mưa lớn; Tính dễ bị tổn thương; Đa tổn thương.

72

8

BẢN TIN DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN THÁNG 10 NĂM 2020. THÔNG BÁO KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP THÁNG 9 NĂM 2020

85

Tin tiêu điểm
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn đẩy mạnh hợp tác với Cơ quan Khí...

    Sáng ngày 30/1, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp xã giao với Cơ quan Khí tượng Úc thảo luận tiềm năng hợp tác liên quan đến dịch vụ khí tượng thủy văn giữa hai cơ quan.
Tin mới nhất
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn đẩy mạnh hợp tác với Cơ quan Khí...

    Sáng ngày 30/1, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp xã giao với Cơ quan Khí tượng Úc thảo luận tiềm năng hợp tác liên quan đến dịch vụ khí tượng thủy văn giữa hai cơ quan.