MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2020

Đăng ngày: 14-01-2021 File đính kèm
Số 720 * Tháng 12 năm 2020

TT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

Xây dựng chương trình khai thác và hiển thị số liệu định vị sét kết hợp số liệu thám không vô tuyến tại Phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ

Lê Đình Quyết1*, Lê Thị Nguyên Thảo1, Vũ Diệu Hồng1

1Đài KTTV KV Nam Bộ;

Tóm tắt: Xu thế ứng dụng tin học hóa và tự động hóa đang được ứng dụng mạnh mẽ trong ngành khí tượng thủy văn. Các chương trình xử lý, khai thác, hiển thị dữ liệu trên nền tảng GIS được phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện. Đồng thời kết hợp nhiều nguồn dữ liệu khác nhau một cách tự động hóa, thay thế các công đoạn thủ công truyền thống, dự báo viên sẽ dành nhiều thời gian cho công tác phân tích và dự báo nghiệp vụ hiệu quả hơn. Bài báo này trình bày phương pháp sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Studio 2019 để xây dựng chương trình tự động kết nối với nguồn số liệu sét và bán tự động thu nhận số liệu thám không vô tuyến tự động giải mã số liệu và kết nối cơ sở dữ liệu GIS với định dạng shp, xây dựng các modul thu nhận số liệu thám không vô tuyến (TKVT) tại TP. Hồ Chí Minh; modul thu nhận số liệu định vị sét từ thiết bi TD–350 của hãng Nexstorm; modul hiển thị chỉ số đặc trưng CAPE, CIN, SI, LI, SWEAT của số liệu TKVT; modul hiển thị tự động trên nền tảng GIS của số liệu định vị sét theo lớp bản đồ trực quan đến cấp quận/huyện cho TP. Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận. Với mục tiêu khai thác số liệu từ thiết bị định vị sét Nexstorm kết hợp số liệu thám không vô tuyến, nghiên cứu xây dựng một công cụ kết nối hai nguồn số trên phục vụ các dụ báo viên, với nguồn số liệu sét sẽ được hiển thị chi tiết đến cấp quận/huyện, xã/phường. 

Từ khóa: Ứng dụng GIS; Cảnh báo sét cho TP. Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận; Các chỉ số đặc trưng CAPE, CIN, SI, LI, SWEAT của số liệu TKVT.

1

2

Nghiên cứu ứng dụng công cụ khai thác sản phẩm của hệ thống định hướng cảnh báo lũ quét của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRCFFGS) phục vụ xác định vùng nguy cơ lũ quét

Trần Tuyết Mai1*, Đoàn Văn Hải2, Trịnh Thu Phương1

1Phòng Dự báo thủy văn Bắc Bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia;

2Phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia;

Tóm tắt: Lũ quét là một trong những thảm họa tự nhiên gây chết người nhiều nhất, thường do mưa với cường suất lớn xảy ra trên các sông miền núi có độc dốc lớn và cấu trúc đất kém.

Do vậy việc cảnh báo sớm lũ quét để giảm thiểu thiệt hại gây ra là vô cùng quan trọng. Để hỗ trợ cho công tác cảnh báo lũ quét hiện nay, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã nghiên cứu phương pháp tính toán xác định nguy cơ lũ quét dựa trên sản phẩm của hệ thống định hướng cảnh báo lũ quét của Trung tâm nghiên cứu thủy văn Hoa Kỳ (MRCFFGS) và tổ hợp các sản phẩm mưa dự báo số trị đang sử dụng tại Trung tâm. Công cụ tính toán nguy cơ lũ quét được viết trên ngôn ngữ lập trình C–Sharp. Kết quả nghiên cứu đã được cảnh báo thử nghiệm cho 3 đợt lũ quét đã xảy ra trong tháng 10/2020 tại các tỉnh Trung Trung Bộ. Kết quả cho thấy, bản đồ nguy cơ lũ quét đều khoanh vùng nguy cơ rất cao đối với các khu vực đã xảy ra lũ quét. Việc ứng dụng công cụ này được kỳ vọng sẽ đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cảnh báo lũ quét, phục vụ cho công tác phòng và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Từ khóa: Lũ quét; Mưa số trị; FFG; FFFT.

10

3

Xây dựng bản đồ phân bố cấp độ tác động của biến đổi khí hậu đến quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các khoáng sản chủ yếu ở Việt Nam

Trương Thị Thanh Thủy1*, Vũ Văn Thăng1, Nguyễn Hữu Quyền1, Nguyễn Trọng Hiệu2, Trần Duy Hiền3, Lại Hồng Thanh4

1Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;

2Trung tâm Khoa học công nghệ Khí tượng Thủy văn và Môi trường;

3Vụ Khoa học và Công nghệ;

4Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, bộ số liệu kịch bản BĐKH và nước biển dâng do Bộ tài nguyên và Môi trường công bố năm 2016 được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Kết quả xây dựng bản đồ cho thấy, trong quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các khoáng sản than, bauxit, chì–kẽm, đá vôi xi măng, đá vôi trắng, kaolin, felspat, apatit, đá làm vật liệu xây dựng thông thường, cần đặc biệt lưu ý đến các biện pháp phòng chống lạnh ở Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Lâm Đồng và các biện pháp phòng chống nóng ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ; Phòng chống mưa lớn ở các mỏ thuộc phía nam khu mỏ Hà Giang và khu vực Thừa Thiên Huế –Quảng Ngãi. Cần lưu ý đến nhiệt độ cao nhất trong các tháng mùa hè ở Bắc Bộ và Trung Bộ; các cực trị mưa vào các tháng mùa mưa ở các mỏ thuộc Hà Giang, Yên Bái, ven biển Bắc Bộ, khu vực Trung Bộ, Đắc Lắc theo kịch bản RCP4.5 và ở các mỏ thuộc Đông Bắc Bộ, Trung Bộ theo kịch bản RCP8.5. Đối với việc quy hoạch, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản Titan–Zircon cần đặc biệt lưu ý đến nguy cơ ngập ở khu vực Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế.

Từ khóa: Bản đồ; BĐKH; Khoáng sản; Việt Nam.

23

4

Nghiên cứu cảnh báo sét bằng nguồn số liệu tổng hợp, thử nghiệm cho khu vực Gia Lâm, Thành phố Hà Nội

Hoàng Hải Sơn1,2*, Nguyễn Xuân Anh1,2, Phạm Xuân Thành1,2, Nguyễn Văn Hiệp1,3

1Viện Vật lý Địa cầu;

2Học viện Khoa học và Công nghệ;

3Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc Bộ;

Tóm tắt: Bài báo này nghiên cứu, đánh giá, xây dựng quy trình cảnh báo sét cho khu vực Gia Lâm–Hà Nội. Sử dụng các nguồn số liệu gồm: 139 ngày có nhiễu loạn cường độ điện trường trên tổng số 521 ngày đo đạc của thiết bị đo cường độ điện trường (EFM–100) đặt tại trạm Phú Thụy thuộc Gia Lâm–Hà Nội, trong khoảng thời gian từ 2017 đến 2019; số liệu định vị sét; số liệu radar thời tiết; số liệu vệ tinh Himawari. Phương pháp cảnh báo được áp dụng là phương pháp “hai vùng”, vùng cần cảnh báo AOC với bán kính 10 km từ vị trí trạm đo điện trường và vùng cảnh báo WA (mở rộng thêm 20 km từ vùng AOC). Các chỉ số thống kê được dùng để đánh giá chất lượng cảnh báo, theo thời gian cả ngày và buổi chiều, kết quả cho thấy tỷ lệ cảnh báo đúng POD cho vùng AOC tương ứng là 86,99% và 88,0%.

Tỷ lệ cảnh báo không thành công FTW cho vùng AOC tương ứng là 13,01% và 12,0%. Tỷ lệ cảnh báo khống FAR tương ứng là 24,14% và 18,52%. Thời gian cảnh báo sét trung bình là trước 31,6 phút, đây là thời gian khá hữu ích cho công tác chuẩn bị phòng tránh sét cho nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Từ khóa: Điện trường khí quyển; Định vị sét; Radar thời tiết; Ảnh mây vệ tinh.

32

5

Ứng dụng viễn thám và GIS theo dõi quá trình đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1989–2019

Lâm Văn Hạo1*, Lê Thị Pha Mi1

1Khoa Vật lý–Vật lý Kỹ thuật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM

Tóm tắt: Nghiên cứu này đã sử dụng phần mềm ENVI và ArcGIS giải đoán ảnh vệ tinh Landsat nhằm theo dõi quá trình đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1989–2019 thông qua các bề mặt không thấm, hệ số Kappa đạt trên 0,85. Kết quả nghiên cứu cho thấy đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh phát triển mạnh theo hướng mở rộng từ khu vực trung tâm ra ngoài vùng ven và có xu hướng tiến dần lên phía bắc, đông bắc và tây bắc thành phố, đặc biệt tập trung dọc theo các trục lộ chính ở khu vực ngoại thành, điều này được thể hiện qua diện tích mặt không thấm tăng 36431,7 ha tương ứng với tốc độ tăng trung bình 1214,4 ha/năm và bán kính khu vực đô thị được mở rộng từ 7 km lên 19 km. 

Từ khóa: Mặt không thấm; Đô thị hóa; Thành phố Hồ Chí Minh; Viễn thám; GIS.

49

6

Đánh giá sự thay đổi lưu lượng về hồ Dầu Tiếng theo các kịch bản biến đổi khí hậu

Trần Tuấn Hoàng1*, Phạm Ánh Bình1, Nguyễn Phương Đông1, Hồ Công Toàn1, Nguyễn Thảo Hiền1, Châu Thanh Hải1

1Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;

Tóm tắt: Nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE NAM và MIKE HYDRO để mô phỏng dòng chảy đến hồ Dầu Tiếng từ đó tính toán điều tiết hồ theo các kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH). Kết quả tính toán nguồn nước đến hồ cho thấy sự biến thiên rõ rệt dòng chảy theo mùa. Chênh lệch giữa năm nhiều nước và năm ít nước cũng rất đáng kể, năm nhiều nước có dòng chảy đến trung bình hơn 170 m3/s trong khi năm ít nước khoảng 36 m3/s. Ngoài ra, sự thay đổi lớp phủ mặt đệm cũng là nhân tố ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy. Mô hình MIKE HYDRO đã chứng minh tính hiệu quả vận hành thông qua trường hợp kiểm định mực nước và dung tích hồ trong 4 năm (2012–2015) và điều tiết lũ cho trận lũ lớn năm 2000. Kết quả nghiên cứu dựa vào quy trình vận hành để điều tiết hồ ứng với các trường hợp dung tích lũ nhỏ hơn mực nước dâng bình thường hay mực nước đón lũ của hồ chứa. Nghiên cứu cho thấy bộ mô hình có khả năng ứng dụng hiệu quả vào trong quản lý, quy hoạch và hỗ trợ vận hành hợp lý hồ Dầu Tiếng nhằm đảm bảo an toàn cho vùng hạ du sông Sài Gòn.

Từ khóa: Điều tiết hồ; Vận hành hồ chứa; Hồ Dầu Tiếng; Biến đổi khí hậu.

61

7

Phát thải khí nhà kính trong tiểu lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi tại tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010–2018

Lê Ánh Ngọc1, Phạm Đức Ân1, Phạm Thanh Long1*, Nguyễn Thị Liễu2, Đoàn Quang Trí3

1Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;

2Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;

3Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Tổng cục khí tượng Thủy văn;

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả tính toán phát thải khí nhà kính tại tỉnh Quảng Nam, một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt (không bao gồm phát thải và hấp thụ từ đất, cũng như đốt sinh khối từ đất rừng và chuyển đổi sử dụng của đất rừng) giai đoạn 2010–2018 theo Hướng dẫn kiểm kê quốc gia khí nhà kính 2006. Theo đó, tổng lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi tại tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2010–2018 là 16.251,74 GgCO2tđ và có xu hướng tăng dần từ 1.792,55 GgCO2tđ (năm 2010) lên 1.829,52 GgCO2tđ (năm 2018). Năm có lượng phát thải lớn nhất là năm 2018 (1.829,52 GgCO2tđ) và năm có lượng phát thải thấp nhất là năm 2013 (1.766,96 GgCO2tđ). Về cơ cấu phát thải, lĩnh vực chăn nuôi chiếm tỉ lệ 25,38 % và lĩnh vực trồng trọt chiếm 74,62%.

Từ khóa: Phát thải khí nhà kính; Nông nghiệp; ALU; IPCC.

78

8

BẢN TIN DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2020

87

Tin tiêu điểm
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn đẩy mạnh hợp tác với Cơ quan Khí...

    Sáng ngày 30/1, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp xã giao với Cơ quan Khí tượng Úc thảo luận tiềm năng hợp tác liên quan đến dịch vụ khí tượng thủy văn giữa hai cơ quan.
Tin mới nhất
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn đẩy mạnh hợp tác với Cơ quan Khí...

    Sáng ngày 30/1, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp xã giao với Cơ quan Khí tượng Úc thảo luận tiềm năng hợp tác liên quan đến dịch vụ khí tượng thủy văn giữa hai cơ quan.