MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2021

Đăng ngày: 12-10-2021 File đính kèm
Số 732 tháng 12 năm 2021

STT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi diện tích cù lao Long Khánh, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp

Lê Hoàng Tú1, Đinh Văn Duy2*, Lê Hải Trí2, Nguyễn Thái An2, Huỳnh Vương Thu Minh3, Huỳnh Thị Cẩm Hồng2, Trần Văn Tỷ2

1 Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp;  tucctldt@gmail.com.

2 Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ; dvduy@ctu.edu.vn; lehaitri@gmail.com; anb1908310@student.ctu.edu.vn; tvty@ctu.edu.vn.

3 Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ; hvtminh@ctu.edu.vn

Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng ảnh viễn thám để quan sát sự thay đổi diện tích và vị trí của cù lao Long Khánh, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp dựa theo phân tích các yếu tố ảnh hưởng như hàm lượng bùn cát lơ lửng (SSC), lưu lượng dòng chảy (Q) và vận tốc dòng chảy (V) thông qua đo đạc thực tế. Ảnh Landsat 5, 8 và Sentinel–2 được sử dụng để phân tích hiện trạng thay đổi đường bờ và diện tích bề mặt (A) của cù lao giai đoạn 2000–2021. Các số liệu thứ cấp về hàm lượng bùn cát và lưu lượng dòng chảy được phân tích để tìm mối tương quan giữa các đại lượng này đến sự thay đổi diện tích bề mặt cù lao. Vận tốc dòng chảy đo đạc được so sánh với vận tốc không xói (Vkx) của bùn cát cấu tạo bờ sông. Các kết quả phân tích cho thấy các yếu tố hàm lượng bùn cát lơ lửng, lưu lượng và vận tốc dòng chảy đều ảnh hưởng đến sự thay đổi diện tích cù lao. Tại đầu cù lao, vận tốc dòng chảy đang gây ra xói lở. Hiện nay, có rất ít các nghiên cứu về tương quan giữa các yếu tố thủy lực, thủy văn đến sự biến động diện tích của các cù lao ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Do đó, kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung một phần kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của các cù lao trên các hệ thống sông của ĐBSCL.

Từ khóa: Cù lao Long Khánh; Đường bờ; Ảnh Landsat; Bùn cát lơ lửng; Lưu lượng; Vận tốc dòng chảy.

1

2

Ứng dụng mô hình SWAT phục vụ phân vùng tài nguyên nước mặt và xói mòn đất tại tỉnh Gia Lai

Lê Hoàng Tú1*, Nguyễn Thị Huyền2, Phan Thị Hà1, Đặng Nguyễn Đông Phương1, Nguyễn Thành Nghĩa1, Lê Minh Hải3,4, Nguyễn Duy Liêm2, Hoàng Hà Anh5, Phạm Gia Điệp6, Nguyễn Kim Lợi1

1 Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh; tu.lehoang@hcmuaf.edu.vn; haphan0604@gmail.com; dangnguyendongphuong@gmail.com; 13162055@st.hcmuaf.edu.vn; ngkloi@hcmuaf.edu.vn

2 Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh; nt.huyen@hcmuaf.edu.vn; nguyenduyliem@hcmuaf.edu.vn

3 Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai; minhhai.sokhcn@gmail.com

4 Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh;

5 Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh; hoanghaanh@hcmuaf.edu.vn

6 Phòng Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh; phamgiadiep@hcmuaf.edu.vn

Tóm tắt: Đánh giá hiện trạng tài nguyên đất và nước là yêu cầu tiên quyết hỗ trợ công tác quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên này. Theo yêu cầu đó, nghiên cứu đã ứng dụng mô hình SWAT để mô phỏng lưu lượng dòng chảy và xói mòn đất phục vụ công tác xây dựng bản đồ phân vùng xói mòn đất và tài nguyên nước mặt. Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh Gia Lai. Kết quả hiệu chỉnh, kiểm định lưu lượng dòng chảy và lượng bùn cát lơ lửng theo tháng trong giai đoạn 1990–2011 tại lưu vực sông Ba cho thấy mô hình SWAT khá phù hợp. Theo kết quả ước tính thì tài nguyên nước mặt tương đối dồi dào và có khác biệt nhỏ trong phân bố tài nguyên nước mặt giữa các vùng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Nhưng nếu xem xét phân bố của tài nguyên nước mặt theo các mùa trong năm thì lại có sự khác biệt rất rõ rệt. Trong khi đó, kết quả mô phỏng từ mô hình SWAT chỉ ra rằng hiện tượng xói mòn đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai là không đáng kể (nhỏ hơn 1 tấn/ha.năm). Bản đồ phân vùng xói mòn đất cho thấy xói mòn đất nhiều ở các khu vực phía bắc và phía tây của tỉnh Gia Lai..

Từ khóa: Mô hình SWAT; Bản đồ phân vùng; Xói mòn đất; Tài nguyên nước mặt; Tỉnh Gia Lai.

13

3

Ứng dụng mô hình ROMS mô phỏng trường dòng chảy khu vực vịnh Bắc Bộ

Nguyễn Thanh Trang1*, Trần Hồng Lam1, Trần Mạnh Cường1, Nguyễn Anh Ngọc1, Vũ Tiến Thành1, Lưu Quang Hải1

1 Trung tâm Hải văn, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; thanhtrang979@gmail.com, thlam@monre.gov.vn, trancuong205@gmail.com, henry150986@gmail.com, vutienthanh711@gmail.com, quanghai162@gmail.com

Tóm tắt: Nghiên cứu trình bày kết quả mô phỏng và đánh giá trường dòng chảy khu vực vịnh Bắc Bộ dựa trên hệ thống hoàn lưu đại dương (ROMS) và kỹ thuật đồng hóa 4D–VAR từ nguồn số liệu Radar biển. Kết quả mô phỏng trường dòng chảy khu vực Vịnh Bắc Bộ cho thấy: 1) Vào thời kỳ gió mùa đông bắc thịnh hành, tồn tại hệ thống dòng chảy thịnh hành có vận tốc khá lớn (0,6 m/s) dọc theo ven bờ phía Tây đi ra cửa Vịnh, cùng với đó là sự tồn tại của xoáy nghịch ở khu vực cửa Vịnh và xoáy thuận tại khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ; 2) Vào mùa hè, hệ thống dòng chảy ven biển phía Tây đi ra cửa Vịnh vẫn tồn tại nhưng có cường độ nhỏ hơn (0,3 m/s), khác với thời kỳ gió mùa đông bắc, chỉ khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ xuất hiện xoáy thuận..

Từ khóa: 4D–VAR; Dòng chảy; Đồng hóa dữ liệu; Radar biển; ROMS; Vịnh Bắc Bộ.

28

4

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt và hiệu quả mô hình canh tác lúa nếp ba vụ ở Bắc Vàm Nao, An Giang

Huỳnh Vương Thu Minh1*, Nguyễn Thành Tâm2, Đái Thị Huỳnh Như1, Nguyễn Trường Thành1, Trần Văn Tỷ3

1 Khoa Môi trường & Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ; hvtminh@ctu.edu.vn; ntthanh@ctu.edu.vn

2 Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ; ngttam@ctu.edu.vn

3 Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ; tvty@ctu.edu.vn

Tóm tắt: Đánh giá chất lượng nước mặt và hiệu quả mô hình canh tác lúa nếp ba vụ được thực hiện trong vùng đê bao khép kín Bắc Vàm Nao (BVN), tỉnh An Giang. Các chỉ tiêu chất lượng nước mặt được thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), gồm: pH, Oxy hòa tan (DO), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy sinh học (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), nitrate (NO3), và phosphorus (PO43–), giai đoạn 2010–2020. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đo tại chỗ với các chỉ tiêu: pH, TDS, EC, và DO tại 20 vị trí trong vụ Thu Đông năm 2020. Hiệu quả mô hình canh tác lúa nếp được đánh giá từ phỏng vấn nông hộ. Kết quả cho thấy, BOD5 và COD trong vùng BVN cao hơn ở mức ý nghĩa 1% so với trên sông chính. Tuy nhiên, ảnh hưởng của mô hình thâm canh lúa nếp ở BVN đến thay đổi chất lượng nước trên sông chính chưa tìm thấy. Chất lượng nước ở đầu mùa vụ Thu Đông tốt hơn ở mức ý nghĩa 1% so với giữa mùa vụ. Thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận; tuy nhiên, lợi nhuận bị ảnh hưởng phần lớn bởi năng suất, giá bán và chi phí đầu tư. Những năm gần đây, năng suất lúa nếp bị giảm, lợi nhuận thấp hơn và ô nhiễm môi trường nước nhiều hơn so với trước đây.

Từ khóa: Chất lượng nước nội đồng; Năng suất lúa; Lợi nhuận; Đê bao khép kín; Phú Tân.

38

5

Đánh giá khả năng áp dụng giải pháp thoát nước đô thị bền vững tại khu vực đang đô thị hóa ở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Mai Lan1, Trần Đức Dũng1*, Châu Nguyễn Xuân Quang2, Ngô Ngọc Hoàng Giang2, Hồ Văn Hòa2, Lưu Văn Tấn3

1 Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi khí hậu, Viện Môi Trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc Gia TPHCM; mailan300496@gmail.com; dungtranducvn@yahoo.com

2 Phòng Thủy văn và Tài Nguyên Nước, Viện Môi Trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc Gia TPHCM (HYDROWARE–IRE–VNU); cnxquang@gmail.com; nnhgiang.env@gmail.com; harryhoa@gmail.com

3 Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật TPHCM; taanslv@yahoo.com

Tóm tắt: Quá trình đô thị hóa và tác động của biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngập lụt cục bộ. Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng áp dụng giải pháp thoát nước đô thị bền vững (SUDS) ở khu vực đang đô thị hóa, huyện Bình Chánh. Nghiên cứu sử dụng mô hình EPA–SWMM để mô phỏng 2 kịch bản áp dụng SUDS: KB1 (Tăng khả năng lưu trữ tạm thời để tái sử dụng nước mưa) và KB2 (Làm giảm lưu lượng đỉnh của dòng chảy), xây dựng bộ tiêu chí kết hợp với khảo sát 30 hộ dân, 10 chuyên gia và chính quyền địa phương để đánh giá khả năng áp dụng SUDS. Kết quả mô phỏng kịch bản đã mang lại hiệu quả giảm ngập đáng kể: KB1 với thời gian ngập giảm 2,68% và tổng lượng ngập giảm 0,52%; KB2 với thời gian ngập giảm 22,85% và tổng lượng ngập giảm 17,24%. Dựa trên mức độ phù hợp với bộ tiêu chí và kết quả khảo sát các bên liên quan cho thấy, vỉa hè thấm và vườn mưa được đánh giá phù hợp với khu vực nghiên cứu nhất, tiếp theo là hệ thống thu nước mưa và cuối cùng là mái nhà xanh. Nghiên cứu kết luận SUDS giúp giảm ngập đáng kể và nên được áp dụng để góp phần hỗ trợ công tác quản lý rủi ro ngập lụt đô thị hiệu quả hơn.

Từ khóa: Đang đô thị hóa; Huyện Bình Chánh; EPA–SWMM; SUDS.

49

6

Nghiên cứu phương pháp đánh giá rủi ro do xâm nhập mặn vùng đồng bằng ven biển Nam Định và Thái Bình

Nguyễn Văn Đào1, Vũ Thanh Tú2, Trần Hồng Thái3, Nguyễn Mai Đăng2,4*

1 Liên đoàn khảo sát khí tượng thuỷ văn, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn; daotvmt@gmail.com 

2 Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, Trường Đại học Thuỷ lợi; vutu@tlu.edu.vn

3 Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn; tranthai.vkttv@gmail.com

4 Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Thuỷ lợi; dang@tlu.edu.vn

Tóm tắt: Xâm nhập mặn (XNM) thường xuyên có thể gây ra những tác động đến các hoạt động phát triển kinh tế–xã hội cho một vùng, khu vực. Để làm rõ những tác động do XNM đến vùng ven biển tỉnh Nam Định và Thái Bình, nghiên cứu này đã tiến hành xây dựng bộ chỉ số phân tích tính dễ bị tổn thương (TDBTT) từ đó đánh giá rủi ro (RR) và phân cấp tác động. Bộ chỉ số đánh giá TDBTT gồm 27 biến có trọng số, được lựa chọn nhằm phân tích về tính nhạy, độ phơi bày và khả năng ứng phó cho 243 xã trong vùng nghiên cứu. Các phương pháp điều tra, phỏng vấn, thống kê được áp dụng để xác định giá trị các biến và chuẩn hóa. Kết quả cho thấy số xã bị ảnh hưởng trong nhóm kịch bản (KB) tần suất triều từ 125–149, nhóm KB nước biển dâng (NBD) từ 99–111, trong đó hơn 80% số xã của tỉnh Nam Định bị tác động. Nghiên cứu đã tính toán cho 5 cấp tổn thương và RR, tuy nhiên đa phần các xã đều chịu tổn thương và RR ở cấp độ 1–2. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, mặc dù tại một số xã mức độ hiểm họa khá cao, tuy nhiên với khả năng ứng phó tốt, thì mức độ tổn thương và rủi ro cũng có thể rất thấp hoặc có thể không xảy ra.

Từ khóa: Xâm nhập mặn; Bộ chỉ số; Tính dễ bị tổn thương; Rủi ro; Nước biển dâng.

65

7

Xác định các chỉ tiêu kiểm kê tài nguyên nước cho Việt Nam và áp dụng thử nghiệm cho lưu vực sông Ba

Nguyễn Cao Đơn1*, Phạm Thị Nga2, Trần Đức Thiện1

1 Phòng Quy hoạch và Dự báo tài nguyên nước, Viện Khoa học Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Số 8 Phố Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội; ncdon@monre.gov.vn; tdthien@monre.gov.vn

2 Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch, Số 1 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội; phamlinhnga.pct@gmail.com

Tóm tắt: Bài báo này trình bày các phương pháp để xác định giá trị của các chỉ tiêu kiểm kê tài nguyên nước cho Việt Nam bao gồm tổng lượng mưa, tổng lượng nước mặt, chất lượng nguồn nước mặt, trữ lượng và chất lượng nước dưới đất, hiện trạng khai thác sử dụng nước mặt và nước dưới đất, hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước, và giá trị tài nguyên nước cho các trường hợp có đầy đủ số liệu, thiếu số liệu và không có số liệu. Kết quả kiểm kê thử nghiệm cho một số chỉ tiêu của lưu vực sông Ba cho thấy, tổng lượng nước mưa năm trung bình trên lưu vực là 1823 mm; tổng lượng nước mặt trung bình năm tại trạm Củng Sơn là 7.973,63 triệu m3, tổng lượng khai thác sử dụng cho đối tượng sử dụng nước chính (cho thủy điện) là 6.085,49 triệu m3. Các kết quả này được kiểm kê dựa trên tài liệu hiện có nên có độ tin cậy cao và có thể sử dụng để lập các phương án quy hoạch tài nguyên nước cho lưu vực sông này. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kiểm kê trong bài báo này có thể được sử dụng để kiểm kê tài nguyên nước cho các lưu vực sông tại Việt Nam.

Từ khóa: Tài nguyên nước mưa; tài nguyên nước mặt; tài nguyên nước dưới đất; chỉ tiêu kiểm kê; phương pháp kiểm kê; lưu vực sông Ba.

79

8

Đánh giá hiệu quả của các công trình kè giảm sóng tại bờ biển Tây tỉnh Cà Mau

Nguyễn Ngọc Thuận1, Trần Văn Tỷ2*, Trần Văn Hừng2, Huỳnh Thị Cẩm Hồng2, Hà Ngọc Nhạn2, Trần Hải Lâm2, Đinh Văn Duy2, Trần Khánh Hải3, Trịnh Văn Tuấn3, Trần Minh Quảng3

1 Công Ty CP Lắp Đặt Điện Nước IEE-24/7; congtyiee24.7@gmail.com

2 Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ; tvty@ctu.edu.vn; tranvanhung@ctu.edu.vn; htchong@ctu.edu.vn; nhanb1705842@student.ctu.edu.vn; lamb1606132@student.ctu.edu.vn; dvduy@ctu.edu.vn

3 Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau; trankhanhhaisd@gmail.com; tuan0917177478@gmail.com; tranminhquangkbtb@gmail.com

Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá diễn biến đường bờ biển và hiệu quả giảm sóng của các công trình kè giảm sóng tại bờ biển Tây tỉnh Cà Mau. Ảnh Landsat và ảnh tải về bằng công cụ Google earth (ảnh Google earth) được sử dụng để quan sát diễn biến đường bờ biển. Số liệu sóng phía trước và sau kè được đo đạc và phân tích để đánh giá hiệu quả giảm sóng của các loại kè. Kết quả phân tích ảnh cho thấy diện tích rừng phòng hộ bị suy giảm nghiêm trọng (khoảng 160 ha) trong 20 năm qua với tốc độ suy giảm là 7,76 và 8,18 ha/năm lần lượt đối với ảnh Landsat và Google earth. Kết quả đo sóng cho thấy hiệu quả giảm chiều cao sóng tương ứng với hmax, 1/10 hmax, 1/3 hmax và htb của kè ly tâm lần lượt là 86%, 83%, 82% và 81%. Tương tự với kè Busadco lần lượt là 79%, 89%, 90% và 90%; kè bán nguyệt lần lượt là 83%, 82%, 81%, và 80%. Hiệu quả giảm năng lượng sóng của cả ba loại kè đều đạt trên 95%. Kết quả nghiên cứu dựa trên dữ liệu đo đạc trong một khoảng thời gian ngắn nên chưa thể kết luận về hiệu quả cho toàn bộ các dạng kè này.

Từ khóa: Biển Tây tỉnh Cà Mau; Ảnh viễn thám; Hiệu quả giảm sóng; Kè ly tâm; Kè bán nguyệt; Kè Busadco..

93

Tin tiêu điểm
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn đẩy mạnh hợp tác với Cơ quan Khí...

    Sáng ngày 30/1, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp xã giao với Cơ quan Khí tượng Úc thảo luận tiềm năng hợp tác liên quan đến dịch vụ khí tượng thủy văn giữa hai cơ quan.
Tin mới nhất
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
  • Tổng cục Khí tượng Thủy văn đẩy mạnh hợp tác với Cơ quan Khí...

    Sáng ngày 30/1, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã có cuộc họp xã giao với Cơ quan Khí tượng Úc thảo luận tiềm năng hợp tác liên quan đến dịch vụ khí tượng thủy văn giữa hai cơ quan.