MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN THÁNG 3 NĂM 2021

Đăng ngày: 07-04-2021 File đính kèm
Số 723 * Tháng 3 năm 2021

TT

Tên bài và tác giả

Số Trang

1

Nghiên cứu ứng dụng mô hình V–flood dự báo lũ trên lưu vực sông Lục Nam, Bắc Giang

Vũ Văn Quân1*, Nguyễn Thị Thúy2, Hà Việt Hùng3, Vũ Thị Thu4, Nguyễn Lê Ngọc Thủy5, Đặng Hồng Nguyên6, Vũ Duy Sáu7

1 Phòng Dự báo KTTV–Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc; vanquan@kttvdb.net.

2 Phòng Dự báo KTTV–Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc; nguyenthuy50v@gmail.com.

3Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bắc Giang–Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc; haviethung@kttvdb.net.

4Phòng Mạng lưới trạm và Thông tin KTTV–Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc; vuthithu@kttvdb.net.

5Phòng Mạng lưới trạm và Thông tin KTTV–Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc; nguyenlengocthuy@kttvdb.net.

6Phòng Mạng lưới trạm và Thông tin KTTV–Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc; danghongnguyen@kttvdb.net.

7Phòng Mạng lưới trạm và Thông tin KTTV–Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc; vuduysau@kttvdb.net.

Tóm tắt: Trong những năm gần đây khu vực tỉnh Bắc Giang chịu ảnh hưởng của mưa lũ ngày một trầm trọng, đặc biệt vào các năm 2001, 2008, 2010 và 2015 diễn biến về mưa Bắc Giang có biến đổi khác thường đã gậy ngập lụt nghiêm trọng và kéo dài tại huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động làm thiệt hại đáng kể về kinh tế dân sinh, cho địa phương. Năm 2008 xảy ra lũ lịch sử trên sông Lục Nam gây ngập lụt nghiêm trọng trên lưu vực. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao công tác dự báo, cảnh báo lũ cần áp dụng mô hình, công cụ hiện đại phục vụ công tác dự báo của địa phương là cần thiết. Kết quả nghiên cứu ứng dụng mô hình V–Flood dự báo lũ trên lưu vực sông Lục Nam cho thấy lưu lượng dòng chảy được mô phỏng tốt với các chỉ số Sai số quân phương (RMSE), sai số tuyệt đối trung bình (MAE), hệ số tương quan (r) và hệ số Nash–Sufficient Effficient (NSE) được đánh giá ở mức đạt trong quá trình hiệu chỉnh và kiểm định mô hình. Bộ thông số tìm được của mô hình đã được áp dụng thử nghiệm cho dự báo lũ năm 2020 để đánh giá khả năng ứng dụng của mô hình vào dự báo tác nghiệp. Phương pháp nghiên cứu đã giúp dự báo viên có thêm công cụ hữu ích trong quá trình dự báo lũ phục vụ địa phương.  

Từ khóa: V-flood, Dự báo lũ

1

2

Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước vùng tứ giác Long Xuyên và đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ nguồn nước

Huỳnh Phú1, Nguyễn Lý Ngọc Thảo2, Huỳnh Thị Ngọc Hân3

1 Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh, Hutech;

2 Viện Phát triển Công nghệ Môi trường và Tài nguyên nước Phú Mỹ;

3 Trường Đại học Tài Nguyên Và Môi Trường TP. Hồ Chí Minh;

Tóm tắt: Nghiên cứu này sử dụng chỉ số WQI để đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt vùng Tứ giác Long Xuyên. Kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng nước mặt phía Tây Bắc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ), tập trung ở tỉnh Kiên Giang. Tính toán chỉ số WQI được thực hiện tại 15 vị trí trong vùng, với 12 đợt lấy mẫu, kết quả biểu diễn qua các thang màu theo Quyết định số 1460/QĐ−TCMT ngày 12 tháng 11 năm 2019 đã đưa ra những đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng nước và các biện pháp bảo vệ môi trường nước, đóng góp vào phát triển nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ và du lịch, khả năng sử dụng nước và các biện pháp kiểm soát ô nhiễm với từng đoạn sông trong từng lưu vực nhằm phát triển kinh tế–xã hội vùng Tứ giác Long Xuyên theo hướng hiệu quả, bền vững và tiết kiệm tài nguyên.

Từ khóa: Chỉ số WQI; Đồng Bằng Sông Cửu Long; Nguồn nước mặt; Quan trắc nguồn nước; Tứ Giác Long Xuyên.

13

3

Nghiên cứu cải tiến hệ thống truyền tin và tự động hóa cho các thiết bị đo mưa, gió thủ công trên khu vực đồng bằng Bắc bộ

Nguyễn Hữu Tài1, Đào Văn Sản2, Nguyễn Hồng Hạnh3

1 Trung tâm Quan trắc khí tượng thủy văn;

2Đài khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ;

3 Đài khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ;

Tóm tắt: Thời gian qua, những hiện tượng thời tiết bất thường và khắc nghiệt ở Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp. Trước tình hình này, yêu cầu về số liệu quan trắc đòi hỏi phải chính xác, kịp thời. Theo Chiến lược phát triển ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV) đến năm 2020, quan điểm nhà nước ta đối với ngành là: phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hoá; lấy việc đầu tư cho khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực làm giải pháp chủ yếu để phát triển trên cơ sở kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực hiện có; khai thác triệt để thành tựu khoa học, công nghệ trong nước, đồng thời ứng dụng chọn lọc những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Triển khai thực hiện Chiến lược trên, mạng lưới quan trắc và công nghệ quan trắc đo đạc đã và đang từng bước được hiện đại hóa. Đài đã và đang mạnh dạn tiến hành một số nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của mạng lưới trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, môi trường. Trong số những nghiên cứu đó có Nghiên cứu cải tiến hệ thống truyền tin và tự động hóa cho các thiết bị đo mưa, gió thủ công

Từ khóa: Tích hợp thiết bị thủ công; Bán tự động thiết bị đo mưa; Đo gió.

23

4

Nghiên cứu xây dựng mối tương quan mực nước và lưu lượng tại trạm thủy văn Hà Bằng trong giai đoạn 2013–2020

Nguyễn Văn Đào1, Lê Quang Hải1, Nguyễn Đình Kỳ1, Phạm Hồng Phong1, Đào Văn Đạt1, Nguyễn Văn Phụng1, Lê Quang Chiến1

1 Liên đoàn Khảo sát Khí tượng thuỷ văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Tóm tắt: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, việc nắm bắt được diễn biến của chế độ thuỷ văn (lưu lượng, mực nước) từ đó đưa ra biện pháp phòng, chống lũ, hạn và khai thác hợp lý là rất cần thiết. Nghiên cứu xây dựng quan hệ mực nước, lưu lượng (H~Q) tại các trạm thuỷ văn cấp 3 (Hà Bằng) trên sông Kỳ Lộ tỉnh Phú Yên, nằm trong khu vực canh tác nông nghiệp, thuỷ sản quan trọng của tỉnh và thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt nên rất cần số liệu thuỷ văn để phục vụ sản xuất, phòng chống thiên tai. Nghiên cứu sử dụng số liệu đo khảo sát lưu lượng tại tuyến trạm từ 2013–2020, xây dựng mối tương quan mực nước và lưu lượng của trạm phục vụ cho mục đích tính toán, quy hoạch và phòng chống thiên tai của lưu vực. Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp thống kê và phương pháp phân tích, chuyên gia để xây dựng quan hệ H~Q, đánh giá tính phù hợp của các quy định kỹ thuật hiện tại trong việc áp dụng thực hiện tại tuyến đo, đề xuất quy định kỹ thuật phù hợp với các tuyến đo khảo sát thủy văn. Kết quả phân tích tương quan mực nước, lưu lượng của trạm Hà Bằng chỉ ra những bất cập của việc áp dụng các quy định kỹ thuật hiện hành đối với công tác đo khảo sát thủy văn, từ đó đề xuất quy định kỹ thuật đặc thù phù hợp với các tuyến đo khảo sát thủy văn.

Từ khóa: Khảo sát thuỷ văn; Tương quan; Mực nước; Lưu lượng nước; Hà Bằng.

38

5

Phát triển mô hình thủy văn tham số phân bố MARINE trong bài toán dự báo lũ, áp dụng thí điểm cho lưu vực sông Nậm Mu

Bùi Đình Lập1, Trần Hồng Thái2, Phạm Thị Hương Lan3

1 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; Nghiên cứu sinh của Trường Đại học Thủy Lợi;

2 Tổng cục Khí tượng Thủy văn;

3 Trường Đại học Thủy Lợi;

Tóm tắt: Bài toán dự báo lũ phục vụ công tác giảm nhẹ thiên tai và quản lý rủi ro nguồn nước là nhiệm vụ đang ngày càng trở lên cấp thiết do tài nguyên nước Việt Nam đang ngày càng khan hiếm, trong khi các công cụ, mô hình tính toán và công nghệ dự báo lũ ở nước ta còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu này sẽ trình bày các kết quả đạt được trong phát triển công cụ mô hình toán thủy văn thông số phân bố hiện đại Marine để giải bài toán dự báo lũ. Các kết quả đạt được khi triển khai áp dụng thí điểm cho lưu vực sông Nậm Mu, với tập số liệu 19 năm đã cho thấy, mô hình Marine sau khi được phát triển mới đã cho kết quả mô phỏng khá tốt, hệ thống đã mô phỏng đường quá trình lũ, sai số đỉnh lũ và thời gian xuất hiện đỉnh là khá hợp lý. Kỹ thuật điều khiển tham số tối ưu đa mục tiêu MSCE_UA đã giúp cải thiện đáng kể chất lượng mô phỏng hệ thống của mô hình Marine, chỉ số NASH kiểm định trung bình các năm đạt mức 67%. Sự thành công của công trình nghiên cứu này đã cải thiện đáng kể tính khả thi của mô hình Marine khi triển khai ứng dụng trên diện rộng cho nhiều lưu vực khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam.

Từ khóa: Tối ưu đa mục tiêu; Mô hình thủy văn phân bố; Ứớc tính tham số.

47

6

Nghiên cứu chế độ dòng chảy khu vực bãi biển Đồi Dương, tỉnh Bình Thuận

Phùng Thị Mỹ Diễm1,2, Ngô Nam Thịnh1,2, Nguyễn Kỳ Phùng3

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM;

2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh;

3Sở Khoa học và Công nghệ Tp. HCM;

Tóm tắt: Mô hình phổ sóng Mike 21 SW (Spectral Waves) và mô hình thủy lực Mike 21 HD FM (Hydro Dynamic Flow Model) được sử dụng trong bài báo để tính toán trường sóng và dòng chảy ven bờ khu vực bãi biển Đồi Dương, Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Mô hình sóng Mike 21 SW và Mike 21 HD FM đều được hiệu chỉnh và kiểm định với số liệu thực đo với hệ số tương quan khá tốt. Kết quả tính toán trường sóng là điều kiện đầu vào cho mô hình tính dòng chảy tổng hợp Mike 21 HD FM. Kết quả tính toán trường sóng khu vực bãi biển Đồi Dương cho thấy độ cao sóng có nghĩa vào mùa gió Đông Bắc khoảng 0,9–1,3 m, với hướng sóng là hướng Đông Bắc, vào mùa gió Tây Nam khoảng 0,4–0,7 m với hướng sóng là hướng Tây Nam. Đối với vận tốc dòng chảy, kết quả tính toán cho thấy vận tốc dòng chảy ven biển Đồi Dương khá nhỏ, đạt khoảng 0,025–0,35 m/s vào mùa gió Tây Nam và 0,02–0,3 m/s đối với mùa gió Đông Bắc. Qua kết quả phân tích thấy được dòng chảy khu vực bãi biển Đồi Dương chịu ảnh hưởng mạnh bởi triều. Nghiên cứu cũng làm cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu các quá trình tác động tiêu cực đến vùng bờ biển do ảnh hưởng của dòng chảy gây ra, góp phần định hướng phát triển kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu.

Từ khóa: Mike 21 SW; Mike 21 HD FM; Dòng chảy tổng hợp; Sóng; Bãi biển Đồi Dương.

58

7

Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện quy trình xuất bản điện tử và công cụ quản lý Tạp chí Khí tượng Thủy văn 

Đoàn Quang Trí1, Đinh Việt Hoàng1*

1Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn;

Tóm tắt: Quá trình phát triển công nghệ số và hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu cần hoàn thiện công cụ khai thác quản lý và quy trình xuất bản điện tử Tạp chí Khí tượng Thủy văn (KTTV). Quy trình xuất bản điện tử được mô hình hóa bằng ngôn ngữ lập trình PHP và lưu trữ dữ liệu người dùng, bản thảo bài báo, quá trình phản biện của người dùng thông qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Các công cụ quản lý với những thao tác và giao diện hiển thị sử dụng HTML kết hợp với CSS và Javascript. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng thành công quy trình xuất bản điện tử cùng với các công cụ quản lý hỗ trợ cho tác giả, Ban biên tập nhà phản biện, Tổng biên tập và biên tập viên trong công tác xuất bản điện tử Tạp chí KTTV. Các công cụ quản lý và quy trình xuất bản điện tử cho thấy sự phù hợp, hiệu quả trong công tác xuất bản điện tử Tạp chí KTTV.

Từ khóa: Công cụ quản lý; Quy trình xuất bản điện tử; Tạp chí Khí tượng Thủy văn

75

8

Thử nghiệm cảnh báo dông cho khu vực Việt Nam bằng phương pháp kết hợp sản phẩm ra đa thời tiết và dữ liệu sét

Phùng Kiến Quốc1*, Trần Tùng Lâm1, Đỗ Thị Ánh Huyền1

1 Đài Khí tượng cao không

Tóm tắt: Dông là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và phát triển nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và tính mạng con người. Nghiên cứu này trình bày phương pháp cảnh báo dông dựa trên dữ liệu ra đa thời tiết kết hợp với dữ liệu của các trạm định vị sét tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu được xem xét khả năng có dông đối với các sản phẩm của ra đa là: HMAX ≥ 10 km, ETOPS ≥ 7 km, CMAX ≥ 35 dBZ và CAPPI2 ≥ 40 dBZ. Nếu chỉ sử dụng một trong bốn điều kiện trên trong trường hợp không có sét thì đó là chỉ số chưa tốt và chưa thể sử dụng để xác định dông. Nếu sử dụng hai trong bốn điều kiện đó và không có sét thì đây cũng có thể là một chỉ số để xác định dông nhưng độ chính xác khoảng 72,08%. Kết quả cũng chỉ ra rằng việc kết hợp các tiêu chí trên (HMAX ≥ 10 km, ETOPS ≥ 7 km, CMAX ≥ 35 dBZ, CAPPI2 ≥ 40 dBZ) cùng dữ liệu sét có thể là một chỉ số để xác định dông đạt độ chính xác cao lên đến 86,25%.

Từ khóa: Dông; Ra đa thời tiết; Cảnh báo; Định vị sét

88

 

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất