Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diện tích băng ở các cực liên tục giảm và nhiệt độ trung bình toàn cầu liên tục tăng. Theo dự báo của Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh (Met Office), năm 2023 sẽ là một trong những năm nóng kỷ lục, với nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,08oC đến 1,32oC so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp, có khả năng là năm thứ 10 liên tiếp nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1oC so với mức trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp, kèm theo đó là tính bất ổn định cao của khí quyển trên quy mô toàn cầu, khu vực.
Ở Việt Nam, từ đầu năm đến nay (5/2023), tổng lượng mưa trên toàn quốc phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Dòng chảy trên các sông suối và hồ chứa khu vực Bắc Bộ phổ biến đều thiếu hụt so với TBNN từ 10-30%, riêng trên sông Thao thiếu hụt 70%. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng lượng mưa giảm, nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường dự báo, cảnh báo sớm, dài hạn về khí tượng thủy văn, mặc dù còn có những tính bất định trong kết quả của các mô hình dự báo khí tượng thủy văn hạn dài nhưng để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội của Bộ, ngành và địa phương, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) cung cấp nhận định sớm về tình hình El Nino, nguồn nước trên phạm vi cả nước
Về tình hình thủy văn, nguồn nước
Tổng lượng mưa (TLM) 4 tháng đầu năm 2023 trên cả nước phổ biến thấp hơn so với TBNN, trong đó, phía đông Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có tỷ chuẩn lượng mưa dưới 50%. Tổng lượng mưa trong tháng 4/2023 phổ biến thấp 2
hơn so với TBNN cùng thời kỳ từ 30-60%, một số nơi ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thấp hơn từ 70-100%.
Khu vực Bắc Bộ: Nguồn nước trên các sông suối khu vực Bắc Bộ thiếu hụt so với TBNN từ 10-50%, riêng sông Thao thiếu hụt 50-70%; thấp hơn từ 20-60% so với năm 2022; dòng chảy đến hồ Hòa Bình lớn hơn TBNN và tương đương năm 2022 do có sự cấp nước bổ sung từ các hồ thượng lưu. Mực nước tại trạm thủy văn Hà Nội xuống mức -0.04m (16h/13/3- thấp nhất lịch sử).
Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên: Mực nước các sông khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên biến đổi chậm. Nguồn nước trên các sông trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Trị, Phú Yên, Bình Thuận và khu vực Bắc Tây Nguyên ở mức thấp hơn TBNN từ 25-50%. Trên sông Mã (Thanh Hóa) tại Lý Nhân đã xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi quan trắc là 0,93 m (10/4).
Khu vực Nam Bộ: Tổng lượng dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Công (trạm Kratie-Campuchia) về hạ lưu và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở mức tương đương cùng kỳ TBNN (2012-2022). Hiện tại, mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Công phổ biến ở thấp hơn TBNN từ 0,1-1,4m. Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long dao động theo thủy triều và ở mức cao hơn TBNN cùng kỳ khoảng 0,1m. Từ tháng 1-4/2023, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long ở mức tương đương TBNN.
Về hiện trạng hồ chứa:
Hồ chứa thủy lợi: Tại khu vực Bắc Bộ dung tích bình quân các hồ chứa thủy lợi đạt 50,1% dung tích thiết kế (DTTK); khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế đạt 56% DTTK; khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận đạt 72% DTTK; khu vực Tây Nguyên đạt 35% DTTK.
Hồ chứa thủy điện lớn: Tại khu vực Bắc Bộ đạt khoảng 25-45% dung tích hồ chứa (DTHC), riêng hồ Hòa Bình đạt 89% DTHC do có sự cấp nước bổ sung từ các hồ chứa thượng nguồn; khu vực Bắc Trung Bộ đạt từ 42-61% DTHC, khu vực Trung Trung Bộ đạt từ 51-84% DTHC; khu vực Nam Trung Bộ đạt từ 31-83% DTHC; khu vực Tây Nguyên đạt từ 25-49% DTHC; trên lưu vực sông Đồng Nai đạt từ 10-55% DTHC.
Dự báo nguồn nước từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2023. Hiện tượng ENSO chuyển sang trạng thái trung tính trong các tháng từ tháng 5-6/2023, sau đó trong nửa cuối năm 2023 có khả năng chuyển sang pha
nóng (El Nino) với xác suất khoảng 70-80% và có thể kéo dài sang năm 2024. Nền nhiệt độ các tháng trong năm 2023 dự báo có xu hướng cao hơn TBNN và nắng nóng có khả năng xảy ra nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình, số ngày nắng nóng trong năm 2023 xuất hiện nhiều hơn so với năm 2022.
Về lượng mưa
Khu vực Bắc Bộ: Từ tháng 5-7/2023, TLM phổ biến xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ; Từ tháng 8/2023, TLM phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN. Tháng 9- 10/2023 TLM phổ biến thấp hơn khoảng từ 10-25% so với TBNN cùng thời kỳ.
Khu vực Trung Bộ: Từ tháng 5-7/2023, TLM phổ biến xấp xỉ so với TBNN, riêng khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế tháng 6-7/2023 cao hơn từ 5-15% so với TBNN cùng thời kỳ. Tháng 8-9/2023, TLM ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ. Tháng 10/2023, TLM ở mức thấp hơn từ 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ: Từ tháng 5-7/2023, TLM phổ biến ở mức xấp xỉ với TBNN cùng thời kỳ. Tháng 8/2023, TLM có xu hướng ở mức cao hơn từ 5-20% so với TBNN. Tháng 9/2023 TLM xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ. Tháng 10/2023, TLM ở mức thấp hơn từ 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ.
Tổng lượng mưa tháng 5-6/2023 ở thượng nguồn sông Đà (khu vực Nam Trung Quốc) ở mức thấp hơn TBNN. Từ tháng 7-9 phổ biến ở mức xấp xỉ TBNN và không có dấu hiệu mưa lớn ở khu vực phía Nam Trung Quốc.
Về nguồn nước mặt
Khu vực Bắc Bộ: Trong tháng 5/2023, nguồn nước đến các hồ chứa lớn và trên các sông suối thượng lưu hệ thống sông Hồng tiếp tục thiếu hụt so với TBNN từ 20-40%, riêng dòng chảy đến Hòa Bình lớn hơn TBNN do các hồ chứa thượng nguồn cấp nước bổ sung.
Dòng chảy đến các hồ chứa trên sông Đà, sông Gâm và sông Chảy thiếu hụt so với TBNN từ 10-30%, riêng dòng chảy đến hồ Hòa Bình lớn hơn TBNN do các hồ chứa thượng nguồn cấp nước bổ sung; trên sông Thao và sông Lô thiếu hụt từ 20-50%.
Tổng lượng nước đến các hồ thủy điện lớn có khả năng như sau:
Trên lưu vực sông Đà: Tổng lượng dòng chảy đến các hồ chứa lớn như Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Bản Chát thiếu hụt từ 15-45% so với TBNN, tương đương năm 2022.
Trên lưu vực sông Gâm: Tổng lượng dòng chảy đến hồ chứa Tuyên Quang thiếu hụt từ 10-30% so với TBNN, thấp hơn năm 2022 khoảng 5-15%.
Trên lưu vực sông Chảy: Tổng lượng dòng chảy đến hồ chứa Thác Bà thiếu hụt từ 10-15% so với TBNN, thấp hơn năm 2022 khoảng 20-30%.
Khu vực Bắc Trung Bộ: Tổng lượng dòng chảy đến các hồ chứa thủy điện lớn trong khu vực ở mức thấp hơn từ 15-35% so với TBNN. Trong thời kỳ cao điểm mùa khô, nắng nóng kéo dài, nguy cơ cao xảy ra hạn hán thiếu nước ở những nơi ngoài vùng cấp nước của các công trình thủy lợi tại các tỉnh Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.
Khu vực Trung Trung Bộ: Tổng lượng dòng chảy đến các hồ chứa thủy điện lớn trong khu vực ở mức thấp hơn từ 15-40% so với TBNN. Trong thời kỳ tháng 6-8/2023, nguy cơ xảy ra hạn hán thiếu nước cục bộ ở những nơi ngoài vùng cấp nước của các công trình thủy lợi và xâm nhập mặn tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam.
Từ tháng 5-8/2023 tổng lượng dòng chảy trên các sông phổ biến thấp hơn từ 20-40% so với TBNN; riêng sông Tả Trạch (Thừa Thiên Huế), sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) ở mức cao hơn từ 10-30% so với TBNN.
Khu vực Nam Trung Bộ: Tổng lượng dòng chảy đến các hồ chứa thủy điện lớn trong khu vực ở mức thấp hơn từ 10-40% so với TBNN. Trong thời kỳ tháng 6-8/2023, nguy cơ xảy ra hạn hán thiếu nước ở những nơi ngoài vùng cấp nước của các công trình thủy lợi tại các tỉnh từ Phú Yên đến Ninh Thuận.
Từ tháng 5-8/2023, tổng lượng dòng chảy trên các sông ở khu vực Nam Trung Bộ phổ biến thấp hơn từ 20-50% so với TBNN.
Khu vực Tây Nguyên: Tổng lượng dòng chảy đến các hồ chứa thủy điện lớn trong khu vực ở mức thấp hơn từ 10-25% so với TBNN. Trong thời kỳ này, nguy cơ xảy ra hạn hán thiếu nước cục bộ ở những nơi ngoài vùng cấp nước của các công trình thủy lợi tại các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông.
Từ tháng 5-7/2023 tổng lượng dòng chảy trên các sông thuộc khu vực Tây Nguyên ở mức thấp hơn từ 15-25% so với TBNN.
Khu vực Nam Bộ: Từ tháng 5-7/2023, tổng lượng dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Công về hạ lưu ĐBSCL có xu thế tăng dần và ở mức thấp hơn từ 10-20% so với TBNN.
Khu vực ngoài lãnh thổ Việt Nam: Mực nước hồ Ngọa Trác Độ, Cảnh Hồng thuộc khu vực thượng nguồn sông Mê Công có xu thế thấp hơn so với TBNN cùng kỳ. Mực nước các hồ chứa lớn thượng nguồn sông Hồng tiếp tục ở mức thấp so với TBNN cùng kỳ.
Tạp chí KTTV