Ấn Độ tìm cách hạn chế BĐKH sau báo cáo của IPCC

Đăng ngày: 02-11-2018 | Lượt xem: 1096
(TN&MT) - Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra báo cáo mới nhất của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) một cách nghiêm túc và cam kết cố gắng hạn chế sự nóng lên toàn cầu lên đến...

Những thay đổi mà Ấn Độ có thể phải tiến hành là đóng cửa các nhà máy than trước khi kết thúc đời sống kinh tế của họ

Những thay đổi mà Ấn Độ có thể phải tiến hành là đóng cửa các nhà máy than trước khi kết thúc đời sống kinh tế của họ

Chính phủ Ấn Độ đã chấp nhận báo cáo mới nhất của IPCC và đã yêu cầu một số viện giáo dục và viện nghiên cứu trình bày lộ trình của họ về những gì Ấn Độ có thể làm để hạn chế nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng đến 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Quyết định này đã được công bố tại một cuộc họp gần đây ở New Delhi, Ấn Độ với sự tham gia của các tác giả cấp cao của báo cáo IPCC này cũng như các nhà hoạch định chính sách và đại diện của các viện nghiên cứu. Cuộc họp được tổ chức theo quy tắc của Chatham House, do đó, các diễn giả không được nêu tên.

Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu của Ấn Độ sẽ khảo sát các báo cáo khác nhau và sau đó đưa ra một kế hoạch tổng hợp, phần lớn theo cách chính phủ tổng hợp Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) trước khi hội nghị thượng đỉnh khí hậu LHQ năm 2015 trở thành Hiệp định Paris.

Các quan chức của Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu của Ấn Độ dự đoán sẽ không nhận được các báo cáo trước hội nghị thượng đỉnh LHQ năm nay - dự kiến ​​vào tháng 12 - nhưng họ cho rằng điều đó không quan trọng.

Theo Hiệp định Paris, tất cả các nước đã đồng ý giới hạn nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên 2 độ C, trong đó cố gắng chạm đến mục tiêu đầy tham vọng 1,5 độ C. Sau đó, IPCC được yêu cầu đánh giá thiệt hại phát sinh có thể gây ra nếu giới hạn 1,5 độ C bị thất bại; và những phương pháp khả thi của chính phủ để giảm mức từ 2 độ C xuống 1,5 độ C, cùng với chi phí của cách thức đó.

Câu hỏi lớn hiện nay là sẽ đẩy nhanh các hoạt động mà Ấn Độ cam kết trong NDC có đủ để giảm nhiệt độ toàn cầu từ 2 độ C xuống mức 1,5 độ C hay sẽ cần thêm các hoạt động? 

Vì các nhà máy nhiệt điện là nguồn phát thải khí CO2 lớn nhất - khí nhà kính chịu trách nhiệm cho hơn 80% sự nóng lên toàn cầu - vấn đề lớn nhất sẽ là sự phát điện. Từ nay đến năm 2030, Ấn Độ sẽ phải giảm ít nhất 100 triệu tấn khí thải mỗi năm, có thể lên đến 300 triệu tấn. Điều đó có nghĩa là một số lượng đáng kể các nhà máy điện đốt than sẽ phải đóng cửa trước khi cuộc sống dựa vào kinh tế của họ kết thúc. Điều đó có ý nghĩa gì đối với việc phát điện? Điều đó sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với các ngân hàng đã cho vay tiền để xây dựng và điều hành các nhà máy điện này? Đây là những câu hỏi đầu tiên của các học giả, và sau đó là chính phủ rất khó khăn để trả lời.

Các diễn giả tại cuộc họp cho rằng 1 trong 2 cải tiến công nghệ tăng lên đáng kể, hoặc quyết định khó khăn sẽ phải được thực hiện, và không chỉ trong việc phát điện. Một ví dụ lớn là theo dự đoán, nhu cầu xi măng của Ấn Độ sẽ tăng gấp 3 lần từ nay đến năm 2030 và hiện tại không có công nghệ nào để loại bỏ lượng khí thải CO2 ra khỏi quá trình nung tạo ra xi măng.

“Nếu không có công nghệ mới nào giúp giảm phát thải đáng kể thì không có lựa chọn nào khác ngoài việc thu giữ và lưu giữ carbon (CCS) dưới lòng đất”, các chuyên gia cho biết tại cuộc họp. CCS vẫn là một công nghệ không thể chối cãi về mặt thương mại và là công nghệ gây nhiều tranh cãi.

Dĩ nhiên, tất cả điều này sẽ ảnh hưởng đến Hội nghị thượng đỉnh khí hậu LHQ năm nay, và Ấn Độ một lần nữa sẽ nêu vấn đề chuyển giao công nghệ miễn phí hoặc trợ giá từ công nghiệp hóa sang các nước đang phát triển để thế giới có thể tiến tới một nền kinh tế xanh hơn.

Một vài ngày trước cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu của Ấn Độ, C.K. Mishra đã nói với Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ rằng nước này sẽ thúc giục các nước công nghiệp thực hiện cam kết của họ theo Nghị định thư Kyoto, tồn tại đến năm 2020 – thời gian Hiệp định Paris có hiệu lực. Theo nghị định thư, các nước công nghiệp có nghĩa vụ giảm lượng khí thải của họ, và mỗi hội nghị thượng đỉnh khí hậu đều nhìn thấy những cuộc tranh cãi về nó, mặc dù đây là vấn đề mà các đại biểu tránh xa nhất có thể. “Chúng ta không thể bỏ qua toàn bộ thời gian trong lịch sử” - Mishra nói.

Tại cuộc họp báo cáo của IPCC, một nhà hoạch định chính sách cao cấp cho biết: “Chính phủ đã chấp nhận mục tiêu 1,5 độ C vì chúng ta cần thực sự quan tâm về BĐKH. Đó là sự thật, nó đang xảy ra, và nó không phải là một câu chuyện có thể bị bỏ qua nữa”.

BĐKH ảnh hưởng xấu đến gió mùa, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. BĐKH cũng làm hạn hán, lũ lụt và bão nghiêm trọng hơn và thường xuyên hơn. Nó làm tăng mực nước biển, một hiệu ứng mà Ấn Độ - với đường bờ biển dài 7.500 km – rất dễ bị tổn thương. Sóng nhiệt đang ảnh hưởng đến nhiều người hơn, sự tan chảy nhanh hơn của các sông băng đang làm cho nguồn cung cấp nước không chắc chắn hơn.

"Vì vậy, chúng tôi có thách thức lớn gấp 3 lần nếu chuyển sang nền kinh tế các-bon thấp, đưa mọi người thoát khỏi đói nghèo và xử lý các tác động của BĐKH đang diễn ra và sẽ tồi tệ hơn", nhà hoạch định chính sách này cho biết thêm.

Một số bước đã được triển khai. Ấn Độ lên kế hoạch tạo ra 175 GW điện thông qua năng lượng tái tạo vào năm 2020 - kế hoạch đầy tham vọng nhất của thế giới. Những bước đầu tiên hướng tới di động điện tử và các công trình xanh đã được thực hiện. Trong NDC của mình, Ấn Độ đã cam kết giảm từ 33-35% mức độ phát thải các-bon trên một đơn vị GDP vào năm 2030. Kể từ năm 2015, mức này đã giảm 14%. Nhưng nó sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn, ngay cả khi chính phủ sẵn sàng nâng cao tham vọng của mình hơn nữa.

Phần lớn cam kết NDC của Ấn Độ phụ thuộc vào việc tạo ra các bồn chứa carbon bằng cách trồng cây, đặc biệt là trên đất bị suy thoái thuộc về các sở lâm nghiệp ở các bang khác nhau. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách thừa nhận khó khăn khi thực hiện điều này, vì phần lớn khu vực đất này đã bị những người có quan hệ chính trị xâm chiếm. Thêm vào đó, các cơ quan triển khai các dự án cơ sở hạ tầng như đường sá, đập hoặc kênh liên tục đòi hỏi ngày càng có nhiều loại đất đai này.

Để giúp giải quyết một số vấn đề này, Ấn Độ cũng sẽ nhắc lại nhu cầu về tài chính từ các nước công nghiệp - như sửa chữa vì đã tạo phần lớn lượng carbon thừa trong khí quyển từ khi bắt đầu Thời đại Công nghiệp. Một lần nữa, vấn đề đó có thể không được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán.

“Tuy nhiên, bất kể có vấn đề gì xảy ra trên toàn cầu, tham vọng của Ấn Độ chống lại BĐKH một cách mạnh mẽ không hề chùn bước”, nhà hoạch định chính sách kết luận.

Một nhà khoa học cấp cao tham dự cuộc họp đã chỉ trích báo cáo của IPCC vì không xem xét sự ấm lên sẽ xảy ra khi các nước như Ấn Độ và Trung Quốc làm sạch ô nhiễm không khí của họ. Mọi người đều cho rằng họ phải giải quyết tình trạng ô nhiễm, vì điều đó đang trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe con người ở những nước này. Nhưng một khi điều đó xảy ra, ánh sáng mặt trời sẽ đến bề mặt trái đất và sự nóng lên toàn cầu sẽ gia tăng.

Nhiều chuyên gia đã chỉ ra tại cuộc họp rằng Ấn Độ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng ngoài BĐKH, nhưng tất cả đều nhất trí rằng BĐKH là một mối đe dọa trong tất cả các lĩnh vực của đời sống và hoạt động kinh tế.

Báo cáo truyền thông từ các quốc gia Nam Á khác cho biết đất nước của họ chưa thực sự đương đầu với báo cáo mới nhất của IPCC. Ấn Độ thì ngược lại. Các chuyên gia sẽ phải chỉ ra cách đất nước này có thể đối phó BĐKH mạnh mẽ hơn so với những gì đã làm cho đến bây giờ.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: