Báo cáo mới của Liên hợp quốc kêu gọi sự thay đổi căn bản trong cách chúng ta nghĩ về tự nhiên

Đăng ngày: 27-02-2021 | Lượt xem: 848
Liên hợp quốc vừa công bố một báo cáo hôm về sức khỏe của hành tinh, trong đó đề xuất một sự thay đổi căn bản trong cách con người suy nghĩ về môi trường.

Báo cáo, "Make Peace with Nature” (tạm dịch: Cân bằng hòa bình với thiên nhiên), dài 168 trang và chắt lọc những nghiên cứu khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu và "cuộc chiến" của nhân loại trên hành tinh. Báo cáo cũng chỉ ra rằng trong bối cảnh chúng ta theo đuổi sự giàu có và an ninh, con người bây giờ phải học cách coi trọng "vốn tự nhiên" cơ bản của địa chất, đất, không khí và nước - một cách nhanh chóng.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết trong một cuộc họp để trình bày báo cáo: "Đã quá lâu rồi chúng ta tiến hành một cuộc chiến tranh vô nghĩa". "Kết quả là ba cuộc khủng hoảng môi trường gây ra hậu quả với nhau: sự gián đoạn khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm đe dọa khả năng tồn tại của loài người"

Inger Andersen, giám đốc điều hành của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc phát biều về nội dung báo cáo

Inger Andersen, giám đốc điều hành của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, đơn vị công bố báo cáo cho biết: “Chúng ta đang phá hủy hành tinh, đặt sức khỏe và sự thịnh vượng của chính chúng ta vào nguy cơ rủi ro.”

Thế giới còn lâu mới đạt được các mục tiêu đã thống nhất để bảo vệ hành tinh. Các loài và hệ sinh thái đang biến mất nhanh hơn bao giờ hết, bất chấp các cam kết bảo vệ chúng trên toàn cầu từ lâu. Trong khi tầng ôzôn đang dần được phục hồi, nhân loại đã đi chệch hướng trong việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu như được hình dung trong Thỏa thuận Paris mang tính bước ngoặt, báo cáo cho biết.

"Với tốc độ hiện tại, sự nóng lên sẽ đạt 1,5°C vào khoảng năm 2040 hoặc có thể sớm hơn. Nhìn chung, các chính sách quốc gia hiện hành nhằm giảm phát thải khí nhà kính có thể đưa thế giới vào khả năng ấm lên ít nhất 3°C vào năm 2100” theo báo cáo.

Con người đã và đang phải trả một giá đắt, không chỉ dưới hình thức thời tiết ngày càng khắc nghiệt. Theo báo cáo, một phần tư gánh nặng bệnh tật trên thế giới hiện nay bắt nguồn từ các rủi ro liên quan đến môi trường, bao gồm các bệnh xuất hiện do sự gần gũi với động vật hoang dã - chẳng hạn như Covid-19, được cho là có nguồn gốc từ dơi - và sự tiếp xúc với các chất thải độc hại; Theo báo cáo, ô nhiễm gây ra khoảng 9 triệu ca tử vong sớm mỗi năm.

Bây giờ là lúc để thay đổi tất cả điều đó, khi thế giới tái sinh từ một đại dịch đã làm đảo lộn công việc kinh doanh như bình thường. Báo cáo cho biết các chính phủ đang suy nghĩ về các chính sách lớn để tái khởi động nền kinh tế của họ và có thể nắm bắt thời điểm lịch sử duy nhất này để ưu tiên hành tinh. "Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã tạo động lực để suy nghĩ lại về cách xã hội có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một tương lai bền vững."

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://edition.cnn.com/2021/02/18/americas/un-report-climate-making-peace-intl/index.html

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: