Báo cáo về tác động của biến đổi khí hậu năm 2020 (Phần 1)

Đăng ngày: 09-12-2020 | Lượt xem: 2280

Lũ lụt

Lũ lụt nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến hàng triệu người ở Đông Phi và Sahel, Nam Á, Trung Quốc và Việt Nam.

Ở châu Phi - Sudan và Kenya là những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với 285 người chết được báo cáo ở Kenya và 155 người ở Sudan. Hồ Victoria đạt mức kỷ lục vào tháng 5, sông Niger và sông Nile đạt mức kỷ lục tại Niamey (Niger) và Khartoum (Sudan). Lũ lụt cũng góp phần làm bùng phát dịch châu chấu ở những quốc gia này.

Tại Nam Á - Ấn Độ đã trải qua một trong hai mùa gió mùa ẩm ướt nhất kể từ năm 1994, tháng 8 là tháng ẩm ướt nhất được ghi nhận đối với Pakistan và lũ lụt trên diện rộng đã được ghi nhận khắp khu vực (bao gồm Bangladesh, Nepal và Myanmar).

Tại Trung Quốc - Lượng mưa lớn liên tục ở lưu vực sông Dương Tử trong mùa gió mùa cũng gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Các thiệt hại kinh tế được báo cáo vượt quá 15 tỷ đô la Mỹ, và ít nhất 279 trường hợp tử vong đã được báo cáo trong thời gian này.

Tại Việt Nam - Những trận mưa lớn đặc trưng cho sự xuất hiện của gió mùa Đông Bắc đã trở nên trầm trọng hơn do một loạt các xoáy thuận và áp thấp nhiệt đới liên tiếp, với 8 cơn đổ bộ trong vòng chưa đầy 5 tuần.

Bản đồ về tổng lượng mưa từ tháng 1-9/2020 so với lượng mưa cơ bản giai đoạn 1951-2010 (hình trái) và Bản đồ về tổng lượng mưa từ tháng 1-9/2020 so với lượng mưa cơ bản giai đoạn 1982-2016 (hình phải)

Nắng nóng, hạn hán và hỏa hoạn

Ở khu vực thuộc Nam Mỹ, hạn hán nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến nhiều vùng vào năm 2020, với các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là miền bắc Argentina, Paraguay và các khu vực biên giới phía tây Brazil. Ước tính thiệt hại về nông nghiệp là gần 3 tỷ đô la Mỹ chỉ riêng ở Brazil. Có hoạt động cháy rừng đáng kể trên khắp khu vực, nghiêm trọng nhất là ở vùng đầm lầy Pantanal ở miền tây Brazil.

Tại Hoa Kỳ, những đám cháy lớn nhất từng được ghi nhận xảy ra vào cuối mùa hè và mùa thu. Hạn hán trên diện rộng và nhiệt độ khắc nghiệt đã góp phần gây ra các đám cháy, và tháng 7 đến tháng 9 là thời điểm nóng nhất và khô nhất được ghi nhận ở miền tây nam. Thung lũng Chết ở California đạt 54,4°C vào ngày 16/8, nhiệt độ cao nhất được biết đến trên thế giới trong ít nhất 80 năm qua.

Ở Caribe, các đợt nắng nóng lớn xảy ra vào tháng 4 và tháng 9. Nhiệt độ đạt 39,7°C tại Veguitas vào ngày 12/4, một kỷ lục quốc gia của Cuba, trong khi Havana cũng có ngày nóng nhất với 38,5°C.

Úc đã phá kỷ lục nhiệt vào đầu năm 2020, bao gồm nhiệt độ cao nhất quan sát được ở một khu vực đô thị của Úc, ở phía tây Sydney khi Penrith đạt 48,9°C vào ngày 4/1.

Châu Âu đã trải qua hạn hán và các đợt nắng nóng, mặc dù chúng thường không dữ dội như vào năm 2019. Ở phía đông Địa Trung Hải với kỷ lục mọi thời đại được thiết lập ở Jerusalem (42,7°C) và Eilat (48,9°C) vào ngày 4/9, sau đợt nắng nóng cuối tháng 7 ở Trung Đông, trong đó sân bay Kuwait đạt 52,1°C và Baghdad 51,8°C.

Biên dịch: Thanh Taam

Link: https://public.wmo.int/en/media/press-release/2020-track-be-one-of-three-warmest-years-record

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: