Bến Tre: Hơn 850 tỷ đồng xây dựng đê bao ngăn mặn ven biển

Đăng ngày: 06-04-2018 | Lượt xem: 1281
(TN&MT) - Bến Tre thời gian qua được xem là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) nên tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đã gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời...


H


Ông Trương Duy Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, thực hiện theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án để tổng hợp báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, UBND tỉnh đã khẩn trương đôn đốc các đơn vị liên quan hoàn chỉnh lại báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và các thủ tục theo quy định của các dự án thuộc chương trình. Nội dung này đã được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Xây dựng đê bao ngăn mặn kết hợp đường giao thông nối liền các huyện biển Bình Đại - Ba Tri - Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre”.

Theo đó, Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bến Tre làm chủ đầu tư. Với tổng mức đầu tư dự án khoảng 857 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia BĐKH và tăng trưởng xanh và nguồn vốn hợp pháp khác của tỉnh, để đầu tư nâng cấp các tuyến đê đi qua 3 huyện ven biển là Bình Đại – Ba Tri – Thạnh Phú; trong đó, phạm vi nghiên cứu trong dự án này gồm các đoạn bị hư hỏng nặng với tổng chiều dài 38,7km.

Các mục tiêu thực hiện trong dự án như: Khẩn cấp ứng phó với BĐKH, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ngăn triều cường và ngăn mặn do nước biển xâm thực. Tạo trục đường chính kết nối với các đường nhánh tránh bão lũ, phục vụ cho yêu cầu sơ tán nhân dân và tài sản tránh lũ tránh bão cho dân cư sống trong khu vực ven biển thuộc các huyện Bình Đại - Ba Tri - Thạnh Phú đến các nơi an toàn khi có dự báo bão lũ vào trong khu vực.

Bên cạnh đó, dự án sẽ kết nối đến trung tâm kinh tế phía Đông của tỉnh, gồm các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác đúng mức và có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của địa phương, nhằm tạo động lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội liên hoàn trong khu vực, phù hợp với định hướng phát triển trong tương lai.

Đồng thời, dự án là điều kiện tạo cơ sở hạ tầng cần thiết, phục vụ cho yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển liên vùng, tăng cường giao lưu, tạo sự hội nhập về kinh tế của khu vực với các vùng khác trong và ngoài tỉnh. Cải thiện dân sinh, nâng cao đời sống người dân trong khu vực, và phục vụ cho yêu cầu củng cố an ninh, quốc phòng cho tuyến phòng thủ ven biển.

Cũng theo ông Trương Duy Hải, trong các năm 2018-2020, dự án được đầu tư giai đoạn 1 với tổng vốn là 288 tỷ đồng (đã bao gồm 10% chi phí tiết kiệm), bao gồm nguồn vốn Trung ương hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia BĐKH và tăng trưởng xanh là 195,921 tỷ đồng và nguồn vốn hợp pháp của tỉnh. Giai đoạn còn lại của dự án, sẽ tiếp tục thực hiện sau khi Trung ương hỗ trợ phân bổ vốn và đối ứng của địa phương nhằm phát huy hiệu quả của toàn dự án.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: