Các chính sách lãnh đạo và tài trợ tại trung tâm nghiên cứu chính sách khí hậu ở châu Phi cận Sahara

Đăng ngày: 14-11-2020 | Lượt xem: 975
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn 100 quan chức chính phủ ở Malawi, Tanzania và Zambia trong sáu năm để xem chính trị đã ảnh hưởng chính sách khí hậu ở các quốc gia này như thế nào

Một nghiên cứu dài hạn đã phát hiện ra rằng vai trò lãnh đạo chính trị và vai trò của các nhà tài trợ quốc tế đã ảnh hưởng đến sự phát triển của chính sách khí hậu ở Malawi, Tanzania và Zambia. Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ Dự án UMFULA về Khí hậu Tương lai cho Châu Phi và được hỗ trợ bởi Văn phòng Phát triển Ngoại giao và Hội đồng Nghiên cứu Môi trường Tự nhiên của Anh, liên quan đến việc xem xét chặt chẽ chính sách và kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp quốc gia từ năm 2012 đến năm 2017.

Kết quả nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Biến đổi khí hậu Môi trường Khu vực (Regional Environmental Change) đã kết luận rằng sự giao thoa giữa lãnh đạo và tài trợ của các nhà tài trợ ở 3 quốc gia trên đều có liên quan chặt chẽ với các ưu tiên được đặt trong chương trình nghị sự về khí hậu. Những kết hoạch khí hậu của các nước này đều cho thấy "sự hội tụ của quyền lực và nguồn lực - không chỉ từ quan điểm của các nhà tài trợ, mà còn từ giới lãnh đạo chính trị".

Tổng thống Zambian Edgar Lungu phát biểu trước Liên Hiệp Quốc vào năm 2015

Trong 6 năm qua, các nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn 100 nhân viên chính phủ và thực hiện tổng cộng 242 cuộc phỏng vấn với một loạt các bên liên quan ở cả 3 quốc gia. Chúng tôi đã phỏng vấn Katharine Vincent, đồng tác giả của bài báo và là một chuyên gia thích ứng với biến đổi khí hậu về những kết quả có thể có ý nghĩa đối với khu vực và rộng ra là cả cộng đồng quốc tế.

Tại sao việc xem xét các chính sách thích ứng với thay đổi khí hậu ở ba quốc gia này lại quan trọng? Thay vì chỉ xem xét các chính sách có tồn tại hay không, hãy xem xét những yếu tố nào quan trọng trong việc chúng sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách hỗ trợ hiệu quả những yếu tố đó để thúc đẩy việc thực thi chính sách hiệu quả với biến đổi khí hậu giữa các ngành và cho tất cả công dân ở các quốc gia đó. Kết quả cho chúng ta biết về cách họ đang thích ứng với biến đổi khí hậu và cách họ sẽ tiếp tục trong tương lai. Cả ba quốc gia đều đã trải qua sự thay đổi chính trị gần đây (bầu cử tổng thống và thay đổi trong quản lý) và phải chịu các mức đầu vào tài chính khác nhau của các nhà tài trợ, điều này đã ảnh hưởng đến cách thức ưu tiên của biến đổi khí hậu.

Điều quan trọng bây giờ là thực hiện hiệu quả và công bằng. Các chính sách khí hậu trong nắm tới sẽ đặc biệt sôi động vì Malawi vừa có tổng thống mới, Tanzania sẽ có cuộc bầu cử tổng thống và Zambia sẽ có cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2021. Do đó, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vai trò của lãnh đạo quốc gia ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình của chương trình nghị sự quốc gia về biến đổi khí hậu, chúng ta có thể hy vọng rằng các nhà lãnh đạo sẽ cam kết thực hiện chương trình nghị sự.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://www.climatechangenews.com/2020/10/27/leadership-funding-centre-climate-policy-study-sub-saharan-africa/

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: