Đồng Nai: Quản lý hiệu quả tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Đăng ngày: 04-12-2018 | Lượt xem: 1537
(TN&MT) - Sau 05 năm thực hiện theo Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi...
dn1

Đồng Nai có nhiều nỗ lực trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Chú trọng ứng phó với biến đổi khí hậu

Tỉnh Đồng Nai chú trọng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; thường xuyên cập nhật, hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cụ thể cho giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Tháng 02/2017, tỉnh Đồng Nai tiếp tục nhận được Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp, phiên bản cập nhật năm 2016. Trong thời gian tới, tỉnh Đồng Nai sẽ chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện, cập nhật, ứng dụng Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

Để tăng cường kiến thức cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, hàng năm, UBND tỉnh Đồng Nai đều xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng chuyên ngành, khuyến khích tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. UBND tỉnh Đồng Nai cũng chỉ đạo các Sở, ban, ngành tăng cường công tác tuyên truyền, đặc biệt là truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng dân cư.

UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới thích ứng với biến đổi khí hậu trong xây dựng đô thị, giao thông, năng lượng, thoát nước,… trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đã có nhiều dự án, đề án nghiên cứu khoa học được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt trong những năm qua, điển hình như: Dự án “Đánh giá, phân tích ảnh hưởng ngập lụt do tác động tăng cường của biến đổi khí hậu đối với cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai”; Dự án “Nghiên cứu xây dựng chương trình khoa học công nghệ ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn 2050”…

Tỉnh Đồng Nai còn thành lập Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN), ban hành Quy chế hoạt động và Quy chế chi tiêu nội bộ của Ban Chỉ huy. Với phương châm “phòng” là chính, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Đổng Nai đã xây dựng phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai đến năm 2020. Trong năm 2017, tỉnh Đồng Nai đã ứng phó, hỗ trợ kịp thời người dân bị thiệt hại khắc phục hậu quả do ngập lụt, lốc xoáy, hạn hán và xâm nhập mặn gây ra, giúp người dân sớm ổn định sản xuất và sinh hoạt; hỗ trợ thiệt hại do mưa trái mùa cho 31.273 hộ dân, diện tích hơn 41 ha, với tổng kinh phí trên 82 tỷ đồng.

DN2

Đồng Nai quản lý hiệu quả tài nguyên nói chung, nhất là đất đai

Quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên

Tỉnh Đồng Nai đã lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Đồng Nai và đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 09/8/2017. Ngay sau khi được Chính phủ phê duyệt, tỉnh Đồng Nai đã công bố, công khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh theo quy định; đồng thời, phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh cho cấp huyện để UBND các huyện hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định và trình phê duyệt đúng quy định, đảm bảo vệc phân bổ hợp lý đất đai cho các mục đích, đảm bảo sử dụng nguồn tài nguyên đất đai tiết kiệm, có hiệu quả.

Căn cứ Luật Đất đai năm 2013 và theo hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Đồng Nai đã rà soát và giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập Dự án Tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai giai đoạn 2009 - 2010, định hướng đến năm 2015. Đến nay, về cơ bản các nhiệm vụ của Dự án đã hoàn thành theo yêu cầu, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, tạo thuận lợi trong việc lập các thủ tục về đất đai, cung thông tin đất đai phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Đồng Nai còn là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước đã lập quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2020 với đầy đủ các nội dung quy hoạch phân bổ, bảo vệ và phòng chống tác hại theo quy định. Kết quả lập quy hoạch đã phân bổ tài nguyên nước mặt, nước dưới đất phục vụ 100% nhu cầu nước sinh hoạt, nước sản xuất và bảo đảm dòng chảy môi trường, phòng chống ô nhiễm, xâm ngập mặn và khả năng khai thác bền vững nước dưới đất tại 12 tiểu lưu vực với trữ lượng 5,04 triệu m3/ngày. Việc lập quy hoạch tài nguyên nước, đã góp phần quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên nước mặt cũng như nước dưới đất, sử dụng tiết kiệm hiệu quả.

Sau khi kết thúc kỳ quy hoạch đến năm 2015, UBND tỉnh Đồng Nai đã lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và được HĐND tỉnh Đồng Nai thông qua tại Nghị quyết số 184/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015. Quy hoạch khoáng sản tỉnh Đồng Nai đã được công bố trên Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai và bàn giao hồ sơ quy hoạch cho Sở, ngành và UBND các huyện để phối hợp tổ chức thực hiện; đồng thời, tổ chức cắm mốc bổ sung các khu vực quy hoạch khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bàn giao cho địa phương quản lý.

dn3

Đồng Nai rất chú trọng công tác bảo vệ môi trường tại các KCN

Kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường

Để theo dõi, giám sát và kịp thời cảnh báo tình hình xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải từ các khu công nghiệp (KCN) và các doanh nghiệp có nguồn xả thải lớn, ngay từ năm 2013, tỉnh Đổng Nai đã chỉ đạo thực hiện đầu tư và lắp đặt 13 hệ thống quan quắc nước thải tự động tại 13 KCN. Đến năm 2016, tỉnh Đổng Nai tiếp tục chỉ đạo lắp đặt thêm 06 hệ thống quan trắc nước thải tự động tại 05 KCN. Trong năm 2017, tỉnh Đổng Nai đã chỉ đạo lắp đặt thêm 06 hệ thống quan trắc nước thải tự động tại 06 KCN, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2018, nâng tổng số 25/25 KCN đủ điều kiện đã được lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động.

UBND Tỉnh Đồng Nai cũng đã chỉ đạo tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường lưu vực sông Đồng Nai, tham gia dự án “Quản lý ô nhiễm các KCN thuộc lưu vực Sông Đồng Nai, sông Nhuệ-Đáy”, với dự án thành phần “Tăng cường thể chế và thực thi”. Qua đó, đã tham gia lắp đặt 06 trạm quan trắc tự động môi trường nước mặt; triển khai chương trình quan trắc nước thải các KCN, chương trình phổ biến thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng trên địa bàn tỉnh; trong đó, đầu tư trang thiết bị quan trắc hiện trường, phương tiện vận chuyển, thiết bị phòng thí nghiệm và công nghệ thông tin.

UBND tỉnh Đồng Nai còn phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2015; đồng thời, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các khu xử lý chất thải theo quy hoạch. Đến nay, 09 khu xử lý chất thải theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 16 dự án đầu tư; trong đó có 10 dự án tại 09 khu xử lý đã tiếp nhận, xử lý chất thải. Nhờ đó, về cơ bản tỉnh Đồng Nai đã thu gom, xử lý 100% lượng chất thải y tế; thu gom, xử lý chất thải nguy hại đạt tỷ lệ 97%; thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp không nguy hại đạt 100%; thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt 99%, trong đó tỷ lệ chôn lấp rác khoảng 63%.

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai đã xây dựng xong “Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và điều tra, đánh giá bổ sung, cập nhật hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh đến năm 2015” nhằm đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học và thiết lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh phù hợp; đảm bảo các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững và đã được HĐND tỉnh Đồng Nai thông qua vào cuối năm 2017. Trên cơ sở đó, tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các sở, ban, ngành thực hiện các nội dung trong quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học…

Nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai nhận định: Từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Đồng Nai rất quan tâm và tập trung chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, công tác quản lý tài nguyên, nhất là quản lý đất đai từng bước được  tăng cường, đi vào nề nếp hơn. Cụ thể, cơ bản hoàn thành đo đạc, lập bản đồ địa chính, xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về đất đai, cấp giấy chứng nhận; quy hoạch đất đai từng bước nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; quan tâm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nhằm phục vụ có hiệu quả cho các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Cùng với đó, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã chỉ đạo kịp thời chấn chỉnh những tồn tại việc tách thửa tràn lan dẫn đến phá vỡ quy hoạch, việc khai thác cát trái phép, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, hạn chế khai thác nước ngầm tại các khu vực đã có hệ thống cấp nước tập trung. Đến nay, cơ bản xử lý xong các khu vực ô nhiễm cục bộ; quan tâm đầu tư hạ tầng về bảo vệ môi trường; kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ; tăng dầy về tầng suất mạng lưới quan trắc, vị trí, đầu tư quan trắc tự động, Qua kiểm tra cho thấy, chất lượng môi trường đã ổn định và có chiều hướng tốt hơn. Qua triển khai thực hiện, bước đầu, các ngành, các cấp và người dân đã có nhận thức, hành động để cùng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nguồn: Báo TN&MT 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: