Nghiên cứu cho thấy cuộc khủng hoảng khí hậu đang làm ngưng trệ cuộc sống của hàng triệu người

Đăng ngày: 17-03-2020 | Lượt xem: 10571
Báo cáo về tình trạng khí hậu trên phạm vi rộng mới nhất và dữ liệu từ nhiều ngành khác nhau đã được tổng hợp để đánh giá tác động hiện tại và tương lai của biến đổi khí hậu đối với mọi thứ, từ nền kinh tế toàn cầu và an ninh lương thực cho tới cứu hộ người tị nạn.

Biến đổi khí hậu là một trong những yếu tố chính làm tăng gián đoạn các hoạt động của toàn cầu do mất an ninh lương thực, mất mát và tỉ lệ tử vong do thảm họa. Nguồn cung cấp thực phẩm ở một số khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động như mất mùa và nạn dịch châu chấu. Hạn hán đặc biệt theo sau các trận mưa cực lớn đã làm giảm đáng kể năng suất cây trồng theo mùa ở bán đảo Sừng châu Phi năm 2019. Những kiểu thời tiết và khí hậu bất thường này cũng góp phần tạo nên nạn dịch châu chấu tồi tệ nhất trên sa mạc trong 25 năm, điều này càng đe dọa thêm nguồn cung cây trồng trong khu vực.

Kết quả là, vào cuối năm 2019, hơn 22 triệu người chỉ riêng ở vùng Sừng châu Phi được dự đoán là rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.

Thời tiết khắc nghiệt kéo dài trên toàn cầu

Các hiện tượng thời tiết có ảnh hưởng lớn trong năm 2019 là nguyên nhân chính dẫn đến việc 22 triệu người phải di tản, tăng hơn 25% so với con số năm 2018. Lũ lụt và bão là nguyên nhân chính, bao gồm Bão nhiệt đới Idai ở Mozambique và cơn bão Dorian ở Bahamas - mỗi cơn bản đã tạo nên những trận mưa lớn chưa từng thấy và khiến hàng chục ngàn cư dân phải di dời.

Những ngôi nhà ở khu vực ngập lụt Buzi, trung tâm Mozambique, vào ngày 20 tháng 3 năm 2019, sau khi cơn bão Idai đi qua.

Trong hai đợt nắng nóng mùa hè ở châu Âu, nhiệt độ cao kỷ lục đã được ghi nhận ở một số quốc gia châu Âu và ít nhất 1.462 ca tử vong đã được ghi nhận. Nhưng những tác động của thời tiết khắc nghiệt đối với sức khỏe con người không chỉ là nạn đói và bệnh liên quan đến nhiệt. Theo nghiên cứu, virus sốt xuất huyết, một căn bệnh do muỗi truyền, đã gây ra một tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây và hiện đang đe dọa khoảng một nửa dân số thế giới. Úc đã trải qua thời gian  có nhiệt độ nóng kỷ lục và hạn hán khắc nghiệt, tạo điều kiện cho những trận cháy rừng đã thiêu rụi hơn 7 triệu ha (17 triệu mẫu Anh) chỉ riêng ở bang New South Wales và Victoria. Mặc dù vậy, cháy rừng không chỉ xảy ra ở Úc, rừng mưa Amazon của Siberia và Nam Mỹ cũng đã chứng kiến những đám cháy lớn.

Kenya là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ khô nóng thường xuyên đang khiến người dân Turkana ở phía tây bắc phải chịu đựng những đợt hạn hán kéo dài và hạn hán kéo dài

Dấu hiện của khủng hoảng khí hậu

Khí hậu khắc nghiệt không chỉ dừng lại ở đó bởi nhiệt đồ toàn cầu đang tiếp tục tăng, cùng với nhiều dấu hiệu khác cho thấy sự nóng lên toàn cầu. Năm 2019, mực nước biển trung bình toàn cầu đạt giá trị cao nhất được ghi nhận, do các dải băng tan chảy ở Greenland và Nam Cực cũng như nhiệt độ cao tại những nơi này tiếp tục sưởi ấm đại dương.

Tổng thư ký WMO, Petteri Taalas cho biết: "Trong bối cảnh khí nhà kính tiếp tục tăng, sự nóng lên toàn sẽ tiếp tục. Dự báo gần đây cho thấy một kỷ lục nhiệt độ mới trên toàn cầu có khả năng được ghi nhận trong năm năm tới. Đó chỉ là vấn đề thời gian".

Biến đổi khí hậu đang làm cho những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này trở nên phổ biến hơn. Báo cáo mới nhất này đóng vai trò như là điểm đánh dấu quan trọng của cuộc khủng hoảng khí hậu. Nếu không có các hành động khí hậu thì dân cư trên toàn cầu sẽ tiếp tục đối mặt với những ảnh hưởng xấu làm gián đoạn liên tục đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Biên dịch tin: Thanh Tâm

Nguồn: https://edition.cnn.com/2020/03/10/weather/climate-report-wmo-2019-wxc/index.html

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: