Sản xuất vật liệu không nung trong điều kiện khí hậu nhiệt đới

Đăng ngày: 29-10-2018 | Lượt xem: 1107
Sử dụng vật liệu xây dựng (VLXD) không nung hay còn được gọi là vật liệu xanh được coi là xu thế tất yếu trong các công trình xây dựng tương lai để đối phó với hiểm họa về môi trường do...

Việt Nam có khí hâu nhiệt đới, sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chất lượng sản phẩm nếu không được nghiên cứu và sản xuất một cách phù hợp.

Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới

PGS.TS Bạch Đình Thiên - Viện Nghiên cứu và Ứng dụng VLXD Nhiệt đới cho biết, Việt Nam có khí hậu hình nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và phân hoá theo mùa rõ rệt. Các yếu tố khí hậu gồm: độ ẩm, nhiệt độ không khí, tốc độ gió, bức xạ mặt trời, lượng mưa ở mỗi vùng và mỗi mùa cũng rất khác nhau. Vì thế mà các yếu tố khí hậu nóng ẩm có tác động nhanh và ảnh hưởng lớn đến quá trình đóng rắn và hình thành cấu trúc ban đầu, cũng như chất lượng của sản phẩm VLXD không nung.

phát triển vật liệu xanh

 Hầm dưỡng hộ nhiệt ẩm

Để thúc đẩy phát triển gạch không nung (GKN), Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 567/2010/QĐ-TTg về Chương trình phát triển vật liệu không nung đến năm 2020. Với mục tiêu là đảm bảo thị phần sản xuất GKN chiếm 30% - 40% số lượng gacgh xây dựng đến năm 2020; Hàng năm sử dụng 10 - 20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro) từ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá và lò đốt than ở các ngành công nghiệp khác, để xản xuất vật liệu xây dựng không nung, từ đó tiết kiệm được khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp mỗi năm, từng bước thay thế các cơ sở sản xuất gạch thủ công truyền thống bằng các nhà máy sản xuất gạch không nung hiện đại.

Các dự án sản xuất GKN cũng sẽ góp phần cắt giảm tỉ lệ tăng hàng năm mức phát thải khí nhà kính bằng cách giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đất màu để làm gạch thông qua việc tăng cường sản xuất, mua bán và sử dụng GKN.

Các nguyên liệu dùng cho sản xuất gạch không nung chủ yếu được lấy từ các thải phẩm của công nghiệp như đá mạt là phế phẩm của ngành khai thác đá, tro bay là phế thải của các nhà máy nhiệt điện, còn xi măng được sử dụng với hàm lượng ít để tạo độ dính kết và cường độ cho sản phẩm.

Theo TS Hoàng Vĩnh Long – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, công nghệ sản xuất GKN không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự hiểu biết về vật liệu, về nhu cầu thị hiếu, tính chất sản phẩm, công nghệ sản xuất và đặc biệt các giải pháp nhằm hoàn thiện công nghệ sản xuất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Không thể nghiên cứu mỗi nơi một dây chuyền sản xuất mà cần nghiên cứu giải pháp để thích ứng với điều kiện khí hậu chung.

Giải pháp hầm dưỡng hộ nhiệt ẩm

Số liệu từ Vụ VLXD (Bộ Xây dựng), hiện nay năng lực sản xuất GKN của Việt Nam hàng năm đạt khoảng 6,8 tỷ viên chiếm khoảng 26% tổng sản lượng vật liệu xây, như vậy nhu cầu của thị trường còn rất lớn.

TS. Hoàng Vĩnh Long cho biết, tuy nhu cầu sử dụng VLXD không nung còn rất lớn nhưng để phát triển còn gặp nhiều khó khăn. Trước hết do xu thế của người tiêu dùng vẫn quen với sản phẩm xây dựng truyền thống, cùng với đó là vấn đề về độ bền của các sản phẩm không nung trong điều kiện thời tiết thay đổi theo mùa của Việt Nam nên người tiêu dùng cũng chưa “mặn mà” với loại sản phẩm này.

phát triển vật liệu xanh1

 Hệ thống ray trong hầm

Để khắc phục vấn đề chất lượng của sản phẩm VLXD không nung hiện nay đó là ứng dụng giải pháp về dưỡng hộ ẩm và nhiệt ẩm, đưa chế độ bảo dưỡng ẩm, dưỡng hộ ẩm hợp lý trong quá trình sản xuất.

Trong hai dây chuyền kể trên khâu dưỡng hộ được thực hiện trong hầm nhiều tầng chứa khay gạch mộc. Bảo dưỡng bằng nước dạng sương được phun vào nhờ hệ thống bơm. Về mùa lạnh có bố trí hệ thống cấp nhiệt bằng năng lượng điện. Thời gian kể từ khi gạch được xếp vào hầm đến khi dỡ ra khỏi hầm từ 60 đến 72 giờ, Nhưng hệ thống hầm bảo dưỡng và dưỡng hộ này có nhược điểm là giữa các hầm không có vách ngăn, tường bao và trần hầm chỉ đảm bảo độ kín chưa có cách nhiệt cho nên không tận dụng được triệt để lượng nhiệt thuỷ hoá từ các khoáng clanhke xi măng, vẫn sử dụng năng lượng điện bổ sung. Từ đó phải cần đến hầm dưỡng hộ nhiệt ẩm, dây chuyền nhiệt ẩm có thể được thiết kế bằng năng lượng mặt trời, hạn chế dùng năng lượng hóa thạch để đảm bảo tính “sạch” trong quá trình sản xuất.

“Hiện nay dây chuyền dưỡng hộ ẩm và nhiệt ẩm đã được Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ hỗ trợ kinh phí thuộc Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” để áp dụng cho một số nhà máy sản xuất gạch không nung tại TP Hồ chí Minh đã mang lại kết quả khả quan và có thể nhân rộng mô hình” TS Hoàng Vĩnh Long nói.

Nguồn: Kinh tế đô thị

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: