UN: Cần có hành động mới để ngăn chặn ảnh hưởng tồi tệ nhất của sự nóng lên toàn cầu

Đăng ngày: 08-10-2018 | Lượt xem: 1083
(TN&MT) - Ngày 8/10, Liên hợp quốc (UN) cho biết xã hội sẽ phải thực hiện những thay đổi “chưa từng thấy” để tiêu thụ năng lượng, di chuyển và xây dựng để đáp ứng mục tiêu làm giảm sự...

Mọi người đi đường trong bầu không khí ô nhiễm nặng đến mức cảnh báo đỏ được phát hành tại Shengfang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc vào ngày 19/12/2016. Ảnh: Damir Sagolj

Mọi người đi đường trong bầu không khí ô nhiễm nặng đến mức cảnh báo đỏ được phát hành tại Shengfang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc vào ngày 19/12/2016. Ảnh: Damir Sagolj

“Việc hạn chế nhiệt độ của Trái đất tăng lên đến 1,5 độ C thay vì mục tiêu 2 độ C đã được nhất trí tại các cuộc đàm phán của Hiệp định Paris hồi năm 2015 sẽ mang lại "lợi ích rõ ràng cho con người và hệ sinh thái tự nhiên", Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hiệp Quốc cho biết vào ngày 8/10.

Theo báo cáo của IPCC, với tốc độ nóng lên như hiện tại, nhiệt độ của thế giới có thể đạt 1,5 độ C trong khoảng thời gian từ năm 2030 - 2052 sau khi tăng 1 độ C so với mức tiền công nghiệp kể từ giữa những năm 1800.

“Giữ mục tiêu 1,5 độ C sẽ hạn chế mực nước biển toàn cầu tăng 0,1 mét (3,9 inch) thấp hơn mục tiêu 2 độ C vào năm 2100”, báo cáo cho biết. Điều đó có thể làm giảm lũ lụt và giúp những người sống trên bờ biển, hải đảo và vùng đồng bằng sông thích nghi với biến đổi khí hậu.

“Mục tiêu hạn chế nhiệt độ xuống thấp hơn cũng sẽ làm giảm sự mất mát và tuyệt chủng của các loài và tác động lên các hệ sinh thái trên cạn, nước ngọt và ven biển”, báo cáo nêu rõ.

“Có những nghi ngờ về việc phân biệt các tác động gây ra ở mức 1,5 độ C và điều đó đã rõ ràng. Ngay cả các nhà khoa học cũng ngạc nhiên về sự phân biệt và lợi ích của việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với 2 độ C”, Thelma Krug, Phó chủ tịch IPCC, trả lời phỏng vấn Reuters.

Tuần trước, IPCC đã họp tại Incheon, Hàn Quốc để hoàn thiện báo cáo được chuẩn bị theo yêu cầu của chính phủ vào năm 2015 để đánh giá tính khả thi và tầm quan trọng của việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu đến 1,5 độ C.

Mọi người biểu tình trước hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức vào ngày 2/7/2017. Tờ cáo thị ghi 'Sự ấm lên toàn cầu không phải là một huyền thoại'. Ảnh: Hannibal Hanschke

Mọi người biểu tình trước hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức vào ngày 2/7/2017. Tờ cáo thị ghi "Sự ấm lên toàn cầu không phải là một huyền thoại". Ảnh: Hannibal Hanschke

Báo cáo được cho là hướng dẫn khoa học chính cho các nhà hoạch định chính sách của chính phủ về cách thực hiện Thỏa thuận Paris năm 2015 trong Hội nghị biến đổi khí hậu Katowice ở Ba Lan vào tháng 12.

Để giữ được mức nóng lên toàn cầu ở 1,5 độ C, lượng phát thải CO2 toàn cầu sẽ cần giảm khoảng 45% vào năm 2030 so với mức năm 2010 và tiến tới giảm hoàn toàn vào giữa thế kỷ. Bất kỳ phát thải bổ sung nào cũng sẽ yêu cầu loại bỏ CO2 ra khỏi không khí.

Thay đổi chưa từng thấy

Bản tóm tắt báo cáo cho biết năng lượng tái tạo sẽ cần phải cung cấp 70-85% điện vào năm 2050 để giữ giới hạn ở mức 1,5 độ C, so với khoảng 25% như hiện nay.

Sử dụng công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon (CCS), tỷ lệ năng lượng khí đốt sẽ phải giảm xuống 8% và than xuống dưới 2%. Bản tóm tắt không đề cập đến dầu trong bối cảnh này.

 

Nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tạm thời vượt quá 1,5 độ C, các kỹ thuật loại bỏ carbon bổ sung sẽ được yêu cầu để trở về mức nóng lên dưới 1,5 độ C vào năm 2100.

Trẻ em diễu hành trước buổi khai mạc Hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2017 do tổ chức Fiji tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Thế giới Bonn, Đức vào ngày 6/11/2017. Ảnh: Wolfgang Rattay

Trẻ em diễu hành trước buổi khai mạc Hội nghị Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2017 do tổ chức Fiji tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Thế giới Bonn, Đức vào ngày 6/11/2017. Ảnh: Wolfgang Rattay

Tuy nhiên, báo cáo cho biết hiệu quả của các biện pháp như trồng rừng, sử dụng năng lượng sinh học hoặc thu giữ và lưu giữ CO2 chưa được chứng minh ở quy mô lớn và có một số rủi ro.

 

Tác động của việc không đáp ứng mục tiêu 1,5 độ C đồng nghĩa với việc nhiều thay đổi lớn sẽ diễn ra trên thế giới. Các rặng san hô sẽ giảm từ 70-90% thay vì bị xóa sổ dưới sự gia tăng cao hơn.

 

Liên minh các quốc đảo nhỏ có nguy cơ ngập lụt khi mực nước biển dâng cao. Ông Amjad Abdulla, một thành viên của IPCC và nhà đàm phán chính của liên minh cho biết: “Báo cáo cho thấy chúng ta chỉ có cơ hội mong manh nhất còn lại để tránh thiệt hại không thể tưởng tượng đối với hệ thống khí hậu hỗ trợ cuộc sống như chúng ta biết”.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: