Hợp tác xuyên biên giới bảo vệ lưu vực sông

Đăng ngày: 23-04-2014 | Lượt xem: 986
Sáng 2/4 tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội thảo quốc tế về hợp tác vì an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực ở lưu vực sông xuyên biên giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Hội thảo...

Hội thảo thu hút sự tham dự của khoảng 200 đại biểu đại diện các quốc gia trong khu vực, tập trung thảo luận, đối thoại về công tác quản lý nguồn nước, năng lượng và lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mê Công. Trong đó, những vấn đề nổi cộm được thảo luận chuyên sâu là cơ hội và thách thức của lưu vực sông Mê Công, hợp tác vùng để phát triển bền vững sông Mekong trong bối cảnh gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên và biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai nhấn mạnh,  với sự phát triển dân số và kinh tế nhanh chóng, vấn đề quản lý nguồn nước và an ninh lương thực hiện rất quan trọng, đồng thời là với Việt Nam. Đáp ứng được vấn đề quản lý nguồn nước và đảm bảo an ninh lương thực là thách thức lớn, đòi hỏi sự hợp tác của toàn khu vực. Thứ trưởng Nguyễn Thái Lai hy vọng, Việt Nam sẽ thu thập được nhiều thông tin qua hội thảo, qua ý kiến của nhiều chuyên gia và nhà lãnh đạo từ nhiều quốc gia.

Hội thảo quốc tế về sông Mekong sẽ kéo dài đến hết ngày 3/4. Ngay sau đó, Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong lần thứ nhất sẽ được khai mạc. Hội nghị sẽ thảo luận hàng loạt các thách thức hiện nay các nước thuộc lưu vực sông Mekong đang đối mặt, trong đó có hiện tượng biến đổi khí hậu.

Ngoài lãnh đạo cao cấp của 4 quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia còn có đại diện cấp cao của Trung Quốc và Myanmar, các quốc gia, tổ chức tài trợ, tổ chức xã hội và cộng đồng trong khu vực tham dự hội nghị.

Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế được tổ chức lần đầu tiên ngày 5-4-2010 tại Hua Hin (Thái Lan) nhân dịp kỷ niệm 15 năm ký kết Hiệp định hợp tác và phát triển bền vững lưu vực sông Mekong (Hiệp định Mekong 1995).

Hiệp định Mekong 1995 do bốn quốc gia hạ lưu vực Mekong là Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam ký kết là một dấu mốc hết sức quan trọng của các quốc gia thành viên Ủy hội sông Mekong sau nhiều thập kỷ hợp tác kể từ năm 1957. Trung Quốc và Myanmar mặc dù cũng là các quốc gia ven sông nhưng không tham gia ký kết hiệp định và gia nhập ủy hội mà chỉ là các đối tác đối thoại

 Nhật Tân

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: