Tiếp nhận, quản lý và vận hành hệ thống quan trắc, giám sát khí hậu toàn cầu

Đăng ngày: 10-12-2016 | Lượt xem: 888
Chiều ngày 9/12/2016 tại Hà Nội, Trung tâm Mạng lưới KTTV và MT đã tổ chức Hội nghị tổng kết dự án “Tiếp nhận, quản lý và vận hành hệ thống quan trắc, giám sát khí hậu toàn cầu”.

Tham dự Hội nghị có đại diện Cục Khí tượng Thủy văn Biến đổi khí hậu; Đài KTTV khu vực Tây Bắc và đại diện lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Trung tâm KTTV quốc gia tại Hà Nội.

Trung tâm Mạng lưới KTTV và MT được Trung tâm KTTV quốc gia giao nhiệm vụ thực hiện dự án “Tiếp nhận, quản lý và vận hành hệ thống quan trắc, giám sát khí hậu toàn cầu” (CATCOS) sử dụng vốn viện trợ ODA của Chính phủ Thụy Sỹ, đến nay dự án đã hoàn thành.

Thời gian thực hiện: từ 2013-2016, địa điểm thực hiện: Trạm khí tượng Pha Đin – Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Bắc, Tỉnh Sơn La. Tổng mức đầu tư: 550.000 USD và 1.575.000.000 đồng trong đó:  Vốn ODA: 550.000 USD, Vốn đối ứng của Việt Nam: 1.575.000.000 đồng. Dự án gồm 3 hợp phần: Xây dựng cơ bản; lắp đặt thiết bị; đào tạo và khai thác hệ thống, được thực hiện bằng 2 nguồn vốn theo văn kiện dự án. Cơ quan thực hiện dự án là Trung tâm Mạng lưới KTTV và môi trường đã phối hợp với Ban Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Đài KTTV khu vực Tây Bắc và các đối tác Thụy Sỹ là Viện nghiên cứu Paul Sherrer (PSI) và Phòng thí nghiệm Khoa học và công nghệ vật liệu liên bang Thụy Sỹ (EMPA) để thực hiện dự án CATCOS, cụ thể như sau:

Dự án góp phần nâng cao năng lực giám sát, ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam, hội nhập với thế giới về quan trắc, đánh giá biến đổi khí hậu và tăng cường, hiện đại hóa mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn và môi trường phục vụ công tác điều tra cơ bản, dự báo, cảnh báo phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể của Dự án là thành lập trạm giám sát khí hậu toàn cầu (GAW) tại Việt Nam (lắp đặt tại trạm khí tượng Pha Đin thuộc Đài KTTV khu vực Tây Bắc); Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ của Trung tâm KTTV quốc gia về: quản lý, phân tích và chuyển giao số liệu thông qua các hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ; Chuẩn hóa các dữ liệu quan trắc và chia sẻ thông tin với các tổ chức dữ liệu quốc tế.

Hoạt động của trạm giám sát khí hậu toàn cầu Pha Đin: Từ khi đưa vào vận hành, tình hình hoạt động của các thiết bị tại trạm ổn định, chất lượng số liệu tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu tại khu vực Pha Đin, Tây Bắc cũng như điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Công tác vận hành hoạt động của trạm vẫn được duy trì thường xuyên bởi cán bộ ở trạm khí tượng Pha Đin làm kiêm nhiệm. Đường truyền dữ liệu về Trung tâm Mạng lưới KTTV và môi trường và các trung tâm dữ liệu quốc tế được duy trì ổn định. Dữ liệu được truyền về thông qua các phần mềm (CPX2, Macro,…) được cài đặt trên máy tính tại Trung tâm Mạng lưới KTTV và môi trường.

Tại Trung tâm Mạng lưới KTTV và môi trường, số liệu thô sau khi tải về bước đầu đã được xử lý và lưu trữ theo hướng dẫn của chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Paul Scherrer (PSI) và Viện Khoa học và Công nghệ vật liệu Liên bang Thụy Sĩ (EMPA) cung cấp.

  1. rong quá trình thực hiện dự án cũng còn có những thuận lợi và khó khăn:

Thuận lợi: Đây là một dự án đầu tiên trong công tác hiện đại hóa mạng lưới quan trắc về giám sát biến đổi khí hậu ở Việt Nam;

Dự án sẽ góp phần tăng cường năng lực của Việt Nam trong việc đánh giá đầy đủ hơn hiện trạng phát thải khí nhà kính và chất lượng không khí phục vụ công tác dự báo, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội; Dự án này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam về hoạt động giám sát biến đổi khí hậu phục vụ phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

 Khó khăn: Các cán bộ trong Ban quản lý Dự án hoạt động kiêm nhiệm và công tác ở nhiều đơn vị khác nhau, nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Số lượng cán bộ đi tham gia các khóa tập huấn vận hành trạm còn hạn chế về người tham gia.

Kinh phí được cấp những năm đầu thực hiện dự án còn hạn chế (năm 2013 kinh phí được cấp là 90 triệu đồng, năm 2014 là 100 triệu đồng), do đó có nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện, dự án triển khai phải kéo dài.

Để đảm bảo cho trạm Pha Đin được hoạt động ổn định, lâu dài, Trung tâm KTTV quốc gia xin kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sớm phê duyệt quyết định đưa trạm giám sát khí hậu toàn cầu Pha Đin vào hoạt động chính thức và phê duyệt đề án duy trì hoạt động của trạm Pha Đin, từ đó có cơ sở cấp kinh phí kịp thời để đảm bảo cho việc vận hành, duy trì hoạt động trạm;

Tập trung đầu tư phát triển mạng lưới trạm giám sát biến đổi khí hậu theo quy hoạch 90 trong thời gian tới: Cần tăng cường về các nguồn lực (tài chính, nhân lực,…) để đảm bảo công tác vận hành và bảo dưỡng trạm giám sát khí hậu; Tăng cường đào tạo cán bộ chuyên môn quan trắc viên về vận hành và bảo dưỡng; Hợp tác với các cơ quan/đơn vị trong việc sử dụng hiệu quả dữ liệu quan trắc phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu, giám sát và quản lý về biến đổi khí hậu.

Một số hình ảnh ghi lại tại Hội nghị:

Ảnh: Bà Trần Thị Thanh Hải Phó trưởng phòng Môi trường - Trung tâm Mạng lưới KTTV và môi trường giới thiệu chương trình Hội nghị

Ảnh: Ông Đoàn Văn Khiêm Phó giám đốc - Trung tâm Mạng lưới KTTV và môi trường phát biểu khai mạc Hội nghị

Ảnh: Ông Trịnh Quốc Dũng Trưởng phòng Quản lý lưới trạm - Đài KTTV khu vực Tây Bắc

Ảnh: Ông Nguyễn Văn Sự đại diện Cục KTTV và BĐKH phát biểu ý kiến tại Hội nghị 

Ảnh: Ông Phan Trường Duân Phó trưởng Ban Tổ chức Cán bộ- Trung tâm KTTV quốc gia phát biểu tại Hội nghị 

Ảnh: Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị tổng kết Dự án

Bài và ảnh: N.H

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: