Tọa đàm trực tuyến “Cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực Biến đổi khí hậu và Phát triển”

Đăng ngày: 16-07-2021 | Lượt xem: 6163
Tiếp nối hai buổi tọa đàm đã được tổ chức thành công trước đó vào tháng 3 và tháng 6 năm 2021, Chiều ngày 16/7/2021, Tổng cục Khí tượng Thủy (KTTV) đã tham gia buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực Biến đổi khí hậu và Phát triển”.

Tham dự cuộc họp có GS.TS Trần Hồng Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ông Tô Đức Hải, Chủ tịch, nhà sáng lập WeatherPlus; Ông Panu Partanen, Phó chủ tịch công ty Vaisala khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi; Ông Khương Thế Anh, Giám đốc EVN Sơn La. Về phía đại diện đơn vị tổ chức, có GS.TS. Furuta Motoo, Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật; GS.TS. Mai Trọng Nhuận, Giám đốc Chương trình thạc sỹ Biến đổi khí hậu và Phát triển (MCCD), Trường Đại học Việt Nhật; GS.TS Kita Kazuyuki, Đồng giám đốc Chương trình thạc sỹ Biến đổi khí hậu và Phát triển;  PGS.TS. Tamura Makoto, Chuyên gia JICA, giảng viên chương trình MCCD. Cùng tất các các giảng viên, học viên, cựu học viên và ứng viên quan tâm đến ngành học BĐKH và phát triển.

Nôi dung buổi tọa đàm nhằm giới thiệu vai trò và thành tựu của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức phi chính phủ trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển; Nhấn mạnh sự cần thiết của việc nghiên cứu về BĐKH cho phát triển bền vững; Các yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng mà học viên chương trình MCCD cần phải trang bị để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐKH; Giới thiệu cơ hội việc làm và khả năng phát triển nghề nghiệp cho học viên chương trình MCCD tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ…

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, GS.TS. Furuta Motoo, Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật giới thiệu sơ lược về Trường. Ông nhấn mạnh “VJU có sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng quốc tế hướng tới trở thành các chuyên gia, nhà lãnh đạo, nhà quản lý ở Việt Nam, Nhật Bản, khu vực và thế giới”. Hiện nay, VJU có 8 chương trình thạc sĩ, gồm Khu vực học, Chính sách công, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật môi trường, Công nghệ Nano và Kỹ thuật hạ tầng, Biến đổi khí hậu và phát triển và Lãnh đạo toàn cầu. Có hai chương trình cử nhân là Nhật Bản học, Khoa học và Công nghệ máy tính. Đây là các chương trình mang tính liên ngành bao quát nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên. Mái nhà chung của các chương trình này là phát triển bền vững và khoa học bền vững.

Đối với xã hội loài người nói chung, đối với Việt Nam hay Nhật Bản nói riêng thì việc tìm kiếm sự phát triển bền vững là vấn đề căn cốt. Khoa học bền vững là ngành khoa học yêu cầu sự tích hợp và liên kết của nhiều lĩnh vực từ khoa học xã hội đến khoa học tự nhiên, nhằm tạo ra một xã hội bền vững. Đây cũng chính là ngành khoa học sẽ đem lại một tầm nhìn rộng không thể thiếu cho những nhà lãnh đạo của thế kỉ XXI.

Chương trình Biến đổi khí hậu và phát triển là một chương trình thể hiện triết lý giáo dục khai phóng và phát triển bền vững rõ nét nhất tại VJU. Có thể nói được rằng Chương trình Biến đổi khí hậu và phát triển là chương trình tiên phong của VJU. Tôi hy vọng các bạn hướng đến Chương trình Biến đổi khí hậu và phát triển VJU đề nắm bắt được kiến thức chuyên sâu về biến đổi khí hậu đồng thời sẽ được nâng tầm nhìn rộng của khoa học bền vững.

GS.TS Trần Hồng Thái, Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại buổi tọa đàm

Cùng tại buổi tọa đàm, GS.TS Trần Hồng Thái đã thông tin về những thành tựu, nỗ lực của ngành KTTV trong việc chủ động thay đổi từ việc cung cấp bản tin dự báo KTTV thông thường đến các sản phẩm dự báo phong Phú và chi tiết phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế, xã hội, dịch vụ. Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết, thủy văn, hải văn cực đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và khó dự đoán thì các công nghệ dự báo đỏi hỏi phải nâng cấp, cải tiến trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ thạnh tựu KHCN Big Data, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số và tăng cường hợp tác quốc tế. Tăng cường quản lý nhà nước về KTTV, chủ động dự báo cảnh báo cung cấp thông tin phục vụ, phong phú và dịch vụ hoá đa dạng hoá các loại hình thông tin cho mọi ngành. Bên cạnh đó đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đây là giải pháp rất quan trọng với nội lực trong nước; đồng thời, phải cử những đoàn cán bộ đào tạo ở nước ngoài, tiên tiến về hệ thống quan trắc hiện đại, thu thập dữ liệu thông tin cũng như là hệ thống xử lý và dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.

Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm ở đầu cầu trực tuyến

Cũng trong chương trình tọa đàm học viên đã đặt nhiều câu hỏi có tính cần thiết, các yêu cầu định hướng phát triển của khoa học bền vững ứng dụng thực tế với đời sống trong các ngành từ dự báo cảnh báo thiên tai, phục vụ an ninh năng lượng hay cung cấp thông tin cho cộng đồng, cơ hội việc làm ở khối doanh nghiệp, tác nghiệp, quản lý xây dựng chính sách về BĐKH...  

Tổng cục KTTV tham dự buổi tọa đàm trực tuyến

Tạp chí KTTV

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: