Lớp đào tạo tập huấn về dự báo và cảnh báo tác động tại Việt Nam - Bản tin KHCN&HTQT quý IV năm 2020

Đăng ngày: 29-12-2020 | Lượt xem: 18115

Giới thiệu chung

 Lớp tập huấn 5 ngày do tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) về cảnh báo và dự báo tác động đã được tổ chức cho Việt Nam. Lớp đào tạo tập huấn được tài trợ bởi quỹ Hệ thống cảnh báo sớm rủi ro Khí hậu (CREWS) cho các nước Đông Nam Á và các đảo nhỏ thuộc Thái Bình Dương. Lớp tập huấn được tổ chức bởi WMO phối hợp với Tổng cục Khí tượng thuỷ văn (KTTV) bằng hình thức trực tuyến với sự tham gia của 26 dự báo viên của Tổng cục KTTV và các cán bộ làm công tác Phòng chống thiên tai tại trung ương và các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Bình Định. Lớp tập huấn được tổ chức nhằm mục đích hỗ trợ Tổng cục KTTV nâng cao khả năng cung cấp những cảnh báo và dự báo dựa vào tác động của thiên tai và các bên có liên quan.

Hình 1: Một số hình ảnh về lớp tập huấn

Mục tiêu và tầm quan trọng của dự báo tác động

Mục tiêu của lớp tập huấn là giới thiệu IBFWS đến với các cán bộ của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn Việt Nam, cơ quan phòng chống thiên tai, thảm hoạ quốc gia cũng như các bên liên quan khác, và tập huấn cho các cán bộ những kĩ năng cần thiết để giúp họ thực hiện IBFWS trong nước.

Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, Tiến sĩ Đỗ Tiến Anh, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế đã nhấn mạnh rằng ngành Khí tượng – Thuỷ văn Việt Nam đã nhận được những sự đầu tư từ Chính phủ thông qua những dự án hiện đại hoá ngành Khí tượng – Thuỷ văn. Ông cho rằng đây là những thành tựu đáng ghi nhận từ Chính phủ, đã chuẩn bị cho Tổng cục KTTV để ứng phó tốt hơn với những tác động gia tăng của các thiên tai với thời tiết ngày càng cực đoan hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tiễn sĩ Đỗ Tiến Anh cũng nhấn mạnh thêm rằng:

“Hiện tại, chũng tôi đã trả lời tốt hơn cho câu hỏi thời tiết sẽ như thế nào, nhưng chúng tôi vẫn chưa có đủ hiểu biết rằng thời tiết sẽ tác động như thế nào? Gây ra nhữn gì?… Cần phải có sự phối hợp với các cơ quan khác nhau để đưa ra thông báo rủi ro thiên tai cho các cấp chính quyền và công chúng…”

Nhận thấy rằng đây là lớp tập huấn tập huấn quan trọng, ông cho rằng các dự báo viên và những đối tác thuộc cơ quan quản lý thiên tai sẽ học và có những hiểu biết tốt hơn về cách để tạo ra dự báo dựa trên những tác động của các hiện tượng khí tượng thuỷ văn nghiêm trọng, cũng như nâng cao kĩ năng giao tiếp của họ với những cấp chính quyền và công chúng để giám thiếu tối đa những thiệt hại từ thiên tai.

Giám đốc của Ban Dịch vụ của WMO, Tiến sĩ Johan Stander, đã gửi lời cảm ơn đến Chính phủ Việt Nam về việc phối hợp với WMO để tổ chức lớp tập huấn này, dù tình hình COVID-19 vẫn phức tạp. Ông cũng gửi lời động viên đến tất cả những người tham gia cuộc lớp tập huấn trực tuyến này dù cho có nhiều hạn chế và thách thức. Ông lưu ý rằng dù đây là bài tập huấn thật sự khó, nhưng thực tế việc chuyển đổi cách đưa ra cảnh báo đã được cung cấp, và sẽ bắt đầu sau lớp tập huấn với việc triển khai vào thực tế đầy đủ hệ thống dự báo tác động, cảnh báo rủi ro (IBFWS).

“… kết qủa chính của lớp tập huấn là đảm bảo hình dung được một lộ trình tiến tới xây dựng một hệ thống dự báo tác động, cảnh báo rủi ro ở một quốc gia cụ thể, với những hoạt động rõ ràng, hành động cụ thể và cơ chế đầy đủ để triển khai hoạt động này ở Việt Nam”

Nhắc lại tầm quan trọng của IBFWS, Tiến sĩ Stander cho rằng IBFWS sẽ giúp hành động dễ dàng hơn trong việc quản lý thiên tai và những người làm công tác ứng phó khác để đưa ra những quyết định sáng suốt khi ứng phó với những hiểm hoạ về thời tiết và khí hậu. Ông cũng kêu gọi Tổng cục KTTV tiếp tục hợp tác với WMO để được hỗ trợ nhiều hơn nữa về kĩ thuật và hướng dẫn những quy trình tiếp theo một cách đầy đủ nhất.

  Lớp tập huấn tập huấn IBFWS bao gồm các bài thực hành nhằm tăng cường sự phối hợp giữa VNMHA và các đối tác như cơ quan phòng chống thiên tai, các bên kinh tế - xã hội để chuyển đổi những quy trình xác định cảnh báo, và ra quyết định thông qua phương pháp dự báo tác động cho việc lập kế hoạch và ứng phó tốt hơn với những tác động của các hiểm hoạ thời tiết và khí hậu.

Bởi vì tình hình COVID-19 hiện nay cấm việc di chuyển và giãn cách xã hội nên lớp tập huấn được thực hiện thông qua phương pháp kết hợp bao gồm những bài thuyết trình trực tuyến trực tiếp của các chuyên gia đến từ cơ quan Thời tiết Nam Phi (SAWS), Cục Khí tượng Úc (BoM), một cựu chuyên gia của AEMET, Ai-xơ-len, chương trình COMET của đại học UCAR, Hoa Kỳ, Cơ quan Khí tượng và Thuỷ văn khu vực Ca-ri-be và UN-ESCAP. Lớp tập huấn cũng bao gồm những bài tự học, trong suốt lớp tập huấn những người tham dự sử dụng nền tảng trực tuyến của WMO và COMET MetEd, tham gia bằng hình thức trực tuyến, theo dõi những bài học và các kịch bản giả định để kiểm tra sự hiểu biết của các học viên về dự báo tác động.

Biên tập: TS Hoàng Phúc Lâm - Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia

Tổng hợp: Vụ KHQT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: