Các cộng đồng tài chính và khí hậu muốn thu hẹp khoảng cách về tiếp cận dữ liệu thời tiết và khí hậu

Đăng ngày: 14-11-2022 | Lượt xem: 1702
Các cộng đồng tài chính và khí hậu đã cùng họp tại COP27 để thảo luận về cách thu hẹp khoảng cách dữ liệu khí hậu và thời tiết cũng như cách sử dụng dữ liệu khí hậu cho các chính sách kinh tế hiệu quả hơn.

Tổng thư ký WMO, giáo sư Petteri Taalas đã chủ trì phiên họp vào ngày 10 tháng 11 do Liên minh các Bộ trưởng Tài chính về Hành động Khí hậu và Tổ chức Khí tượng Thế giới đồng chủ trì. Phiên họp thể hiện nền tảng hỗ trợ cho Quỹ tài trợ quan sát có hệ thống (SOFF), nhằm huy động thêm nguồn tài trợ để đảm bảo rằng các quốc gia dễ bị tổn thương nhất có thể thu thập và trao đổi dữ liệu thời tiết và khí hậu thiết yếu làm nền tảng cho mọi nỗ lực thích ứng.

Mari Pangestu, Giám đốc Điều hành Quan hệ Đối tác và Chính sách Phát triển, Nhóm Ngân hàng Thế giới cho biết: “Dữ liệu khí hậu có thể quan trọng như dữ liệu kinh tế. Bo Li, Phó Giám đốc Điều hành, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cũng đồng tình với quan điểm này. Ông cho biết thêm: “Các giải pháp và dữ liệu dựa trên khoa học quan trọng hơn bao giờ hết. Chất lượng của phân tích khí hậu phụ thuộc vào dữ liệu. Thật không may, trong khi chúng tôi đã trải qua một chặng đường dài để mở rộng và cải thiện khả năng quan sát thời tiết, thì hiện tại vẫn còn khoảng trống trong dữ liệu thời tiết”.

Dữ liệu thời tiết và khí hậu là điều cần thiết cho cả các bộ tài chính và cộng đồng khoa học khí hậu để lập mô hình tương lai, đánh giá rủi ro vật lý và xây dựng các chiến lược và chính sách về khí hậu.

Alexia Latortue, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Quốc tế và Phát triển, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi cần dữ liệu khí hậu để khớp với dữ liệu kinh tế và tài chính. Chúng tôi hy vọng rằng việc tích hợp dữ liệu này sẽ giúp ích và cung cấp thông tin cho các đánh giá của chúng tôi về rủi ro đối với hệ thống tài chính toàn cầu và sự ổn định”.

Tổng thư ký WMO, giáo sư Petteri Taalas nhấn mạnh mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Tại Hoa Kỳ, 2/3 tổng sản phẩm quốc nội phụ thuộc vào thời tiết - ví dụ như nông nghiệp, năng lượng và các ngành hàng không, ông nói. Đảo Dominica thuộc vùng Caribe đã mất tương đương 800% GDP trong một trận bão vào năm 2017, khiến nó bị tụt hậu nhiều năm trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nhiều nước châu Phi thường xuyên chịu thiệt hại lớn do lũ lụt và hạn hán tương ứng với GDP của họ.

Giáo sư Petteri Taalas cho biết thêm: “Giảm thiểu biến đổi khí hậu rẻ hơn 20 lần so với sống chung với nó. Với mỗi một đô la bạn đầu tư vào dịch vụ khí tượng, bạn thu được 10 đô la,”ông nói trong sự kiện tại với đại diện Ngân hàng Thế giới.

Cảnh báo sớm cho tất cả

Kristalina-Georgieva- giám đốc Hệ thống cảnh báo sớm (SOFF) là một trong những người đứng đầu trong sáng kiến ​​Cảnh báo Sớm cho Tất cả mới, nhằm tìm cách tiếp cận tất cả mọi người trên trái đất trong năm năm tới. Các mục tiêu ưu tiên của sáng kiến ​​cảnh báo sớm là các quốc gia kém phát triển nhất và các quốc đảo nhỏ đang phát triển - và chính những quốc gia dễ bị tổn thương nhất này có khoảng cách dữ liệu lớn.

SOFF và các đối tác tài trợ của mình đang nhanh chóng đẩy mạnh các nỗ lực của họ. Tám đối tác ban đầu đã đóng góp tài chính cho Quỹ SOFF của Liên hiệp quốc: Áo, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Ireland, Na Uy, Hoa Kỳ và Quỹ Phát triển Bắc Âu đóng vai trò là đồng chủ tịch của Ban Chỉ đạo SOFF và ngày càng nhận được sự ủng hộ tại COP27. Đầu tuần này, Tổng thống Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã thông báo về một khoản đóng góp tài chính từ đất nước của ông và Na Uy cũng đã cam kết tăng đáng kể khoản đóng góp của mình.

SOFF bước đầu đã xác định ưu tiên của 26 Quốc gia kém Phát triển và Đảo nhỏ, Madagascar là một trong số đó. Nirivololona Raholijao, Cục trưởng Cục Khí hậu và Khí tượng, cho biết: “Khoảng cách về dữ liệu và sự thất bại trong dữ liệu trao đổi quốc tế chủ yếu là vấn đề tài chính và liên quan đến việc phân bổ ngân sách. “SOFF là một cơ hội tốt để lấp đầy những khoảng trống này,” theo bà “Chúng tôi biết ơn các nhà tài trợ của SOFF đã giúp các quốc gia cần cải thiện các cảnh báo và dự báo sớm vì lợi ích của nhân loại.”

Đầu năm nay, Madagascar đã phải hứng chịu 6 cơn bão và lốc xoáy nhiệt đới trong vòng chưa đầy một tháng. Nó khiến hơn 200 người chết và hơn 150.000 người bị ảnh hưởng. Phần phía nam của hòn đảo Ấn Độ Dương đã bị bao trùm bởi hạn hán.

Biên dịch: Thanh Tâm

Nguồn: https://public.wmo.int/en/media/news/finance-and-climate-communities-want-close-weather-and-climate-data-gaps

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: