Các nhà lãnh đạo Liên minh Nước và Khí hậu, chúng ta cần hành động khẩn cấp và đồng lòng (Phần 1)

Đăng ngày: 02-11-2021 | Lượt xem: 1107
Biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước và các hiểm họa liên quan đến nước, khi nhiệt độ tăng làm gián đoạn các mô hình lượng mưa và toàn bộ chu trình nước. Hiện tại, 3,6 tỷ người phải đối mặt với tình trạng không đủ nước ít nhất một tháng mỗi năm và con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 5 tỷ người vào năm 2050.

Chỉ 0,5% nước trên Trái đất có thể sử dụng được và có sẵn dưới dạng nước ngọt. Nhưng trong 20 năm qua, trữ lượng nước trên cạn - tất cả nước trên bề mặt đất và dưới bề mặt, bao gồm độ ẩm của đất, tuyết và băng - đã giảm với tốc độ 1cm mỗi năm. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến an ninh nguồn nước trong tương lai, do sự gia tăng dân số và suy thoái môi trường.

Nước đóng vai trò quan trong các diễn biến của biến đổi khí hậu và là ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động hàng đầu trong thích ứng với biến đổi khí hậu

Do đó, các nhà lãnh đạo của Liên minh Nước và Khí hậu tại hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc, COP26, đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp và thống nhất về các hành động về nước và khí hậu để đối phó với khủng hoảng hiện có.

Tại một sự kiện cấp cao ở Glasgow, các nhà lãnh đạo liên minh Nước và Khí hậu nhấn mạnh sự cần thiết của cơ chế quản lý tổng hợp nước-khí hậu, dựa trên việc tăng cường chia sẻ dữ liệu và thông tin. Nếu không có điều này, sẽ ngày càng khó trả lời các câu hỏi khi nào, ở đâu và bao nhiêu nước với chất lượng có thể được cung cấp ngay bây giờ và trong tương lai cho con người.

"Không các thông tin dữ liệu thực tế, các chính sách về khí hậu và nước chỉ là những lời nói suông. Hành động hiệu quả đòi hỏi kiến ​​thức, kiến ​​thức cần thông tin, thông tin cần dữ liệu", Ông János Áder, Tổng thống Hungary, nước có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sông Danube hùng vỹ và các con sông khác cho hay.  “Các sông băng của chúng tôi đang tan chảy nhanh chóng và cho đến nay hơn 1.000 trong số 14.000 sông băng của Tajikistan đã tan chảy hoàn toàn. Trong vài thập kỷ qua, tổng lượng sông băng ở Tajikistan, chiếm hơn 60% nguồn nước ở khu vực Trung Á, đã giảm gần một phần ba,” Theo Ông Emomali Rahmon, Tổng thống Tajikistan.

Đối với các vùng núi cao như Trung Á, dãy Himalaya và dãy Andes, băng tan làm tăng nguy cơ xảy ra các mối nguy hiểm liên quan đến nước như lở đất và tuyết lở. Về lâu dài, nó có thể gây ra một cuộc khủng hoảng an ninh nguồn nước đối với hàng triệu người và các hệ sinh thái rộng lớn. Trước những hậu quả nghiêm trọng, Tajikistan đã đề xuất công bố năm 2025 là Năm Quốc tế Bảo tồn Sông băng và tạo ra một quỹ liên kết hành động.

(Còn nữa)

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://public.wmo.int/en/media/press-release/water-and-climate-coalition-leaders-we-need-urgent-integrated-action

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: