Cảnh báo sớm bảo vệ sinh mạng và sinh kế

Đăng ngày: 22-03-2022 | Lượt xem: 1504
Cảnh báo sớm bảo vệ sinh mạng và sinh kế

Nhưng, đằng sau những con số thống kê nghiệt ngã là một thông điệp về hy vọng. Các Hệ thống cảnh báo sớm đa thiên tai được cải tiến đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong.

Rất đơn giản, chúng ta trở nên giỏi hơn bao giờ hết trong việc cứu sống các sinh mệnh. Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, Siêu máy tính và công nghệ vệ tinh đã thúc đẩy những bước nhảy vọt trong khả năng dự báo của chúng ta, và sự xuất hiện của các dịch vụ cấp thiết hướng đến người sử dụng. Trí tuệ nhân tạo hiện đang bổ trợ cho sự khéo léo của con người. Sự huy động tích cực của cộng đồng đang tạo ra ra sự phối hợp chặt chẽ hơn tại các quy mô quốc tế, khu vực và quốc gia. Các ứng dụng thời tiết và cảnh báo trên điện thoại di động đến được cả những vùng sâu vùng xa.

Trên toàn thế giới, số người chết đã giảm trong từng thập kỷ qua - từ hơn 50.000 ca tử vong trung bình mỗi năm trong những năm 1970 xuống còn dưới 20.000 vào những năm 2010. Trong những năm 1970 và 1980, trung bình 170 trường hợp tử vong liên quan đến thiên tai mỗi ngày. Trong thập kỷ 90, mức trung bình đó giảm 1/3 xuống còn 90 ca tử vong liên quan mỗi ngày, sau đó tiếp tục giảm trong những năm thập kỷ 2010 xuống còn 40 ca tử vong mỗi ngày.

Nhưng mỗi sinh mạng mất đi cũng là quá nhiều mất mát và nhiều việc hơn có thể được thực hiện.

Chỉ 40% thành viên của WMO có Hệ thống Cảnh báo sớm đa thiên tai (MHEWS).

Có những thiếu hụt lớn trong hoạt động quan trắc thời tiết, đặc biệt là ở Châu Phi và các quốc đảo nhỏ đang phát triển. Ở Châu Phi, vào năm 2019, chỉ 26% các trạm quan trắc đáp ứng các tiêu chuẩn của WMO. Sức mạnh của một sợi dây xích chính điểm kết nối yếu nhất trên sợi dây đó, những thiếu hụt nêu trên có nguy cơ ảnh hưởng đến độ chính xác của các cảnh báo sớm tại địa phương và toàn cầu.

Hệ thống Cảnh báo đa thiên tai toàn cầu (GMAS) của WMO đang tìm kiếm cách  xử lý các thách thức bằng cách tăng cường khả năng cung cấp các cảnh báo và thông tin có chính thống từ Trung tâm Thông tin Thời tiết khắc nghiệt của WMO để hỗ trợ hành động sớm.

GMAS tìm cách thúc đẩy và tăng cường các hệ thống cảnh báo sớm quốc gia và các cơ quan có chức năng cảnh báo, năng lực và đầu tư cũng như hợp tác xuyên biên giới. Nó áp dụng phương thức được gọi là Giao thức cảnh báo chung - cảnh báo khẩn cấp tự động và tiêu chuẩn hóa phù hợp với mọi loại hình thiên tai, mọi phương tiện truyền thông và truyền thông những yếu tố quan trọng: Là gì? Ở đâu? Bao lâu? Thực hư ra sao? Mọi người nên làm gì?

Kinh nghiệm cho thấy các ký hiệu cảnh báo đơn giản và bảng mã màu (ví dụ: đỏ, hổ phách, xanh lục) có hiệu quả cao. Theo cùng một logic, xoáy thuận nhiệt đới và bão được đặt tên vì các lý do nhằm đưa lại an toàn cho cộng đồng chứ không phải là vô nghĩa.

Thay vì phát minh lại toàn bộ hệ thống, GMAS sẽ cung cấp một khuôn khổ để tăng cường năng lực cảnh báo hiện có và nhằm thu hẹp các lỗ hổng.

GMAS được thực hiện dựa trên thành quả của các sáng kiến nổi bật của WMO nhằm giải quyết các mối nguy cơ lớn ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản, bao gồm xoáy thuận nhiệt đới, nước dâng do bão ven biển, lũ lụt và lũ quét, hạn hán và sóng nhiệt. Ngày nay, hầu hết các chương trình của WMO đều áp dụng triết lý Cảnh báo sớm và Hành động sớm.

Hàng triệu người có thể tránh khỏi nguy cơ tử vong và bệnh tật do nắng nóng gay gắt gây ra. Mạng lưới thông tin sức khỏe do nhiệt toàn cầu đang giúp nâng cao nhận thức, năng lực để quản lý và thích ứng tốt hơn với các rủi ro sức khỏe do thời tiết nắng nóng gay gắt trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Với các tiến bộ trong khoa học khí hậu, hiện nay chúng ta có thể dự báo trước vài tháng các hiện tượng như El Niño và La Niña. Loại hình thiên tai phức tạp này tác động lớn đến nhiệt độ, lượng mưa và các hình thế bão ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Các bước tiến lớn cũng đã được thực hiện trên quy mô thời gian dưới tháng - một quy mô nằm giữa dự báo thời tiết và dự báo mùa mới, khi các quyết định quản lý được đưa ra nhiều hơn. Các nhận định khí hậu theo mùa và cận mùa ở cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia là một công cụ đắc lực trong lập kế hoạch quản lý thiên tai. Chúng cung cấp thông tin cho việc ban hành quyết định trong các lĩnh vực nhạy cảm với khí hậu như nông nghiệp (trồng cây gì và khi nào, v.v.), sức khỏe (các bệnh do nước, các bệnh liên quan đến nhiệt) và quản lý nước (quá nhiều hoặc quá ít).

Cộng đồng WMO đang đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ cảnh báo sớm thân thiện với người dùng về chất lượng không khí, bức xạ tia cực tím và các hiểm họa môi trường bao gồm bão cát và bụi.

Hệ thống quốc tế về cảnh báo và giảm nhẹ sóng thần tìm cách giảm thiểu tác động thảm khốc của thảm họa thiên tai ven biển, vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 1/4 triệu người trong vòng 100 năm qua. Trận sóng thần ở Tonga đã khẳng định tầm quan trọng của việc đầu tư vào các hệ thống cảnh báo sớm và cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế để giảm thiểu rủi ro do sóng thần gây ra.

 Tạp chí KTTV

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: