Ngày Đại dương Thế giới: Cuộc sống và Sinh kế (phần 2)

Đăng ngày: 07-06-2021 | Lượt xem: 1220
Đại dương bao phủ hơn 70% diện tích hành tinh và sản xuất ít nhất 50% lượng oxy của toàn cầu. Nó có tác động lớn tới thời tiết và khí hậu của chúng ta, là nơi sinh sống của hầu hết sinh vật trên trái đất và là nguồn cung cấp protein chính cho hơn một tỷ người trên thế giới. Đại dương hay còn được gọi là “Nền kinh tế xanh”, ước tính tạo ra khoảng 3-6 nghìn tỷ USD/năm, chiếm hơn 3/4 thương mại thế giới và cung cấp sinh kế cho hơn 6 tỷ người.

Đại dương bao phủ hơn 70% diện tích hành tinh và sản xuất ít nhất 50% lượng oxy của toàn cầu. Nó có tác động lớn tới thời tiết và khí hậu của chúng ta, là nơi sinh sống của hầu hết sinh vật trên trái đất và là nguồn cung cấp protein chính cho hơn một tỷ người trên thế giới. Đại dương hay còn được gọi là “Nền kinh tế xanh”, ước tính tạo ra khoảng 3-6 nghìn tỷ USD/năm, chiếm hơn 3/4 thương mại thế giới và cung cấp sinh kế cho hơn 6 tỷ người.

Dịch vụ hàng hải và ven biển

Nhiệt độ đại dương ấm lên đã thúc đẩy một mùa bão Đại Tây Dương kỷ lục vào năm 2020, và có khả năng tạo ra mùa mưa bão tương tự vào năm 2021. Mối đe dọa do xoáy thuận nhiệt đới gây ra một lần nữa được thể hiện bằng Cơn bão Tauktae, tấn công bờ biển phía tây của Ấn Độ vào tháng 5 năm ngoái và cướp đi sinh mạng của hơn 100 người. Không những thế, nhiều người đã phải sơ tán khỏi cơn bão vào thời điểm Ấn Độ đang quay cuồng vì ảnh hưởng của COVID-19. Những sự cố thương tâm này càng cho thấy rõ nhu cầu bức thiết về thông tin, liên lạc và các biện pháp chuẩn bị tốt hơn để giảm thiểu tác động của các thảm họa trên biển. Đây là trọng tâm của WMO và Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) cho Hội nghị chuyên đề quốc tế chung đầu tiên của họ về Thời tiết Hàng hải vì An toàn Sinh mạng trên Biển vào năm 2019. Các công tác chuẩn bị đang được tiến hành để tiếp tục hành động tại Hội nghị Chuyên đề thứ 2 do Indonesia đăng cai tổ chức.

Hiện nay, WMO đang làm việc với các đối tác như IMO và Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO) để ủng hộ Công ước Quốc tế về An toàn Sinh mạng trên Biển (SOLAS), được thông qua hai năm sau vụ đắm tàu Titanic năm 1912. Các dịch vụ hàng hải cũng bao gồm hỗ trợ cho các trường hợp khẩn cấp như hoạt động tìm kiếm cứu nạn và môi trường, chẳng hạn như sự cố tràn dầu và hóa chất xảy ra trong năm ngoái bởi các vụ tai nạn ở Ấn Độ Dương gần Mauritius và Sri Lanka.

Do khoảng 40% dân số toàn cầu sống trong phạm vi 100 km tính từ bờ biển, nên cũng cần phải bảo vệ cộng đồng khỏi các hiểm họa ven biển, chẳng hạn như sóng, triều cường và nước biển dâng thông qua Hệ thống cảnh báo sớm. Sáng kiến ​​dự báo ngập lụt ven biển của WMO đang hoạt động tích cực và hỗ trợ dự báo cho nhiều thiên tai. Những nỗ lực này đã được thể hiện trong một trận lũ lớn xảy ra ở Fiji vào ngày 31 tháng 5 và ngày 1 tháng 6 vừa qua. Nhờ việc sử dụng các mô hình hoạt động từ năm 2019 (nằm trong Dự án Dự báo Ngập lụt ven biển do WMO hỗ trợ và được tài trợ bởi Cục Khí tượng Hàn Quốc), Cơ quan Khí tượng Fiji đã đưa ra các cảnh báo cảnh báo kịp thời về lũ và may mắn không có thiệt mạng về người.

Quan sát đại dương

Những tiến bộ công nghệ đang cách mạng hóa khả năng giám sát đại dương một cách có hệ thống để có thể hiểu được vai trò của nó đối với thời tiết và khí hậu. Phần lớn thông tin quan sát sẽ làm cơ sở cho các dự báo về biển, thời tiết và khí hậu. WMO cũng đang hợp tác chặt chẽ với Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ của UNESCO và các đối tác khác để thúc đẩy Hệ thống Quan sát Đại dương Toàn cầu. Nhưng những khoảng cách lớn về địa lý và nghiên cứu vẫn là rào cản trong việc đáp ứng nhu cầu dự báo và dịch vụ ngày càng tăng.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://public.wmo.int/en/media/news/world-oceans-day-life-and-livelihoods

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: