Ngày Núi Thế giới

Đăng ngày: 10-12-2021 | Lượt xem: 2058
Ngày 11 tháng 12 hàng năm được chọn là Ngày Núi Thế giới. Chủ đề năm nay là du lịch bền vững ở miền núi.

Sau Hội nghị Cấp cao miền Núi năm 2019, Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO đã có lộ trình các hoạt động ưu tiên nhằm hỗ trợ phát triển bền vững, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu ở các khu vực vùng núi cao và hạ lưu. Lộ trình này bao gồm các dịch vụ thông tin thủy văn, khí tượng và khí hậu ‘phù hợp với mục đích’ sử dụng cho những người sống ở vùng núi.

Ngày 11 tháng 12 hàng năm được chọn là Ngày Núi Thế giới

Các vùng núi bao phủ khoảng một phần tư bề mặt đất của Trái đất. Chúng cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng, là trung tâm của sự đa dạng sinh học và văn hóa cũng như kiến ​​thức truyền thống, là nơi sinh sống của một phần tư dân số thế giới. Các lưu vực sông có đầu nguồn trên núi cung cấp nước ngọt cho hơn một nửa nhân loại, do đó núi thường được gọi là "tháp nước" của thế giới. Các điểm du lịch miền núi thường thu hút khoảng 15-20% số lượng du lịch toàn cầu. Du lịch có tác động thấp có thể góp phần bảo tồn và định giá các hệ sinh thái núi và đa dạng sinh học của chúng, cũng như hỗ trợ nền kinh tế địa phương và hệ thống lương thực.

Nhưng các ngọn núi đang phải chịu áp lực chưa từng có do hậu quả của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường. Hiện tượng ấm lên đã xảy ra ở tất cả các dãy núi lớn, tác động đến mức độ đóng băng và độ sâu của tuyết. Đặc biệt, các sông băng trên núi ở một số nơi đang tan chảy và rút đi với tốc độ chưa từng có. Các sông băng sẽ tiếp tục mất đi khối lượng trong vài thập kỷ nữa ngay cả khi nhiệt độ toàn cầu được ổn định, theo Báo cáo đánh giá lần thứ sáu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu.

Tất cả những thay đổi nêu trên sẽ đặt ra những thách thức đối với việc cung cấp nước, sản xuất năng lượng, tính toàn vẹn của hệ sinh thái, sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, phòng ngừa thiên tai và du lịch sinh thái. Sự gia tăng dự báo về nguồn nước sẵn có từ các sông núi là một yếu tố rủi ro đáng kể đối với nông nghiệp, lâm nghiệp, sản xuất lương thực, thủy sản, sản xuất thủy điện, giao thông, du lịch, giải trí, cơ sở hạ tầng, cấp nước sinh hoạt và sức khỏe con người ở địa phương và hạ lưu. Trong ngắn hạn, các hiểm họa thiên nhiên bao gồm lượng mưa cực lớn, thay đổi môi trường và mất các hệ sinh thái núi quan trọng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các thảm họa cục bộ và vùng hạ lưu. Biểu đồ dưới đây cho thấy sự đóng góp của tầng băng tuyết trên núi đối với nguồn nước sẵn có trong các lưu vực của các con sông lớn ở châu Á, được ước tính dựa trên dữ liệu từ 1998 đến 2012 do Huss et al., 2017 xuất bản (minh họa bởi Nora Krebs, WMO).

Đồ thị tầng băng tuyết trên núi đối với nguồn nước sẵn có trong các lưu vực của các dòng sông lớn ở

châu Á

Do đó, để đáp ứng những thách thức, WMO đang đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ khí hậu. Mạng lưới Trung tâm Khí hậu Khu vực Cực Thứ ba (TPRCC-Network), được phát triển bởi WMO và ba khu vực, đó là Khu vực vừng núi phía Bắc do Trung Quốc dẫn đầu, khu vực phía Nam do Ấn Độ dẫn đầu và khu vực phía Tây do Pakistan dẫn đầu, với Trung Quốc là quốc gia chủ trì đứng đầu. Hội đồng sẽ tập trung vào việc cung cấp thông tin khí hậu theo mùa và tiểu mùa (dự báo theo mùa, dự báo tầm xa) phù hợp với khu vực để đáp ứng các yêu cầu dịch vụ đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Diễn đàn Triển vọng Khí hậu Cực Thứ ba sẽ đóng vai trò như một cơ chế tương tác giữa các nhà phát triển và người dùng và dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp đầu tiên vào năm 2022.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://public.wmo.int/en/media/news/international-mountain-day

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: