Ủy ban Liên minh Chính phủ về Biến đổi khí hậu IPCC: Chúng ta có thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu nếu giảm lượng khai thác dầu

Đăng ngày: 28-02-2022 | Lượt xem: 701
Các nhà môi trường đang lên tiếng chỉ trích việc loại bỏ việc cắt giảm khí đốt ra khỏi các chương trình phòng chống biến đổi khí hậu, điều này phản ánh sức mạnh và ảnh hưởng của ngành khí đốt này.

Ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch và ảnh hưởng của nó đối với chính sách khí hậu vẫn là một rào cản lớn trong báo cáo thứ ba cũng là và báo cáo cuối cùng của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu. Vấn đề khiến nhiều người Nguồn gốc chính của tranh cãi: làm thế nào để chúng ta có thể cắt giảm thiểu biến đổi khí hậu mà không phải đối đầu với ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch? Như nhà xã hội học môi trường Robert Brulle thuộc Đại học Brown cho biết: “điều này giống như chiến tranh giữa các vì sao”.

Vấn đề sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang là một trong những mối lo ngại đến vấn đề chống lại biến đổi khí hậu

Hai báo cáo đầu tiên của IPCC được công bố vào năm ngoái, đã làm rõ ảnh hưởng của khí hậu và khả năng dễ bị tổn thương của các quốc gia đối trước sự ấm lên nữa của toàn cầu. Nhưng báo cáo thứ ba này đề cập nhiều hơn đến các giải pháp tiềm năng, vốn là tâm điểm gây tranh cãi trong những năm gần đây đối với cả ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch và chính phủ của các quốc gia giàu dầu mỏ.

Vai trò của ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch được nhấn mạnh trong suốt gần 3.000 trang của báo cáo, nhưng các nhà nghiên phát hiện rằng nội dung này không xuất hiện trong “Bản tóm tắt dành cho các nhà hoạch định chính sách” -  ấn phẩm thường thu hút sự chú ý của giới truyền thông nhất. Tuy nhiên, một bản thảo tóm tắt trước đó đã bị rò rỉ cho thấy ngành nhiên liệu hóa thạch nhấn mạnh rằng họ đã làm hết sức để bảo vệ khí hậu nhưng họ vẫn gặp một số khó khăn như các rào cản chính sách, thiếu sự phối hợp, sự chậm trễ trong các chính sách về cơ sở hạ tầng và tài sản, cũng như việc thiếu năng lực công nghệ và nguồn nhân lực.

Không giống như các báo cáo quá nặng về nghiên cứu, được kiểm soát hoàn toàn bởi các nhà khoa học nghiên cứu, Bản tóm tắt dành cho các nhà hoạch định chính sách phải được đại diện chính phủ từ 195 quốc gia trên thế giới phê duyệt; quy trình phê duyệt báo cáo giảm thiểu biến đổi khí hậu năm nay là quy trình dài nhất và gây tranh cãi nhất trong lịch sử của IPCC. Theo các báo cáo bị rò rỉ, các đại diện từ Ả Rập Xê-út đã đưa ra nhiều nhận xét nhiều đến việc các bể lưu trữ các-bon cũng các cách giải thích ngôn ngữ về việc ngừng sản xuất nhiên liệu hóa thạch.

Theo Dana Fisher, giám đốc chương trình vì xã hội và môi trường tại Đại học Maryland, các nhà khoa học xã hội hy vọng sẽ nghiên cứu sâu hơn không chỉ quy trình IPCC lập báo cáo mà còn hoạch định chính sách rộng hơn với hy vọng sẽ tìm ra giải pháp trung hòa lợi ích của biến đổi khí hậu và việc khai thác khí đốt.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://www.theguardian.com/environment/2022/apr/05/ipcc-report-scientists-climate-crisis-fossil-fuels

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: