Câu 59: Mưa đá là hiện tượng thời tiết nguy hiểm, vậy có thể phá được mưa đá không?

Đăng ngày: 10-04-2010 | Lượt xem: 2335

Qua nghiên cứu những viên đá rơi xuống, người ta phát hiện thấy bên trong có những "phôi đá". Trong mây có rất nhiều hạt nước do quá trình lạnh, kết thành đá trên phôi đá, làm phôi đá to dần và trở thành những cục đá rơi xuống. Như vậy, để hình thành các đám mây có thể gây ra mưa đá, trước tiên phải có những phôi đá và những hạt nước quá lạnh ngưng tụ lại trên phôi đá. Muốn ngăn chặn những trận mưa đá, phải làm giảm bớt hạt nước quá lạnh trong mây. Để làm được việc đó, có thể áp dụng các biện pháp sau:

- Giảm bớt việc cung cấp những hạt nước quá lạnh trong mây, bằng cách dùng pháo bắn làm giảm bớt những luồng khí bay lên cao hoặc rải những hạt mang tính hút ẩm ở phần phía dưới mây, mưa đá, để cho hơi nước bay lên sớm ngưng tụ thành nước, trọng lượng tăng lên, khó có thể bay lên cao hội tụ với khu vực có nhiệt độ quá lạnh.

- Giảm bớt những hạt gây mưa đang quá lạnh trong đám mây, bằng cách tăng thêm hạt băng hoặc thuốc làm lạnh để những hạt nước nhanh chóng kết thành nhiều phôi đá chứ không tích tụ lại trên số ít phôi đá. Nhiều phôi đá này rơi xuống tầng không khí thấp hơn có nhiệt độ cao hơn và nhanh chóng chuyển sang tinh thể nước tạo thành mưa rơi xuống.

- Tăng thêm hạt băng, bằng cách lợi dụng luồng khí bốc lên do quá trình ngưng tụ toả nhiệt, những hạt nước quá lạnh chưa kịp gặp phôi đá đã bay lên tầng cao có nhiệt độ thấp hơn (- 300C), ngưng tụ lại thành hạt nhỏ chứ không trở thành phôi đá, tức nguyên liệu của mưa đá bị loại bỏ.

Về mặt lý thuyết, những phương pháp trên đều có thể ứng dụng, song phương pháp nào tốt nhất tuỳ thuộc theo từng nước. Một số nước, nhất là ở Châu Âu thường có những đợt phá mưa đá bảo vệ mùa màng, nhất là những cánh đồng nho.

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: