Tác động của ENSO đến nhiệt độ của Tây Nguyên năm 2020

Đăng ngày: 09-04-2021 | Lượt xem: 10344

ENSO là sự phối hợp hoạt động giữa hai hiện tượng xảy ra ở đại dương (El-Nino, La-Nina) và ở khí quyển (dao động Nam Bán Cầu - Southern Oscilation - viết tắt là SO).

SO được xác định, qua sự chênh lệch về trị số khí áp mặt biển giữa Ta-hi-ti nằm ở Ðông Nam Thái Bình Dương (TBD), với Ðác Uyn nằm ở Tây Nam Australia thuộc phía Tây Thái Bình Dương. Sự biến đổi trị số khí áp ở hai điểm này thường trái ngược nhau. Khi chỉ số dương (khí áp ở Ðác Uyn thấp), gió Ðông Nam của Nam thổi mạnh từ Nam Mỹ qua Thái Bình Dương, cung cấp lượng ẩm phong phú cho hệ thống gió mùa mùa hè ở châu Ðại Dương - châu Á - châu Phi, làm cho gió mùa phát triển mạnh mẽ. Ngược lại khi chỉ số này âm, tín phong đông nam của Nam bán cầu suy yếu, đôi khi dừng hẳn và được thay thế bằng gió thổi theo chiều ngược lại từ Tây sang Ðông. Lượng ẩm hội tụ vào hệ thống gió mùa hè ở phần phía Ðông bán cầu suy giảm nhiều, gió mùa suy yếu rõ rệt.

El-Nino (viết tắt là EN), biểu thị sự tăng lên khác thường của nhiệt độ mặt nước biển vùng xích đạo phía Ðông Thái Bình Dương. Thuật ngữ El-Nino dùng để chỉ dòng nước ấm lan truyền từ xích đạo, dọc theo bờ biển Pêru và Ecuado xuống phía Nam. Dòng nước ấm này thường đạt cường độ mạnh nhất vào dịp lễ giáng sinh, chính vì vậy nó được đặt tên theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là con của chúa.

Trước đây, El-Nino được xem như hiện tượng đặc trưng của vùng biển nhiệt đới Nam Mỹ. Cho đến tận giữa thế kỷ XIX, khi mạng lưới quan trắc khí tượng hải văn mở rộng thì người ta mới khám phá ra rằng, không chỉ có hiện tượng nước biển ấm lên, mà còn hiện tượng nước biển lạnh đi, gọi là anti En-Nino hay La-Nina. Cả hai hiện tượng xảy ra trên một vùng rộng lớn, từ bờ biển Pêru-Ecuađo tới giữa TBD (gần quần đảo Mác-San).

Sự đột biến của nhiệt độ nước biển thường bắt đầu từ khu vực ven bờ biển phía Ðông, rồi lan truyền sang phía Tây TBD. Nhưng cũng có trường hợp quá trình này bắt đầu từ giữa đại dương rồi phát triển sang phía Ðông.

Ðối với khu vực Tây Nguyên, ngoài ảnh hưởng của cơ chế gió mùa, Tây Nguyên còn chịu ảnh hưởng ít nhiều của hoàn lưu Walker, hoạt động trên vành đai xích đạo, đặc biệt là vùng TBD. Nằm trong khu vực hội tụ của hai đới tín phong, hoàn lưu Walker tạo thành luồng gió Ðông ở tầng thấp trên khu vực TBD gần xích đạo và dòng ngược lại ở trên cao. Nửa phần phía Nam của nước ta cũng thuộc phạm vi ảnh hưởng của hoàn lưu khu vực TBD, bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippin, Newzeland, bắc Australia. Trong điều kiện bình thường, Tây TBD trở thành khu vực phát triển dòng thăng của hoàn lưu Walker, dẫn đến việc mưa lớn bao trùm khu vực này. Nhiệt độ nước biển tăng dần từ Ðông sang Tây, hình thành một vùng nước nóng khổng lồ thường xuyên trên phần Tây TBD. Nguồn ẩm gây mưa lớn trên khu vực Tây Nguyên được xuất phát từ vùng nước nóng này.

Khi hiện tượng El-Nino xuất hiện, trên phần Ðông TBD nhiệt độ tăng mạnh và ở phần Tây nhiệt độ giảm đi tương đối. Sự thay đổi của nhiệt độ mặt nước biển, dẫn tới giảm mức chênh lệch khí áp và nhiệt độ lớp không khí tầng mặt, thậm chí có thể đổi ngược chiều biến thiên. Tình hình trên làm suy yếu hoàn lưu Walker, phát triển cơ chế hoàn lưu ngược, ở tầng thấp gió Tây xuất hiện và tăng lên. Trước đây, trên khu vực TBD thịnh hành chuyển động thăng gây mưa lớn, lúc này sẽ là nơi chịu sự khống chế của dòng giáng không còn khả năng gây mưa. Lượng mây sẽ giảm đi, cường độ bức xạ mặt trời tăng lên dẫn đến nhiệt độ tăng, lượng bốc hơi tăng mạnh. Ðó là cơ sở phát sinh hạn hán nghiêm trọng trên khu vực Tây Nguyên trong những năm El-Nino. El-Nino gây ra hạn hán ở Tây Nguyên rất trầm trọng, các đợt nắng nóng kéo dài làm mực nước các sông xuống thấp, các sông suối vừa và nhỏ bị cạn, nhiều hồ chứa vừa và nhỏ bị cạn kiệt hoàn toàn.

So với El-Nino, La-Nina là quá trình vật lý xảy ra ngược lại, hoàn lưu Walker hoạt động mạnh hơn bình thường. Ở tầng thấp, gió Ðông được tăng cường, mây và mưa tăng mạnh cùng với nhiệt độ giảm tương đối. Trong các năm La-Nina, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến nước ta nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng, cũng nhiều hơn rõ rệt so với các năm El-Nino và nhiều hơn với trung bình nhiều năm. Có năm La-Nina đã có tới 2-3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới khu vực, gây ra các đợt mưa lớn dẫn đến xuất hiện lũ khá ác liệt ở Tây Nguyên.

Hiện tượng ENSO ảnh hưởng đáng kể đến sự biến đổi thời tiết trên phạm vi lãnh thổ nước ta nói chung và Tây Nguyên nói riêng, nhất là những chu trình ENSO mạnh. Những năm ENSO hoạt động yếu, ảnh hưởng của gió mùa lấn át, ảnh hưởng ENSO thể hiện không rõ rệt. Trong những năm El-Nino hoạt động mạnh, lượng mưa trên khu vực Tây Nguyên có xu thế giảm đi khá rõ.

Thông thường lượng mưa giảm đi vào thời kỳ cuối mùa mưa năm trước (khi chu trình ENSO bắt đầu), và đầu mùa mưa năm sau. Chế độ mây trong khu vực vào những năm El-Nino cũng giảm đi đáng kể, bức xạ mặt trời tăng lên dẫn đến lượng bốc hơi tăng, làm tăng khả năng hạn hán, cháy rừng. Mùa khô ở Tây Nguyên vốn đã khắc nghiệt, nếu bị ảnh hưởng El-Nino có thể đem đến những đợt hạn hán gay gắt cho khu vực, kéo dài từ đầu mùa khô đến thời kỳ đầu mùa mưa năm sau (có những năm 2-3 tháng liên tục không mưa).

Tuy nhiên không phải đợt hạn hán nào ở Tây Nguyên cũng do El-Nino gây ra mà nhiều năm không có El-Nino vẫn có hạn. La-Nina là hiện tượng có tác động ngược lại so với El-Nino. Vào những năm La-Nina hoạt động mạnh lượng mưa trên Tây Nguyên được tăng lên đáng kể, cường độ mưa lớn hơn và mùa mưa đến sớm hơn.

Theo một số kết quả nghiên cứu của các nhà khí tượng học thì một chu trình ENSO thường kéo dài từ 10-14 tháng, và trong những thập kỷ gần đây hiện tượng ENSO đang có xu hướng mạnh lên cả về tần số và cường độ. Tình hình này có quan hệ nhất định đến xu hướng giảm lượng mưa, tăng khả năng hạn hán ở khu vực Tây Nguyên.

Cùng với sự biến động của khí hậu toàn cầu, trong những năm gần đây nền nhiệt độ trên trái đất có xu hướng tăng lên. Riêng năm 2020 nền nhiệt độ trên khu vực Tây Nguyên hầu hết đều cao hơn so với giá trị trung bình nhiều năm. Nền nhiệt tăng như vậy sẽ dẫn đến lượng bốc hơi tăng lên, kéo theo khả năng mất nước của mặt đệm cũng tăng lên. 

Bảng so sánh nhiệt ðộ năm 2020 với TBNN tại một số địa điểm ở Tây Nguyên

Trạm

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đắk Tô

2020

21.6

22.2

26.2

25.5

26.6

25.7

25.2

24.6

24.9

23.2

22.4

21.8

TBNN

19.2

21.1

23.2

24.6

24.7

24.1

23.6

23.3

23.1

22.3

21.3

19.6

Kon Tum

2020

22.7

22.8

26.7

26.5

27.9

26.3

26.0

25.2

25.5

24.0

23.6

22.7

TBNN

21.0

22.7

24.7

26.0

25.8

25.1

24.5

24.4

24.2

23.7

22.7

21.2

Pleiku

2020

20.4

20.8

24.4

24.6

26.1

24.6

24.1

23.3

23.7

22.6

21.7

20.6

TBNN

19.1

20.7

22.9

24.3

24.1

23.2

22.6

22.4

22.6

22.0

21.1

19.5

An Khê

2020

21.1

21.2

24.6

25.6

28.5

27.7

26.2

25.6

25.4

23.7

21.8

20.3

TBNN

19.9

21.2

23.2

25.5

26.3

26.3

25.6

25.3

24.7

23.5

22.1

20.3

AyunPa

2020

23.8

24.2

27.9

28.7

30.5

28.8

28.3

27.8

27.7

26.2

25.2

23.9

TBNN

22.5

24.0

26.5

28.5

28.4

27.8

27.2

26.9

26.4

25.5

24.3

22.8

BMT

2020

22.3

22.7

26.3

26.7

28.0

25.8

25.4

25.5

25.0

24.2

23.4

21.6

TBNN

21.3

22.7

24.7

26.3

25.9

25.0

24.5

24.3

24.1

23.8

22.8

21.3

M’đrắk

2020

21.6

21.4

25.0

25.5

27.6

26.4

26.1

26.3

25.7

24.5

23.2

21.0

TBNN

20.4

21.5

23.6

25.7

26.3

26.3

26.0

25.8

25.0

23.8

22.4

20.6

Đắk Nông

2020

22.2

22.5

25.0

25.1

26.2

24.7

24.2

24.2

24.0

23.5

23.0

21.8

TBNN

20.6

21.9

23.4

24.3

24.3

23.6

23.1

23.0

23.0

22.9

22.3

20.9

Đà Lạt

2020

16.7

16.5

18.9

19.2

20.8

19.7

19.1

19.7

19.2

18.9

17.8

16.8

TBNN

15.9

16.7

18.0

19.0

19.6

19.2

18.8

18.8

18.6

18.2

17.6

16.4

Liên Khương

2020

20.5

20.6

22.7

23.3

24.7

23.1

22.8

23.0

22.5

21.2

21.4

20.7

TBNN

19.6

20.5

21.6

22.9

22.9

22.3

21.9

21.8

21.6

21.2

20.7

19.7

Sự kết hợp giữa quá trình tăng lên của nhiệt độ và lượng bốc hơi đã khiến Tây Nguyên trải qua những đợt hạn hán gây thiệt hại nặng cho sản xuất nông nghiệp trong năm 2020.

Ðối với một số nơi thường xuyên xảy ra hạn hán nên có các biện pháp giữ nước, để đảm bảo khi hạn hán xảy ra không gây ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất và đời sống trong vụ Đông Xuân 2020 – 2021 sắp tới.

 Trần Trung Hiếu

Đài KTTV khu vực Tây Nguyên

Vụ KHCN tổng hợp

 

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: