Thiên tai trong năm 2022 còn diễn biến phức tạp, khó lường

Đăng ngày: 01-07-2022 | Lượt xem: 1166
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) quốc gia, hiện tượng La Nina có khả năng tiếp tục duy trì đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 55-65%. Phóng viên đã có những trao đổi với chuyên gia Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia về diễn biến khó lường của các loại hình thiên tai trong năm 2022.

Chuyên gia Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia

PV: Theo đánh giá tình hình thiên tai trong năm 2022 có những diễn biến phức tạp, xu hướng thời tiết cả nước từ nay đến hết năm 2022 diễn biến ra sao thưa ông?

Chuyên gia Nguyễn Văn Hưởng: Thời tiết năm nay ở nước ta chịu ảnh hưởng của hiện tượng La Nina. Theo dự báo hiện tượng La Nina có khả năng tiếp tục duy trì đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 55-65%. Với tác động của La Nina nền nhiệt độ trên cả nước không phải ở mức cao, tổng lượng mưa năm 2022 ở phía bắc dự báo phổ biến ở mức xấp xỉ đến cao hơn TBNN và cao hơn năm 2021. Khu vực  miền Trung lượng mưa cao hơn TBNN vào những tháng cuối năm.

Dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10-12 cơn bão và ATNĐ, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 04-06 cơn, ở mức xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.

Đó là dự báo từ nay đến cuối năm, còn hiện nay ở khu vực phía Đông của Philippin có một vùng áp thấp đang di chuyển vào Biển Đông, trong 1-2 ngày tới vùng áp thấp này có khả năng mạnh lên thành Áp thấp nhiệt đới; với xác suất mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới là khá cao lên tới 70-80%, sau có khả năng mạnh lên thành bão với xác suất 40-60% trên khu vực Bắc Biển Đông.

PV: Theo nhận định, giai đoạn tháng 10 - 11/2022, ở nhiều nơi trên cả nước, đặc biệt tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên có tổng lượng mưa lớn hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. Liệu đây có phải là nguy cơ khiến mưa lũ diễn ra dồn dập, có loại trừ khả năng tái diễn mưa lũ lịch sử như năm 2020 không thưa ông?

Chuyên gia Nguyễn Văn Hưởng: Không thể dự báo cụ thể được lượng mưa tư xa vài tháng nên không thể có so sách với cac trận mưa lũ quá khứ. Tuy nhiên, theo các dự báo xa, phần lớn các mô hình dự báo của cơ quan khí tượng Việt Nam và quốc tế cho thấy có các dấu hiệu tổng lượng mưa tháng 10-11/2022 có xu thế cao hơn trung bình nhiều năm. Ở miền trung, do địa hình dốc, sông nhỏ và ngắn nên nên các mưa lớn dồn dập dễ gậy hậu quả ngập lụt, thiên tai lũ quét, sạt lở vì vậy chúng ta cũng phái hết sức đề phòng khả năng xảy ra mưa nhiều trong năm nay ở miền trung. Cơ quan KTTV sẽ theo dõi và có dự báo cụ thể trong các bản tin hạn ngắn được cập nhật hàng ngày.

PV: Vừa qua, các tỉnh phía Bắc hứng chịu đợt mưa lớn trên diện rộng, chưa bao giờ các cơ quan chức năng phải vận hành liên hồ chứa, đồng loạt xả lũ trên nhiều hồ đập sớm như năm nay, đặc biệt là hồ Hòa Bình mở tới 5 cửa xả đáy. Ông đánh giá gì về tình hình mưa lũ ở các tỉnh phía Bắc trong năm nay?

Chuyên gia Nguyễn Văn Hưởng: Như chúng tôi đã nhận định từ đầu năm, tổng lượng mưa năm 2022 ở phía bắc dự báo phổ biến ở mức xấp xỉ đến cao hơn TBNN và cao hơn năm 2021. Tổng lượng mưa trong tháng 5 và đầu tháng 6 vừa rồi ở mức cao hơn TBNN, ngay đầu mùa hè mà mưa nhiều như vậy cũng là điều hiếm gặp. Cơ quan KTTV sẽ có các dự báo, cảnh báo cụ thể đối với các đợt mưa và nguy cơ lũ nếu có trong các bản tin hạn ngắn (trước 2-5 ngày) để phục vụ công tác ứng phó.

PV: Với tình hình mưa lớn như vậy? ông có khuyến cáo gì, khi tình trạng ngập úng đô thị diễn ra ngày càng nhiều?

Chuyên gia Nguyễn Văn Hưởng: Những năm qua chúng ta thấy rõ có sự xuất hiện thường xuyên các trận mưa lớn cực đoan với cường suất lớn. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn 30 phút đến hơn 1 tiếng lượng mưa ở một số nới đã đó được đến trên 100mm thì nguy cơ ngập là rất dễ xảy ra khi hệ thống tiêu thoát chưa phát triển kịp. Trong bối cảnh tác động của BĐKH thì những trân mưa như vậy được dự báo sẽ cón xảy ra nhiêu trong tương lai, vì vậy chúng ta cần có thêm những giải pháp ứng phó, trong đó thiết lập các hệ thống giám sát và cảnh báo mưa ngập cho các đô thị cần được tính đến, về lâu dài thì cần tính đến quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước để thích ứng với sự gia tăng mưa cường suất lớn do tác động của BĐKH

PV: Tình hình mưa lũ ở các tỉnh phía Bắc, chịu ảnh hưởng lớn bởi thượng nguồn phía Trung Quốc. Năm nay theo dự báo mưa lũ ở Trung Quốc đến sớm và khắc nghiệt hơn mọi năm. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Chuyên gia Nguyễn Văn Hưởng: Các hệ thống sông của nước ta có liên thông với sông quốc tế, xuyên biên giới. Vì vậy mưa ở vùng thường lưu cũng phần nào có ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy ở Việt Nam. Cơ quan KTTV Việt Nam vẫn thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, thiên tai ở các vùng thượng lưu, không chỉ ở Sông hồng và cả Sông cửu long để có các dự báo diễn biến nguồn nước cũng như lũ nếu có.

Tạp chí KTTV

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: