Nhận xét đánh giá dự án “Xây dựng quy trình, công nghệ lập bản đồ cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất cho khu vực trung du và miền núi Việt Nam”

Đăng ngày: 22-05-2019 | Lượt xem: 3322
Lũ quét, sạt lở đất xảy ra ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du trên lãnh thổ Việt Nam như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang…

Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai trong đó nhấn mạnh đối với khu vực miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ cần xác định khu vực nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét để triển khai đồng bộ các giải pháp công trình, phi công trình, tổ chức thông tin cảnh báo, dự báo, điều chỉnh sản xuất nhằm hạn chế thiệt hại về người, đảm bảo sinh kế bền vững phù hợp với tập quán của từng khu vực. Đồng thời cần ưu tiên ứng dụng khoa học công nghệ trong quan trắc theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành, ứng phó thiên tai.

Nhằm nâng cao công tác phòng chống, giảm thiểu tối đa thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra, trong thời gian tới, Tổng cục Phòng chống thiên tai đã đưa ra một số kiến nghị như triển khai áp dụng khẩn cấp phối hợp giải pháp công trình, phi công trình trong phòng chống giảm nhẹ rủi ro lũ quét, sạt lở đất; nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ cảnh báo và phòng chống sạt lở đất vào thực hiện ngay từ 2018; tăng cường đầu tư nghiên cứu về lũ quét, sạt lở đất; xây dựng hệ thống bản đồ cảnh báo có độ chính xác cao… Đồng thời cũng đưa ra một số nhiệm vụ cụ thể đối với cấp trung ương, cơ quan nghiên cứu và các địa phương.

 Tổng cục Khí tượng Thủy văn có đánh giá nhận xét về dự án “Xây dựng quy trình, công nghệ lập bản đồ cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất cho khu vực trung du và miền núi Việt Nam”.

1. Nội dung 10.3.1. Thiết lập hệ thống thu thập, xử lý các số liệu quan trắc truyền thống và phi truyền thống trên lãnh thổ Việt Nam và Biển Đông…:

- Xem xét xây dựng một phần mềm chung về xử lý, chuẩn hóa và tích hợp, chia sẻ số liệu đầu vào đầu ra… Còn các loại số liệu quan trắc truyền thống và phi truyền thống hay số liệu radar, vệ tinh cực, địa tĩnh, pilot, định vị sét hoặc số liệu mô hình toàn cầu và tái phân tích (các mô hình toàn cầu GFS, GSM, IFS, tái phân tích NCEP, JRA, ERA) chỉ là những trường dữ liệu hay các môđun/chức năng xử lý riêng từng loại số liệu của phần mềm.

- Bổ sung chức năng chính của phần mềm trong nội dung này.

2. Xem xét làm rõ sự khác biệt để tránh trùng lặp các chức năng giữa các Phần mềm kiểm soát chất lượng (Quality control – QC) số liệu quan trắc khí tượng thủy văn của Việt Nam và trên Biển Đông và Phần mềm chuẩn hóa điều kiện biên-trường nền trên không gian lưới (Regridding Process) các số liệu mô hình toàn cầu, tái phân tích trên lãnh thổ Việt Nam và Biển Đông tại nội dung 10.4.1 với các phần mềm tại nội dung 10.3.1.

3. Tại mục 10-5 (Nội dung 5): Phát triển công nghệ xử lý thông tin lượng mưa để chuẩn bị cảnh báo sớm hiện tượng lũ quét, sạt lở: Xem xét gộp 03 phần mềm riêng thành 01 phần mềm chung và bổ sung chức năng chính của phần mềm này. Ngoài ra, xem xét các nội dung đề xuất có trùng lặp với các nội dung đã được thực hiện trong dự án WB5?

4. Xem xét bổ sung sơ đồ khối thiết kế tổng thể hệ thống cũng như sơ đồ khối từng nội dung chính để dễ theo dõi.

Tin: Thành Công - Vụ KHQT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: