Chi tiết hóa vùng ngập lụt dựa trên kịch bản BĐKH

Đăng ngày: 21-11-2018 | Lượt xem: 1342
(TN&MT) - Nhằm đánh giá kết quả xây dựng kịch bản ngập lụt cho một số địa phương tại 3 tỉnh Hà Tĩnh, Ninh Thuận và Bình Thuận, Ban điều phối Dự án TSU (Bộ KH&ĐT) phối hợp với Viện Khoa...
Hà Tĩnh, Ninh Thuận và Bình Thuận

Đại diện Ban quản lý Dự án TSU phát biểu tại hội thảo

Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Ban Hỗ trợ kỹ thuật (Dự án TSU) của “Chương trình Quản lý tổng hợp nguồn nước và Phát triển đô thị trong mối liên hệ với Biến đổi khí hậu ở Việt Nam”. Trước đó, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ dự án TSU và  các Viện nghiên cứu, 3 tỉnh đã đưa kết quả nghiên cứu “Chi tiết hóa kịch bản biến đổi khí hậu tại địa phương” vào nghiên cứu, xây dựng các mô hình thủy văn, thủy lực các lưu vực sông để đánh giá nguy cơ ngập lụt hiện tại, tương lai ở một số đô thị trong bối cảnh BĐKH.

Hội thảo có sự tham dự của đại diện các nhà tài trợ, Viện nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học nhằm đánh giá phương pháp và kết quả chi tiết hóa kịch bản BĐKH, mô hình thủy văn, thủy lực và ứng dụng mô hình ngập lụt 2-D tại 3 tỉnh.

Tại hội thảo, nhóm chuyên gia của Viện Khoa học KTTV&BĐKH với vai trò tư vấn chính đã trình bày tổng quan các phương pháp, kết quả nội dung các nghiên cứu chi tiết hóa kịch bản BĐKH, xây dựng mô hình thủy văn thủy lực cho các lưu vực sông  Rào Cái (Hà Tĩnh), Sông Dinh (Ninh Thuận) và sông Lũy (Bình Thuận). Theo TS Nguyễn Xuân Hiển, trên cơ sở dữ liệu quan trắc thực tế tại địa phương, các nhà khoa học đã chỉ ra tác động của BĐKH đến dòng chảy lũ, ngập úng và thoát nước đô thị. Từ đó, tính toán và đưa ra nhóm kịch bản ngập lụt so lũ trên lưu vực sông Rào Cái và nhóm kịch bản ngập lụt do mưa ở TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh), kịch bản ngập ứng với quy hoạch đến 2025 của TP Phan Rang (Ninh Thuận), kịch bản ngập cho 2 thị trấn Lương Sơn và Chợ Lầu (Bình Thuận).

Ảnh 1: Ảnh 2: Đại diện Viện Khoac học KTTV&BĐKH trình bày nội dung nghiên cứu

Đại diện Viện Khoa học KTTV&BĐKH trình bày nội dung nghiên cứu

Các kịch bản đã chỉ rõ những vị trí ngập lụt, có xét đến khả năng giảm ngập sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu. Từ đó, lập quy hoạch quản lý ngập lụt cho từng địa phương với các nhóm giải pháp cụ thể, cả công trình và phi công trình, đồng thời, đánh giá tác động của các giải pháp phi công trình còn thiếu. Đây là nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu đầu vào quan trọng nhằm xác định danh mục đầu tư ưu tiên tại mỗi tỉnh nhằm ứng phó với BĐKH.

Đánh giá về hiệu quả nghiên cứu, ông Trần Đình Quang, đại diện Ban quản lý dự án tại Hà Tĩnh nhận định, kinh phí thực hiện đánh giá về thủy lực, thủy văn ở Hà Tĩnh không lớn nhưng kết quả mang tính ứng dụng cao, cung cấp dữ liệu đầu vào cho quy hoạch phát triển đô thị, quản lý nguồn nước tổng hợp, xây dựng và thẩm định các dự án, đặc biệt là về tiêu toát lũ. Ông Quang cũng đề nghị nhóm chuyên gia lưu ý, để sát thực hơn, khi triển khai cần cập nhật dữ liệu khoảng 25 – 30 năm/lần về ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, BĐKH và thay đổi dòng chảy các sông.

Hội thảo cũng tổng hợp các ý kiến phản hồi từ địa phương để các đại biểu đã cùng thảo luận, góp ý hoàn thiện nội dung, phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến chuyên gia và địa phương, thời gian tới, các kết quả nghiên cứu tại 3 tỉnh sẽ được xây dựng thành tài liệu phổ biến kiến thức, phục vụ xây dựng các công cụ chính sách hiệu quả về thích ứng với BĐKH để chia sẻ tới các địa phương khác.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: