Một tảng băng lớn đang trôi khi mặt trời lặn ở Kulusuk, Greenland. Ảnh: AP
Trước đó, các nhà nghiên cứu quốc tế từng kết luận, khu vực này cuối cùng sẽ chứng kiến nhiều mưa hơn, nhưng sẽ chỉ bắt đầu vào khoảng năm 2090. Như vậy, nghiên cứu mới đã đẩy mốc thời gian này lên sớm hơn khoảng 40 năm.
Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn Cổng Bắc Cực thường có tuyết rơi khá thường xuyên và nhiệt độ lạnh giá, trung bình âm 40 độ C vào mùa đông. Tại đây, tuyết rơi ít nhất 8 tháng mỗi năm và từng có thời điểm tuyết rơi ít nhất 1 lần mỗi tháng.
Tuy vậy, vào đầu tháng 8, lần đầu tiên trong lịch sử ghi chép của con người ghi nhận có mưa rơi trên đỉnh băng của Greenland, Bắc Cực. Phần lớn Greenland được cho là một phần của vùng Bắc Cực, cùng với một số vùng phía bắc Alaska, Canada và Nga.
Mưa nhiều hơn được lý giải là do hiện tượng băng tan. Khi băng biển tan chảy hoặc vỡ ra, tác động của nhiệt độ toàn cầu gia tăng sẽ khiến nước biển bốc hơi nhiều hơn và gây mưa. Khi đỉnh băng Greenland gặp mưa vào đầu năm nay, nhiệt độ đã cao trên mức đóng băng trong suốt hơn 9 giờ - xảy ra lần thứ 3 kể từ năm 2012.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Michelle McCrystall cho rằng, hiện tượng mưa nhiều hơn có khả năng xảy ra nhanh và sớm hơn nhiều so với dự kiến trước đó, đồng nghĩa rằng các tác động của nó cũng đến sớm hơn bình thường.
Theo trưởng nhóm này, lượng mưa nhiều hơn và ít tuyết hơn cũng có thể dẫn đến băng vĩnh cửu tan chảy nhiều hơn, khiến sự gia tăng CO2 và các khí nhà kính khác giải phóng vào bầu khí quyển, từ đó gây ra hiệu ứng nhà kính và gia tăng sự nóng lên toàn cầu.
Đồng tác giả của nghiên cứu, ông Mark Serreze, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia cảnh báo, động vật hoang dã và người dân địa phương có thể không thích ứng được với những thay đổi nhanh chóng, trong khi sự tác động thậm chí, còn lan rộng đến các khu vực khác trên toàn cầu.
NASA cho biết, tảng băng Greenland rộng khoảng 1,7 triệu km2, và nếu nó tan chảy hoàn toàn, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng khoảng 7m và Trái đất sẽ quay chậm lại đủ để làm cho thời gian một ngày dài hơn 2 mili giây.
Nguồn: Báo TNMT