Quản lý tài nguyên nước bền vững để thích ứng với BĐKH ở các lưu vực sông ở Châu Á

Đăng ngày: 05-03-2018 | Lượt xem: 896
(TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại hiện đang phải đối mặt, và các lưu vực sông trên thế giới bị tác động mạnh mẽ nhất bởi BĐKH. Những...

Có nhiều bằng chứng cho thấy BĐKH đang diễn ra và ảnh hưởng của nó có thể nhận thấy rõ. Ở nhiều nơi trong các sự kiện liên quan đến khí hậu ở Châu Á, những tác động này không ngừng gia tăng, không chỉ ở tần số mà còn ở mức cực đoan. Trên thực tế, một số khu vực có thể có mưa lớn, trong khi những nơi khác có thể gặp mưa ít hơn, nhưng cả hai khu vực này đều xảy ra lũ lụt và hạn hán tương tự. Do đó, thích ứng với các tác động của BĐKH ngày càng có liên quan đến chương trình nghị sự chính trị toàn cầu và châu Á.

Quang cảnh Tuần lễ Nước Quốc tế tại Việt Nam – VACI 2018 do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (Bộ TN&MT) phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức sáng 4/3 tại Hà Nội

Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia và Tuần lễ Nước Quốc tế tại Việt Nam – VACI 2018, các chuyên gia đến từ Thái Lan, Pakistan và Thụy Điển đã chỉ ra các tác động của BĐKH đến các lưu vực sông của Châu Á và chia sẻ kinh nghiệm về các biện pháp thích ứng với những thách thức của BĐKH.

Tác động của BĐKH – Thách thức lớn

Theo TS. PGS Sangam Shrestha thuộc Viện Công nghệ Châu Á (AIT) có trụ sở tại Thái Lan, những thách thức chính trong các nghiên cứu về tác động của BĐKH là sự không chắc chắn trong các dự báo về BĐKH cũng như đánh giá tác động của BĐKH trong môi trường nước do sử dụng các dữ liệu, công cụ và kỹ thuật khác nhau. Do đó, các kết quả cần được sử dụng và giải thích cẩn thận.

“Tác động có thể nhìn thấy được, nên cần có các chiến lược thích ứng và giảm thiểu thích hợp trong thời gian ngắn và dài để bù đắp các tác động tiêu cực hoặc khai thác các tác động tích cực của BĐKH ở cấp địa phương và khu vực” – TS. PGS Saangam Shrestha chỉ rõ thách thức thứ hai.

Thách thức cuối cùng được ông đề cập đến là giao tiếp với các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng địa phương cần có ngôn ngữ khác. Đánh giá tính dễ bị tổn thương và rủi ro là những công cụ thích hợp và đối thoại chính sách khoa học - chính trị là hết sức quan trọng.

Một chuyên gia khác thuộc AIT cho rằng BĐKH có thể tác động đáng kể đến ngập lụt và lượng mưa gia tăng trong tương lai sẽ làm thay đổi mực nước lũ cao nhất, độ sâu của lũ và ngập lụt.

Theo chuyên gia này, sự phân lũ từ lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn qua sông Quảng Huế không bị ảnh hưởng nhiều bởi BĐKH. Tuy nhiên, nếu lượng mưa trong lưu vực sông được kết hợp, có thể xảy ra thiệt hại do lũ lụt cao hơn. Do đó, rất cần phải có các biện pháp phòng chống lũ lụt.

Giải pháp quản lý tài nguyên nước bền vững

TS Chusit Apirumanekul đến từ Viện Môi trường Stockholm (SEI), Thụy Điển cho rằng công cụ hỗ trợ quyết định để đánh giá tác động của các giải pháp quản lý tài nguyên nước và sự không chắc chắn là cần thiết để quản lý tài nguyên nước bền vững.

“Có thể sử dụng khung đánh giá nước để ước tính tình trạng nước với sự can thiệp của con người vào lưu vực sông Cả để lên kế hoạch” - TS Chusit Apirumanekul đề xuất.

Theo ông, giao diện dựa trên web với thông tin đơn giản về sử dụng nước và khả năng cung cấp nước cho các ngành khác nhau có thể được sử dụng để kết hợp với các nhà ra quyết định và cộng đồng địa phương để quản lý và lập kế hoạch tài nguyên nước.

Bà Hoàng Thị Ngọc Ánh thuộc Viện Công nghệ Châu Á cho rằng cần tăng cường hợp tác quản lý tài nguyên nước hợp nhất (IWRM) để bảo vệ nước ngầm. Qua đó, các mối quan hệ hợp tác giữa các Bộ và các cơ quan có liên quan sẽ được cải thiện.

Theo bà, cũng cần hiện đại hoá và tăng cường khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý bền vững và bảo vệ nước ngầm; tăng cường sự tham gia của người dân địa phương trong việc bảo vệ nguồn nước ngầm (giáo dục môi trường, truyền thông môi trường).

“Cải thiện quản lý nước ngầm bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu phức tạp làm cơ sở cho việc phát triển các mô hình địa chất thuỷ văn, giúp dự đoán sự phát triển của tài nguyên nước và chỉ ra các quyết định chính sách. Ngoài ra, tăng cường các kỹ năng và bí quyết kỹ thuật chuyên môn của các đối tác dự án để thực hiện tốt hơn các chức năng cơ bản trong lĩnh vực bảo vệ nước dưới đất” – bà Hoàng Thị Ngọc Ánh cho biết.

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: