Triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 được Thủ tường Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1670/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2017, Cục Biến đổi khí hậu phối hợp với Sở TN&MT Thanh Hóa tổ chức chức hội nghị Phổ biến các kiến thức về biến đổi khí hậu và kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tham dự hội nghị gồm có: PGS.TS Nguyễn Văn Thắng – Viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu; ông Nguyễn Minh Châu – Phó giám đốc Sở TN&MT Thanh Hóa; đại diện các Sở TN&MT, sở Công Thương, sở Xây dựng, Hội nông dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
Toàn cảnh hội nghị.
Tại hội nghị PGS.TS Nguyễn Văn Thắng – Viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu đã nêu một số nội dung cơ bản sau: Cơ sở khoa học của Biến đổi khí hậu (BĐKH); Các định hướng, chiến lược, chính sách và chương trình liên quan đến BĐKH của Việt Nam; Xác định các nguồn phát thải khí nhà kính và khả năng giảm phát thải. Đồng thời đánh giá tác động của BĐKH và đánh giá tác động của BĐKH đến các ngành/lĩnh vực và giải pháp ứng phó theo ngành.
PGS.TS Nguyễn Văn Thắng nói: Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản BĐKH năm 2012, cuối thế kỷ 21 nước biển dâng khoảng 1m, trong đó trên 2,5 % diện tích các tỉnh ven biển miền Trung. Biến đổi khí hậu có nhiều tác động tiêu cực tới các ngành/lĩnh vực. Nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về BĐKH, tăng trưởng xanh cho các cơ quản lý từ trung ương đến địa phương trong công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo hướng chủ động ứng phó với BĐKH và thúc đẩy tăng trưởng xanh hôm nay Cục Biến đổi khí hậu phối hợp với một số dơn vị tổ chức hội nghị Phổ biến các kiến thức về biến đổi khí hậu và kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu.
PGS.TS Nguyễn Văn Thắng – Viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu thuyết trình tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị ông Nguyễn Minh Châu – Phó giám đốc Sở TN&MT Thanh Hóa cho biết: Thanh Hóa có đường bờ biển dài 102km nên nhìn nhận rất rõ tác động của BĐKH. Biểu hiện là những năm vừa qua xâm thực diễn ra mạnh, bão lũ diễn ra thường xuyên và phức tạp. Ngay trong năm 2018 lũ lụt sạt lở đất đã gây thiệt hại 1800 tỷ đồng trên toàn tỉnh. Tỉnh Thanh Hóa cũng đã đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống cảnh báo lũ sớm ở các huyện miền núi. Thế nên như đợt lũ lụt ở huyện Mường Lát vừa qua đã hạn chế tối đa thiệt hại về người. Ngoài rXa Thanh Hóa cũng quy hoạch các công trình, tuyến đường ven biển đều quan tâm đánh giá tới nước biển dâng để nâng cốt nền. Đồng thời bố trí dân cư ở các huyện miền núi tránh các điểm có nguy cơ sạt lở cao…
Trưa ngày mai 27/11 Ban tổ chức sẽ tổ chức đưa các đại biểu đi tham quan mô hình thử nghiệm về giảm thiểu và thích ứng với tác động tiêu cực của BĐKH tại xã Cẩm Tâm, Cẩm Châu, Cẩm Vân huyện Cẩm Thủy.
Nguồn: Báo TN&MT