Tổng thống Cộng hòa quốc đảo Marshall: Sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa 48 quốc gia dễ bị tổn thương vì BĐKH

Đăng ngày: 01-07-2018 | Lượt xem: 961
(TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động trực tiếp đến sinh kế của hàng triệu triệu người dân trên thế giới. Ứng phó với BĐKH không còn là câu chuyện của một quốc gia mà l
MG 3129 resize

Bà Hilda Heine là Tổng thống thứ 8 của Cộng hoà quốc đảo Marshall và nữ Tổng thống đầu tiên của quốc gia này. Trước khi được bầu làm Tổng thống, bà từng là Bộ trưởng Giáo dục. Bà tốt nghiệp cử nhân tại Đại học bang Oregon năm 1970, lấy bằng thạc sỹ tại Đại học Hawaii năm 1975 và Tiến sỹ giáo dục tại Đại học Nam California năm 2004. Ảnh: Hưng Nam

PV: Thưa bà Tổng thống, được biết, vào tháng 11 năm nay, Diễn đàn các nước dễ bị tổn thương vì BĐKH sẽ tổ chức một Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến nhằm nâng cao nỗ lực và thúc đẩy hành động về khí hậu. Vậy Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến này sẽ được tổ chức như thế nào?

Bà Hilda Heine – Tổng thống Cộng hòa quốc đảo Marshall:  Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến có nghĩa là sẽ không có sự tham gia trực tiếp của các nhà lãnh đạo, nhưng mọi người sẽ cùng nhau trao đổi trực tuyến thông qua việc trình bày các bài phát biểu và bình luận của họ về khí hậu. Tôi nghĩ hình thức này rất hữu ích bởi chúng ta phải sử dụng công nghệ do chính chúng ta tạo ra để đổi mới hình thức tổ chức hội nghị. Đây là lần đầu tiên mà một hội nghị thượng đỉnh được tổ chức trực tuyến. Tôi nghĩ điều quan trọng là việc sử dụng sự sáng tạo của công nghệ để cùng nhau đưa ra sáng kiến nhằm giảm lượng khí thải carbon, thông qua việc giảm thiểu quá trình đi lại bằng máy bay từ nơi này qua nơi khác để tham gia hội họp ở một địa điểm cụ thể nào đó. Đấy là lý do mà hội nghị thượng đỉnh trực tuyến lần này được thiết kế.
 

MG 3099 resize

Bà Hilda Heine cho biết: Quốc đảo Marshall là một quốc gia trẻ, thu nhập chủ yếu đến từ đánh bắt cá. Có thể gọi Marshall là một quốc gia đại dương vì có hàng triệu kilomet vuông mặt biển với hàng ngàn hòn đảo trên Thái Bình Dương. Ảnh: Hưng Nam

PV: Như vậy, hội nghị này được tổ chức với hình thức trực tuyến, với rất nhiều những ưu điểm. Xin Tổng thống cho biết ý nghĩa của Hội nghị này đối với các nước thành viên, trong đó có Việt Nam?

Bà Hilda Heine – Tổng thống Cộng hòa quốc đảo Marshall: Vâng, tôi muốn nhấn mạnh rằng, chúng ta, những quốc gia dễ bị tổn thương với BĐKH, tập hợp lại cùng nhau. Như bạn biết diễn đàn của các nước dễ bị tổn thương với BĐKH đã được đáp ứng thành lập từ những năm 2009 và các nước đã làm việc cùng nhau. Nhưng đây là lần đầu tiên các nước đã “đến” cùng nhau để chia sẻ với thế giới về những vấn đề của mình. Điều quan trọng cho các nước dễ bị tổn thương với BĐKH là tiếng nói và tham vọng của chúng tôi được nâng cao và cùng thuyết phục các nước không dễ bị tổn thương đến cùng chung tay với chúng tôi chống lại các tác động của BĐKH mà tất cả chúng ta đang đối mặt.

PV: Vậy theo nhận định của Tổng thống thì các nước lớn sẽ ủng hộ như thế nào đối với Hội nghị này?

Bà Hilda Heine – Tổng thống Cộng hòa quốc đảo Marshall:  Chúng ta đã và đang nhận được sự hỗ trợ tích cực. Với cơ hội cùng chia sẻ với các nhà lãnh đạo của các quốc gia phát triển trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến lần này, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn sự ủng hộ từ họ. Ví dụ: Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè, từ Liên minh châu Âu, từ Hà Lan… Và chúng tôi đang mong nhận được sự hỗ trợ và cam kết tiếp tục từ các nền kinh tế lớn và các nước phát triển khác.
 

HIEU6383

Bà Hilda Heine – Tổng thống Cộng hòa quốc đảo Marshall (bên phải) chụp ảnh lưu niệm với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, bà Naoko Ishii - Chủ tịch kiêm Giám đốc GEF, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà trong Kỳ họp GEF6 - Ảnh: Chinhphu.vn 

PV: Thưa Tổng thống, bà đánh giá như thế nào về vai trò của Việt Nam trong Hội nghị này?

Bà Hilda Heine – Tổng thống Cộng hòa quốc đảo Marshall: Như bạn biết Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập của CVF. Việt Nam đã là một thành viên trong ban tổ chức từ những ngày đầu tiên. Việt Nam là một nước có ảnh hưởng lớn ở Đông Nam Á. Tôi chắc chắn rằng ảnh hưởng của Việt Nam khá rõ nét để chia sẻ tình trạng dễ bị tổn thương và những kinh nghiệm ứng phó với diễn đàn VCF. Là một nước có thu nhập trung bình, Việt Nam đã đưa ra những minh chứng cho thế giới rằng mọi thứ có thể được thực hiện khi chúng ta tập trung cao độ, quyết tâm và phải luôn vươn tới. Tôi chắc chắn rằng với việc tham gia diễn đàn, Việt Nam có thể giúp thuyết phục các quốc gia trong khu vực này cùng tham gia và hỗ trợ nỗ lực cho VCF.

PV: Chúng tôi được biết, Hội nghị sẽ theo sát những mục tiêu đề ra trong cam kết liên chính phủ về Báo cáo đặc biệt về BĐKH ở mức tăng 1,5 độ C. Tại sao Hội nghị lại sử dụng báo cáo ở mức 1,5 độ C? Xin Tổng thống chia sẻ rõ hơn về kịch bản này?

Bà Hilda Heine – Tổng thống Cộng hòa quốc đảo Marshall: Với các nước dễ bị tổn thương, ví dụ như Marshall chúng tôi có địa hình rất thấp và vì vậy nếu thế giới không thể khống chế mực nước biển dâng cao, các nước như tôi chắc chắn sẽ bị chìm dưới mực nước biển. Vì vậy, điều rất quan trọng đối với chúng tôi là gặp gỡ và chia sẻ các vấn đề của chúng tôi, đặc biệt cùng các quốc gia dễ bị tổn thương khác. Báo cáo từ IPCC công nhận rằng thời gian không còn nhiều và chúng ta cần phải làm nhiều hơn không chỉ cho các quốc gia dễ bị tổn thương mà còn cả các nước khác nữa. Chúng ta cần phải tăng cường và tăng cường nỗ lực của họ để kiểm soát BĐKH và để đảm bảo duy trì mức tăng 1,5 độ C. Điều này rất quan trọng đối với các nước như chúng ta trong cuộc chiến chống lại những tác động của BĐKH.
 

HIEU6359

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm với đại diện của 183 quốc gia dự Kỳ họp Đại Hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 - GEF6 vừa diễn ra tại TP Đà Nẵng từ 23-29/6/2018, trong đó có sự tham dự của bà Hilda Heine - Tổng thống Cộng hoà quốc đảo Marshall - Ảnh: Chinhphu.vn 

PV: Xin Tổng thống chia sẻ kỳ vọng, mong muốn của mình về Hội nghị?

Bà Hilda Heine – Tổng thống Cộng hòa quốc đảo Marshall:  Như bạn biết sau báo cáo IPCC cùng các thông tin khoa học mới nhất về sự gia tăng mực nước biển, điều này rất quan trọng và chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể tăng cường hỗ trợ trên khắp thế giới. Các quốc gia lớn hay nhỏ, các nền kinh tế lớn hay nhỏ đều phải thực hiện trách nhiệm của mình để đảm bảo mực nước biển dâng cao duy trì ở mức 1,5 độ C. Như bạn đã biết đây là lần đầu tiên các quốc gia dễ bị tổn thương sẽ đến với nhau để chia sẻ những câu chuyện của họ, cũng để chia sẻ những gì họ đang làm để kiểm soát và ứng phó với BĐKH. Và do đó, kỳ vọng là thế giới sẽ hiểu những gì các nước dễ bị tổn thương đang phải đối mặt; sẽ hiểu rõ hơn và cũng có thể hỗ trợ tốt hơn cho họ.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Tổng thống!

Nguồn: Báo TN&MT

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: