Tuyết đang chuyển sang màu xanh ở Nam cực và biến đổi khí hậu đang khiến hiện tượng này trở nên tồi tệ hơn

Đăng ngày: 30-05-2020 | Lượt xem: 1183
Sau khi tạo ra bản đồ trên quy mô lớn đầu tiên của các sinh vật và sự di chuyển của chúng, các nhà nghiên cứu cho hay, tuyết xanh được tạo ra bởi tảo nở hoa ở Bán đảo Nam Cực có khả năng lan rộng khi nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu. Dữ liệu vệ tinh được thu thập từ năm 2017 đến 2019, kết hợp với các phép đo trên mặt đất qua hai mùa hè ở Nam Cực, cho phép các nhà khoa học lập bản đồ tảo siêu nhỏ khi chúng nở trên tuyết của Bán đảo Nam Cực.

Chia sẻ với CNN, các nhà nghiên cứu khoa học cho hay nhiệt độ ấm lên có thể tạo ra môi trường sống tốt hơn cho cho tảo, loài sinh vật cần môi trường lạnh và ướt để phát triển.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications hôm thứ Tư vừa qua, các nhà nghiên cứu cho hay dưới kính hiển vi, tảo tuyết màu xanh lá cây phát triển riêng lẻ, nhưng khi các sinh vật phát triển đồng thời, chúng biến tuyết thành màu xanh lá cây tươi sáng, và thậm chí có thể được nhìn thấy từ xa.

Khảo sát này được các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge và Khảo sát Nam Cực của Anh sử dụng dữ liệu vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu với các phép đo từ Vịnh Ryder của Nam Cực, Đảo Adelaide, Bán đảo Fildes và Đảo King George. Các khu vực của tảo tuyết màu xanh lá cây có thể được tìm thấy dọc theo bờ biển Nam Cực, thường là ở các khu vực "ấm hơn", nơi nhiệt độ trung bình cao hơn 0oC trong những tháng mùa hè ở Nam bán cầu từ tháng 11 đến tháng 2. Các nhà nghiên cứu cho biết Bán đảo Nam Cực đã trải qua sự nóng lên nhanh nhất trong phần sau của thế kỷ. Nhiệt độ cao bất thường đã được ghi nhận vào tháng 2, trong khi một đợt nắng nóng kéo dài chín ngày thiêu đốt mũi phía bắc của lục địa vào đầu năm nay.

Các nhà khoa học đã xác định được 1679 bông tảo xanh nhỏ lẻ trên bề mặt tuyết, có diện tích 1,9 km2 - tương đương với một bể chứa carbon khoảng 479 tấn mỗi năm. Bể chứa carbon là một bể chứa hấp thụ carbon thay vì thải ra chúng.

Các nhà nghiên cứu tin rằng các sinh vật này sẽ sinh sôi nảy nở khi nhiệt độ toàn cầu tăng. "Khi Nam Cực ấm lên, chúng tôi dự đoán tổng khối lượng tảo tuyết sẽ tăng lên, vì sự lan rộng đến vùng đất cao hơn sẽ làm giảm đáng kể sự mất mát của các mảnh tảo tại đảo nhỏ", Tiến sĩ Andrew Gray, tác giả chính của bài báo, và một nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge, cho biết trong một tuyên bố. Ông nói với CNN rằng nhiệt độ tăng lên sẽ tạo ra môi trường "có thể sinh sống được" hơn cho tảo.

Tuy nhiên, trong khi sự gia tăng tuyết tan có thể dẫn đến tảo phát triển nhiều hơn, Gray nói với CNN rằng sự phân bố của các sinh vật có liên quan nhiều đến quần thể chim, mà phân của chúng đóng vai trò là phân bón để tăng tốc độ tăng trưởng. Khi chim - đặc biệt là chim cánh cụt - bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ ấm lên, "tảo tuyết có thể mất nguồn dinh dưỡng để phát triển", ông nói.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng gần hai phần ba số vụ nở hoa trên các hòn đảo nhỏ, và trũng. Khi bán đảo Nam Cực ấm lên do nhiệt độ toàn cầu tăng, những hòn đảo này có thể mất lớp phủ tuyết mùa hè và tảo - mặc dù về phần lớn tảo tuyết được tìm thấy ở những khu vực chúng có thể lan lên mặt đất cao hơn khi tuyết tan.

Biên dịch: Mỹ Linh

Link: https://edition.cnn.com/2020/05/21/world/green-snow-antarctica-climate-change-intl-scli-scn/index.html

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: