MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ CHUYÊN ĐỀ THÁNG 11 NĂM 2023

Đăng ngày: 31-10-2023 File đính kèm
Số 755(1) tháng 11 năm 2023

TT

Tên bài và tác giả

Số Trang

1

Mô phỏng và đánh giá mức độ xâm nhập mặn trên hệ thống sông tỉnh Tiền Giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu - nước biển dâng

Nguyễn Hữu Tuấn1, Nguyễn Trọng Khanh1, Cấn Thu Văn1*

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh; nhtuan@hcmunre.edu.vn;ntkhanh@hcmunre.edu.vn; ctvan@hcmunre.edu.vn

*Tác giả liên hệ: ctvan@hcmunre.edu.vn; Tel.: +84–983738347

Tóm tắt: Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là hạ nguồn sông Mê Công có 2 cửa sông chảy ra biển nên thường xuyên chịu tác động nặng từ hiện tượng xâm nhập mặn (XMN). Bài báo áp dụng mô hình Mike 11-AD kết hợp công cụ GIS trong việc mô phỏng mức độ XNM trên hệ thống sông tỉnh Tiền Giang theo các kịch bản biến đổi khí hậu - nước biển dâng (BĐKH-NBD). Kết quả mô phỏng độ mặn theo các kịch bản cho thấy diễn biến mặn trên các sông trong tương tai có xu hướng xâm nhập sâu vào nội đồng. Dưới tác động của BĐKH - NBD, mặn có xu thế ăn sâu vào đất liền. Kịch bản RCP4.5, mặn 10/00 có khả năng ăn sâu vào 60-80 km, mặn 20/00 sấp sỉ 55 km, mặn >40/00 sấp sỉ 25 km. Kịch bản RCP8.5, mặn 10/00 có khả năng ăn sâu vào 75-85 km, mặn 20/00 sấp sỉ 60-80 km, mặn > 40/00 sấp sỉ 45-55 km.

Từ khoá: MIKE11; Xâm nhập mặn; Biến đổi khí hậu; Tỉnh Tiền Giang.

1

2

Dự báo thử nghiệm ngư trường khai thác cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) ở biển Việt Nam bằng mô hình HSI

Nguyễn Văn Hướng1, Nguyễn Hoàng Minh1, Nguyễn Vĩnh An2, Trần Thị Thu Thảo2*

1 Viện nghiên cứu hải sản; nvhuong0509@gmail.com; nhminh10@gmail.com

2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; nvan@hcmunre.edu.vn; tttthao@hcmunre.edu.vn

*Tác giả liên hệ: nvhuong0509@gmail.com; Tel.: +84–982513247

Tóm tắt: Mô hình HSI (Habitat Suitability Index) dự báo vùng phân bố cho mỗi loài sinh vật nào đó dựa trên các “khoảng giá phù hợp” của yếu tố môi trường đối với đời sống của các loài sinh vật đó. Đối với mô hình HSI dự báo ngư trường khai thác cá ngừ vằn ở vùng biển Việt Nam ở nghiên cứu này đã sử dụng các yếu tố môi trường bề mặt biển bao gồm nhiệt độ, độ muối, chlorophyll a, tốc độ dòng chảy và độ cao bề mặt biển tính toán chỉ sổ thích ứng sinh thái SI và thiết lập mô hình dự báo năng suất khai thác cá ngừ vằn theo các ô biển có độ phân giải 0,5x0,5 độ kinh vĩ. Kết quả phân tích chỉ số SI cho thấy, cá ngừ vằn phân bố ở vùng có SST dao động từ 21,5 đến 31,0oC, SSS từ 30,5 đến 34,5‰. Trong đó, cá ngừ vằn tập trung cao nhất ở vùng biển có SST trong khoảng từ 28,5 đến 29,5oC, SSS trong khoảng 33,0-33,4‰, Chl-a trong khoảng 0,1-0,2 mg/m3, SSH trong khoảng 0,6-0,9 m và Cur_sp trong khoảng 10-100 cm/s. Kết quả dự báo thử nghiệm ngư trường khai thác cá ngừ vằn cho năm 2020 cho thấy, trong vụ cá bắc ngư trường khai thác cá ngừ vằn cao tập trung chủ yếu ở khu vực từ Côn Đảo đến quần đảo Trường Sa và khu vực từ quần đảo Hoàng Sa đến giữa Biển Đông. Trong vụ cá nam, tập trung chủ yếu khu vực vùng biển Miền Trung và một phần xa bờ thuộc vùng biển Đông Nam Bộ.

Từ khoá: Dự báo thử nghiệm ngư trường khai thác cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) ở biển Việt Nam bằng mô hình HSI

11

3

Nghiên cứu chế độ mưa, nhiệt tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ từ dữ liệu vệ tinh

Nguyễn Ngọc Tuấn1*, Nguyễn Văn Hướng1, Đỗ Thị Phương Thảo2, Nguyễn Thị Thanh Huyền3, Cấn Thu Văn4

Viện Nghiên cứu hải sản; nntuan@rimf.org.vn; nvhuong0509@gmail.com

2 Trường Đại học Mỏ - Địa chất; dothiphuongthao@humg.edu.vn

3 Học viện Quốc tế; thuminh886@gmail.com

4 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; ctvan@hcmunre.edu.vn

*Tác giả liên hệ: nntuan@rimf.org.vn; Tel.: +84–983628798

Tóm tắt:  Nhiệt độ không khí (T), lượng mưa (R) là những đặc trưng khí tượng cơ bản để có thể phân biệt các vùng khí hậu ở trên đất liền cũng như giữa các vùng biển khác nhau. Để nghiên cứu, đánh giá đặc trưng khí hậu riêng cho vùng biển vịnh Bắc Bộ (VBB) phục vụ cho nghiên nguồn lợi hải sản, dự báo ngư trường khai thác hải sản, bài báo đã sử dụng 20 năm số liệu (T) và (R) thu được từ viễn thám (2001-2021), phân tích đánh giá chúng theo chuỗi thời gian và phân bố trên phạm vi toàn vùng biển VBB. Kết quả thấy rằng nhiệt độ cao nhất vào các tháng mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 (trung bình xấp xỉ 29,5°C); Mùa đông, nhiệt độ giảm mạnh (dao động trong khoảng 16,0-22,0oC), thấp nhất từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau và có xu hướng giảm dần theo chiều giảm của vĩ độ từ Bắc xuống Nam. Trung bình năm, nhiệt độ dao động trong khoảng từ 22,5-27,0°C và xu thế nhiệt độ tăng 0,02°C/năm từ 2001 đến năm 2021. Trong thời gian này có tổng 4747 ngày mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè. Khu vực có lượng mưa cao nhất (khoảng 1400mm) phân bố ở các vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng và Nghệ An - Quảng Bình; Mùa đông, lượng mưa giảm mạnh và giảm dần từ phía Tây Nam về phía Đông Bắc VBB với (R) dao động trong khoảng 150-600mm. Tổng (R) theo năm dao động từ 1090-3400mm, trung bình ở khoảng 1677-2232mm, (R) tăng nhẹ từ 13-50mm/năm.

Từ khoá: Biến đổi khí hậu; Nhiệt độ không khí; Lượng mưa; Vịnh Bắc Bộ.

19

4

Ứng dụng phương pháp trung bình có trọng số hiệu chỉnh quỹ đạo cơn bão Podul 2019

Phạm Thị Minh1*, Trần Thị Hồng Tường2, Hà Anh Đông3

Khoa Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM; minhpt201@gmail.com

2 Khoa hệ thống thông tin và Viễn thám; tthtuong@hcmunre.edu.vn

3 Khoa Đại cương, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM; hadong@hcmunre.edu.vn

*Tác giả liên hệ: ptminh@hcmunre.edu.vn; Tel: +84–936069249

Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả ứng dụng phương pháp trung bình có trọng số (SEWE) của các thành phần tổ hợp tối ưu để hiệu chỉnh quỹ đạo cơn bão Podul 2019. Trong đó, các tổ hợp tối ưu chọn từ dự báo tổ hợp được tạo ra từ tổ hợp đa vật lý của mô hình WRF. Kết quả thử nghiệm cho thấy thử nghiệm SEWE cải thiện được chất lượng dự báo quỹ đạo ở hầu hết các hạn dự báo từ 12 giờ đến 48 giờ. Đặc biệt, đối với các hạn dự báo dài hơn 24 giờ chất lượng dự báo quỹ đạo của thử nghiệm SEWE cải thiện được từ 6% đến 10% so với sai số quỹ đạo của phương pháp trung bình tổ hợp thông thường. Kết quả này có thể là do ở hạn dự báo dài hơn 24 giờ cơn bão Podul 2019 di chuyển ổn định và đang mạnh lên do đó phương pháp trung bình có trọng số hiệu quả hơn. Kết quả của nghiên cứu có thể ứng dụng dự báo quỹ đạo bão ảnh hưởng đến Việt Nam.

Từ khoá: Trung Bình; Dự báo tổ hợp; Mô hình WRF; Bão Podul.

29

5

Ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát biến đổi độ cao mực nước lưu vực sông ngoài biên giới phục vụ quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Nghiêm Văn Tuấn1*, Đỗ Thị Phương Thảo2, Vũ Thị Hiền3, Nguyễn Trọng Thể 4

1 Cục Viễn thám quốc gia; tuan.nghiem.rsc@gmail.com;

2 Trường Đại học Mỏ-Địa Chất; phuongthao.mdc@gmail.com;

3 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; vthien@hcmunre.edu.vn;

4 Viện Công nghệ thông tin; nguyentrongthevcntt@gmail.com;

*Tác giả liên hệ: tuan.nghiem.rsc@gmail.com; Tel.: +84–985226577

Tóm tắt: Trên dòng chính sông Mê Công các quốc gia đã và đang xây dựng hàng chục hồ chứa nước phục vụ thủy điện, thủy lợi đã làm giảm lưu lượng dòng chảy về khu vực đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô kết hợp nước biển dâng do biến đổi khí hậu đã đẩy khu vực đối mặt với hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng gia tăng. Để chủ động việc dự báo tài nguyên nước vào mùa khô, dữ liệu thủy văn phía thượng nguồn bên ngoài biên giới như lưu lượng dòng chảy, dung tích hồ chứa, hay số liệu điều tiết hồ gần thời gian thực là rất quan trọng. Tuy nhiên, số liệu này hiện nay các nước đều không chia sẻ và Việt Nam cũng không thể quan trắc trực tiếp do vấn đề về địa lý. Mục đích của bài báo này nhằm trình bày phương pháp viễn thám trong xác định, giám sát độ thay đổi cao mực nước của các hồ chứa trên dòng chính sông phía thượng lưu phục vụ cho việc tính toán số liệu điều tiết hồ chứa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với việc sử dụng kết hợp dữ liệu đo cao radar từ các vệ tinh Sentinel-3A, Sentinel-3B và Sentinel-6 có thể xác định được độ cao mực nước ở các hồ chứa với tần suất khoảng 10 ngày/1 lần; giúp cho việc dự báo sớm khả năng tác động đến mực nước đồng bằng sông Cửu Long.

Từ khoá: Đo cao vệ tinh radar; SAR; Mực nước; BĐKH; Mê Công.

43

6

Mô phỏng và đánh giá khả năng tiêu thoát nước mưa khu vực quận 7 – Thành phố Hồ Chí Minh

Hoàng Thị Tố Nữ1*, Nguyễn Vĩnh An1, Nguyễn Hữu Tuấn1, Cấn Thu Văn1

1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; nu.htt@hcmunre.edu.vn; nvan@hcmunre.edu.vn; nhtuan@hcmunre.edu.vn; ctvan@hcmunre.edu.vn

*Tác giả liên hệ: nu.htt@hcmunre.edu.vn; Tel.: +84–908817694

Tóm tắt: Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long với địa hình có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây. Các quận 9, 8, 7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ nằm ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2 m, thấp nhất 0,5 m thường xuyên ngập do triều, mưa lớn hoặc mưa kết hợp triều. Nghiên cứu ứng dụng mô hình SWMM mô phỏng mức độ ngập khu vực quận 7 và đánh giá khả năng thoát nước của hệ thống ứng với tần suất mưa T = 3 năm và hai trường hợp biên mực nước H = 1,25m và 1,32 m. Kết quả hiệu chỉnh kiểm định mô hình có hệ số tương quan giữa thực đo với tính toán R2 = 0,83 và kết quả mô phỏng cho thấy mức độ ngập thường xảy ra tại các cửa thoát với thời gian tập trung nước nhanh, lượng nước đổ về hố ga lớn gây nên ngập ứ nước tại những tiểu lưu vực.

Từ khoá: Mô hình SWMM; Khả năng tiêu thoát nước mưa quận 7; TP.HCM.

56

7

Đánh giá tính dễ tổn thương do xâm ngập mặn đến nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Trần Thị Kim1, Phùng Thị Mỹ Diễm1, Hoàng Phan Phương Quỳnh1,  Ngô Nam Thịnh1,  Lê Thị Kim Thoa1*

1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM; ttkim@hcmunre.edu.vn ; diemptm@hcmunre.edu.vn; nnthinh@hcmunre.edu.vn; thoa.ltk@hcmunre.edu.vn.

*Tác giả liên hệ: thoa.ltk@hcmunre.edu.vn;; Tel.: +84–936854385

Tóm tắt: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp chính ở Việt Nam, có vùng đất cửa sông ven biển với chế độ thủy văn phức tạp do chịu ảnh hưởng của dòng chảy sông Mê Kông và thủy triều. Nghiên cứu này tập trung đánh giá tính dễ bị tổn thương do xâm nhập mặn đến nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, có xét đến ảnh hưởng nước biển dâng bằng phương pháp AHP và mô hình hóa. Các thành phần về khả năng thích ứng, phơi nhiễm và độ nhạy của ngành nông nghiệp được tính toán và từ đó, xác định mức độ tổn thương của từng tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2020 và dự báo đến 2050. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số tổn thương có sự thay đổi trong các tỉnh ĐBSCL, tỉnh Trà Vinh có chỉ số tổn thương tăng đến 62,16 năm 2050, trong khi năm 2020 chỉ ghi nhận được 55,74. Chỉ số tổn thương ở Vĩnh Long và Kiên Giang ghi nhận dấu hiệu giảm, còn tương ứng 43 và 58,92, so với năm 2020 là 61,36 và 59,3. Kết quả là cơ sở khoa học phục vụ cho các quy hoạch nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Từ khoá: Đồng bằng sông Cửu Long; Xâm nhập mặn; Tính dễ bị tổn thương; Khả năng thích ứng , Phơi nhiễm; Độ nhạy.

67

8

Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu nước ở lưu vực sông Ba trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Vũ Thị Vân Anh1*, Phan Thị Thùy Dương1, Cấn Thu Văn1, Trần Thị Thu Thảo1

1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh; vtvanh@hcmunre.edu.vn; pttduong@hcmunre.edu.vn; ctvan@hcmunre.edu.vn; tttthao@hcmunre.edu.vn

*Tác giả liên hệ: vtvanh@hcmunre.edu.vn; Tel.: +84–946019595

Tóm tắt: Bài báo này đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu của lưu vực sông Ba trong điều kiện công trình hiện trạng và quy hoạch theo Quyết định số 5205/QĐ-BNN-TCTL của Bộ NN&PTNT ban hành ngày 27/12/2018. Bài báo sử dụng mô hình Mike Nam để mô phỏng dòng chảy đến và mô hình Mike Hydro để tính toán cân bằng nước tại các nút nhu cầu nước. Kết quả cho thấy, ở thời kỳ cơ sở, tỷ lệ diện tích cây trồng bị thiếu nước ở điều kiện công trình quy hoạch không quá khác biệt so với điều kiện công trình hiện trạng (14.111 ha, chiếm 22,8% tổng diện tích được đảm bảo tưới ở điều kiện hiện trạng và 51.033 ha, chiếm 24,3% ở điều kiện quy hoạch). Trong tương lai có biến đổi khí hậu, tỷ lệ diện tích bị thiếu nước trong điều kiện công trình quy hoạch tăng lên, 14% ở cả giữa thế kỷ và cuối thế kỷ đối với cả kịch bản RCP4.5 và RCP8.5, so với 7,0% và 8,2% ở giữa thế kỷ và 5,3% và 9,6% ở cuối thế kỷ trong điều kiện công trình hiện trạng. Các khu vực bị thiếu nước đáng kể bao gồm: Thượng nguồn sông Ba, KrongPa và hạ lưu đập Đồng Cam. Đối với cấp nước cho sinh hoạt và các ngành sử dụng khác, nút cấp nước tại lưu vực sông Hinh bị thiếu nước trong điều kiện công trình quy hoạch, với mức thiếu 6-9%.

Từ khoá: Mike Nam; Mike Hydro; Cân bằng nước; Biến đổi khí hậu; Lưu vực sông Ba.

83

9

Ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat 8 đánh giá mức độ khô hạn tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

Nguyễn Huy Anh 1*, Trần Văn Trọng1, Trần Văn Sơn1

1 Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh; anhnh@hcmunre.edu.vn; tvson@hcmunre.edu.vn; tvtrong@hcmunre.edu.vn

*Tác giả liên hệ: anhnh@hcmunre.edu.vn; Tel.: +84–905201473

Tóm tắt: Hiện nay, tư liệu ảnh viễn thám đã được sử dụng rộng rãi trong giám sát, đánh giá mức độ hạn hán, đây là phương pháp nghiên cứu hiện đại và mang lại hiệu quả cao, thời gian đưa ra kết quả nhanh. Nghiên cứu này giới thiệu kết quả sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 đánh giá mức độ khô hạn ở thị xã Buôn Hồ thông qua chỉ số khô hạn nhiệt độ - thực vật (TVDI). Dữ liệu ảnh Landsat 8 sử dụng trong bài báo này được chụp vào tháng 3 (đặc trưng cho mùa khô) các năm 2018, 2019 và 2020. Theo đó, kết quả bài báo đã chỉ ra trong thời gian từ năm 2018-2020 phần lớn diện tích của thị xã Buôn Hồ có mức độ khô hạn từ trung bình (TVDI từ 0,4-0,6) đến khô hạn nặng và rất nặng (TVDI > 0,6). Diện tích các khu vực có mức độ khô hạn nặng và rất nặng có xu thế tăng so với những năm trước đó, năm 2018 diện tích có mức độ khô hạn nặng và rất nặng chỉ chiếm 4,48%, năm 2019 chiếm10,97% và đến năm 2020 tỷ lệ diện tích, vùng có mức độ khô hạn nặng đến rất nặng chiếm 28,27% tổng diện tích tự nhiên.

Từ khoá: Hạn hán; Chỉ số khô hạn nhiệt độ - thực vật; Chỉ số khác biệt thực vật; Nhiệt độ bề mặt; Thị xã Buôn Hồ; Ảnh Landsat 8.

95

10

Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước mặt sông Sài Gòn - Đồng Nai

Nguyễn Văn Hồng1*, Nguyễn Như Tuệ 1, Vũ Thị Hiền2

1 Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; nguyenvanhong79@gmail.com; ng.nh.tue@gmail.com

2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; vthien@hcmunre.edu.vn

*Tác giả liên hệ: nguyenvanhong79@gmail.com; Tel.: +84–913613206

Tóm tắt: Ô nhiễm môi trường nước mặt là một vấn đề mang tính toàn cầu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và hệ sinh thái nếu không được xử lý và kiểm soát chặt chẽ. Tại Việt Nam, tài nguyên nước mặt tại các khu vực sông nói chung và đặc biệt là sông Sài Gòn hiện đang được khai thác, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước sông Sài Gòn đang bị suy giảm bởi các nguồn thải vào sông. Mục tiêu của bài báo này là tính toán, đánh giá chất lượng nước mặt sông Sài Gòn. Các chỉ tiêu được lựa chọn để đánh giá bao gồm: COD, BOD5, Amoni (NH4+), Nitrat (NO3-). Các kết quả tính toán cho thấy chất lượng nguồn nước mặt tại khu vực nghiên cứu đang bị suy giảm.

Từ khoá: Ô nhiễm; Nguồn ô nhiễm; Sông Sài Gòn.

107

Tin tiêu điểm
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
Tin mới nhất
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.