MỤC LỤC TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN SỐ THÁNG 9 NĂM 2023

Đăng ngày: 06-09-2023 File đính kèm
Số 753 tháng 9 năm 2023

TT

Tên bài và tác giả

Số Trang

1

Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng năng lượng điện thủy triều khu vực quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK Việt Nam

Đoàn Quang Trí 1, Phạm Văn Hùng 2*, Phạm Trí Thức 3

1 Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn; doanquangtrikttv@gmail.com

2 Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển - Bộ Tham mưu Hải quân; phamvanhungh2t@gmail.com

3 Học viện Hải quân Nhân dân Việt Nam - Bộ Tư lệnh Hải quân; pthucacademy@yahoo.com.vn

*Tác giả liên hệ: phamvanhungh2t@gmail.com; Tel.: +84–988579358

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu, đánh giá tiềm năng năng lượng điện thủy triều (NLĐTT) khu vực quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK Việt Nam. Với nhu cầu sử dụng điện của quân - dân trên các đảo ngày càng cao và yêu cầu nghiên cứu, đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo (NLTT) trong Chiến lược năng lượng quốc gia, việc nghiên cứu, đánh giá tiềm năng NLĐTT ở khu vực quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK Việt Nam là yêu cầu cần thiết hiện nay. Bài báo trình bày phương pháp nghiên cứu, đánh giá tiềm năng NLĐTT của các tua-bin trạm điện thủy triều và năng lượng dòng triều. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tại tầng mặt, tổng tiềm năng NLĐTT ước tính (AEP) từ 3,3-27,0 GWh/năm; tại tầng nước 20 m, AEP từ 2,3-26,4 GWh/năm; tại tầng nước 50 m, AEP từ 0,7-20,5 GWh/năm. AEP có giá trị lớn nhất tại khu vực bãi ngầm Chim Biển, An Bang, Trường Sa Đông và tương đối ổn định với dao động từ 20,5-27,0 GWh/năm. Kết quả nghiên cứu, đánh giá tiềm năng NLĐTT khu vực quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK Việt Nam làm cơ sở phục vụ công tác quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác nguồn NLTT điện thủy triều khu vực ngoài khơi đáp ứng nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt, nghiên cứu khoa học biển và các hoạt động chuyên môn khác.

Từ khoá: Dòng triều; Năng lượng tái tạo; Tiềm năng năng lượng; Trường Sa và nhà giàn DK Việt Nam.

1

2

Khảo sát ảnh hưởng của muối lên tính chất của dung dịch khoan bentonite ở khu vực bị nhiễm mặn

Lê Tấn Phát 1, Đinh Phước Hậu 1, Lý Trung Hiếu 1, Trần Hoàng Khương 1, Huỳnh Trần Tố Nga 1, Trần Hữu Phước 1, Lê Nguyễn Hải Nam 1*

1 Khoa KT Địa chất & Dầu khí, Trường Đại học Bách Khoa - Đại học quốc gia TP. HCM; phat.ledaukhi@hcmut.edu.vn; hau.dinhhau1220@hcmut.edu.vn; hieu.ly0986@hcmut.edu.vn; khuong.trancm021002@hcmut.edu.vn; nga.huynh1009@hcmut.edu.vn; phuoc.tranthp2304@hcmut.edu.vn; lnhnam@hcmut.edu.vn

*Tác giả liên hệ: lnhnam@hcmut.edu.vn; Tel.: +84–909479185

Tóm tắt: Dung dịch khoan đóng một vai trò quan trọng trong công tác khoan phục vụ khảo sát địa chất, xây dựng và khai thác nước.Tính chất của dung dịch khoan bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số đó là ảnh hưởng của muối khi khoan ở các khu vực bị nhiễm mặn. Trong bài báo này, ảnh hưởng của hàm lượng bentonite, thời gian ủ và hàm lượng muối lên tính chất của dung dịch khoan được đánh giá thông qua các thí nghiệm theo tiêu chuẩn của Viện dầu khí Hoa kỳ (API). Kết quả từ thí nghiệm chỉ ra rằng, hàm lượng bentonite và thời gian ủ có ảnh hưởng lớn đến độ nhớt, khả năng thất thoát nước của dung dịch khoan. Khi tăng lượng bentonite từ 1% lên 5% khối lượng, độ nhớt dẻo tăng từ 0,5 cP lên 5,5 cP trong khi lượng nước thải ra giảm từ 43,2 ml xuống 18,3 ml. Ngược lại, sự nhiễm mặn do muối NaCl làm giảm chất lượng của dung dịch khoan. Các thông số độ nhớt giảm đáng kể khi tăng nồng độ NaCl. Kết quả ghi nhận được từ thí nghiệm độ thải nước cho thấy lượng nước thất thoát tăng xấp xỉ gấp 2 lần khi tăng lượng NaCl từ 0,5% lên 2% tỉ lệ theo khối lượng. Các kết quả từ thí nghiệm là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khác lên dung dịch khoan, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác khoan ở các khu vực nhiễm măn, ven biển.

Từ khoá: Dung dịch khoan; Ảnh hưởng của muối; Bentonite; Ngập mặn.

13

3

Giải pháp công trình ứng phó với dòng chủ lưu áp sát bờ sông Cổ Chiên, khu vực TP. Vĩnh Long

Văn Hữu Huệ 1*

1 Trường Đại học Xây dựng Miền Tây, Vĩnh Long; huuhuevan@gmail.com

*Tác giả liên hệ: huuhuevan@gmail.com; Tel.: +84–919235799

Tóm tắt:  Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), việc mất ổn định bờ sông dẫn đến sạt lở xảy ra nhiều nơi với nhiều nguyên nhân khác nhau, riêng ở bờ kè sông Cổ Chiên, đoạn qua phường 1 TP. Vĩnh Long mất ổn định do hình thái sông cong, dòng chủ lưu áp sát bờ. Nghiên cứu đã khảo sát, đánh giá địa chất, lưu tốc dòng chảy, hình thái lòng sông, bình đồ lòng sông từ đó xác định các nguyên nhân gây mất ổn định bờ sông và đề xuất giải pháp công trình bảo vệ. Nghiên cứu đã kết hợp sử dụng các phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp thống kê và mô hình toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy những nguyên nhân chủ yếu gây mất ổn định bờ sông là do dòng chủ lưu áp sát bờ, tỷ lệ phân lưu dòng chảy và suy giảm bùn cát từ thượng nguồn gây nên xói chân kè. Từ đó nghiên cứu đưa ra giải pháp công trình khắc phục kịp thời tình trạng sạt lở khẩn cấp để bảo vệ khu vực nghiên cứu.

Từ khoá: Dòng chủ lưu áp sát bờ sông; Ổn định bờ sông Cổ Chiên; Phân lưu dòng chảy; Sạt lở bờ kè.

23

4

Đánh giá rác thải nhựa, vi nhựa trong nước thải từ cộng đồng dân cư xả thải vào các sông Sài Gòn - Đồng Nai, đề xuất giải pháp xử lý đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững

Huỳnh Phú 1*, Huỳnh Thị Ngọc Hân 2

1 Viện Khoa học ứng dụng HUTECH; Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh; h.phu@hutech.edu.vn

2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; htnhan_ctn@hcmunre.edu.vn

*Tác giả liên hệ: h.phu@hutech.edu.vn; Tel.: +84–966687548

Tóm tắt: Nhựa là vật liệu đa năng, nhưng cách mà chúng ta đang sử dụng chúng vô cùng lãng phí. Nghiên cứu thực hiện khảo sát hiện trạng rác thải nhựa tại cộng đồng dân cư Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận, lấy ý kiến chuyên gia và khám phá sự hiện diện của vi nhựa trong các mẫu nước mặt Sài Gòn - Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy số hộ gia đình có thói quen tự tái chế lại để sử dụng chiếm 10%, bán phế liệu là 33% hộ và có đến 57% hộ có thói quen vứt bỏ rác thải nhựa. Nghiên cứu xác định nếu rác thải nhựa trở thành nguồn tài nguyên để sản xuất các sản phẩm tái chế sẽ mang đến cơ hội tạo thu nhập hàng trăm tỷ đồng mỗi tháng và đề xuất quy trình tái sản xuất lại rác thải nhựa phù hợp. Kết quả đánh giá SWOT giải pháp cho thấy có 5 điểm mạnh 3,38-4,75 điểm, có 7 điểm yếu đạt 3,35-3,77 điểm, 4 cơ hội với 4,08-4,4 điểm và 4 điểm nguy cơ 3,48-3,71 điểm. Kết quả đánh giá đề xuất giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa phòng ngừa ô nhiễm vi nhựa mang lại ý nghĩa thiết thực và đóng vai trò phát triển bền vững.

Từ khoá: Rác thải nhựa; Nhựa tái chế; Tái sản xuất rác thải nhựa; Vi nhựa.

37

5

Phương pháp trực quan hóa mô hình 3D địa hình đáy biển từ dữ liệu đo sâu hồi âm đa tia và dữ liệu thủy âm quét sườn

Nguyễn Đình Hải 1, Nguyễn Gia Trọng 2,3*, Cao Hoàng Trưởng 1, Phạm Ngọc Quang 2,3

1 Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển, Quân chủng Hải quân;  hthhaithem@gmail.com, hoangtruongutm@gmail.com

2 Khoa Trắc địa - Bản đồ và Quản lý đất đai, Trường Đại học Mỏ - Địa chất; nguyengiatrong@humg.edu.vn; phamngocquang@humg.edu.vn

3 Nhóm nghiên cứu Trắc địa cao cấp - môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất

*Tác giả liên hệ: nguyengiatrong@humg.edu.vn; Tel.: +84–963124980

Tóm tắt: Bản đồ địa hình đáy biển là công cụ hết sức cần thiết trong quản lý tài nguyên cũng như trong khảo sát và nghiên cứu biển. Bản đồ địa hình đáy biển có thể được thành lập dưới dạng bản đồ 2 chiều (2D) hoặc bản đồ 3 chiều (3D). Cho đến nay, đa phần bản đồ địa hình đáy biển đã được thành lập là bản đồ ở dạng 2D. Mô hình hoặc bản đồ 3D địa hình đáy biển có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực như lắp đặt công trình trên biển, khảo cổ học và đặc biệt quan trọng trong dẫn đường trên biển cho lực lượng hải quân. Bài báo này giới thiệu phương pháp thành lập và phương pháp trực quan hóa mô hình 3D địa hình đáy biển từ dữ liệu đo sâu hồi âm đa tia và dữ liệu thủy âm quét sườn. Mô hình đã xây dựng cho phép người sử dụng theo dõi một cách trực quan ở dạng 3 chiều bản đồ địa hình đáy biển. Kết quả thực nghiệm tại một khu vực tại Phan Rí tỉnh Bình Thuận cho thấy sai số trung phương xác định độ sâu của mô hình 3D đã được thành lập là ±0,379m, tương đương xấp xỉ 1% giá trị độ sâu của khu vực thực nghiệm hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thành lập bản đồ địa hình đáy biển theo quy định.

Từ khoá: Đo sâu hồi âm đa tia; Thủy âm quét sườn; Mô hình 3D; Địa hình đáy biển.

50

6

Nghiên cứu dự báo dựa trên tác động của cơn bão Damrey đến thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa

Phùng Thị Vui 1, Trần Văn Hưng 1*, Phan Văn Tuấn 2

1 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ; phungthivui@gmail.com; tranhungdubao@gmail.com

2 Học viện Hải quân; phanvantuants20@gmail.com

*Tác giả liên hệ: tranhungdubao@gmail.com; Tel.: +84–904491015

Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả phương pháp nghiên cứu dự báo dựa trên tác động của bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đối với thành phố Nha Trang. Mức độ rủi ro của bão được tính toán xem xét như mức độ tác động của bão, trong đó thành phần hiểm họa bão được xác định theo bản tin dự báo bão của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia (NCHMF). Ma trận tác động được sử dụng để tính toán tác động của bão đến với từng đối tượng, lĩnh vực sẽ là cơ sở để đưa ra các khuyến cáo hành động ứng phó với bão cho cộng đồng. Bài báo thử nghiệm dự báo dựa trên tác động đối với cơn bão Damrey đến thành phố Nha Trang vào ngày 4/11/2017. Kết quả cho thấy đối với các thời điểm bão đổ bộ trước 72 giờ, 48 giờ, 24 giờ, các tác động của bão đến từng đối tượng có thể khác nhau, do đó từng đối tượng chịu tác động có những hành động chuẩn bị ứng phó khác nhau.

Từ khoá: Bão Damrey; Dự báo dựa trên tác động.

60

7

Nghiên cứu tác động của hoạt động nhân sinh đến hàm lượng kim loại nặng trong tầng chứa nước Pleistocene khu vực TP.HCM

Hoàng Thị Thanh Thủy 1*, Từ Thị Cẩm Loan 1, Trần Đức Dậu 1, Huỳnh Tiến Đạt 1, Cấn Thu Văn 1

1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM; httthuy@hcmunre.edu.vn; ttcloan1201@gmail.com; tddau@hcmunre.edu.vn; htdat@hcmunre.edu.vn; ctvan@hcmunre.edu.vn

*Tác giả liên hệ: httthuy@hcmunre.edu.vn; Tel.: +84–983029127

Tóm tắt: Sự hiện diện của nhiều kim loại nặng, trong đó có những kim loại nặng độc hại, trong tầng chứa nước Pleistocene khu vực TP. HCM đã được đề cập đến ở nhiều nghiên cứu gần đây. Để có thể xác định vai trò của các hoạt động nhân sinh đến hàm lượng kim loại nặng, phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (one way ANOVA) kết hợp với hồi cứu dữ liệu và khảo sát thực tế đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của hàm lượng các kim loại nặng Ni, Cu, Cd và Pb giữa các giếng quan trắc, thể hiện tác động của hoạt động nhân sinh. Các kim loại nặng Al, Cr, Fe, Mn và Zn phản ánh giá trị nền và chưa thể hiện tác động của quá trình nhân sinh. Nghiên cứu đã cho thấy ANOVA là cách tiếp cận hiệu quả trong xử lý dữ liệu thủy địa hóa. Các kết quả của nghiên cứu cũng là cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước dưới đất tại TP. HCM.

Từ khoá: Nước dưới đất; Kim loại nặng; Phân tích thống kê; ANOVA; Tầng chứa nước Pleistocene.

74

8

Tính toán lại lũ thiết kế hồ chứa Tà Ranh với số liệu cập nhật

Đoàn Thanh Vũ 1*, Vũ Thị Hoài Thu 2, Triệu Ánh Ngọc 3, Cấn Thu Văn 1

1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh; dtvu@hcmunre.edu.vn; ctvan@hcmunre.edu.vn

2 Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh; hoaithu.vu@ut.edu.vn

3 Trường Đại học Thủy lợi; ngocta@tlu.edu.vn

*Tác giả liên hệ: dtvu@hcmunre.edu.vn; Tel.: +84–793437979

Tóm tắt: Hiện nay các công trình thủy lợi được tính toán thiết kế lũ dựa vào các tài liệu khảo sát, đo đạc trong quá khứ, thậm chí sử dụng phương pháp lưu vực tương tự. Trong giai đoạn khai thác vận hành, các số liệu tính toán thiết kế này không được cập nhật, không đảm bảo độ tin cậy, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn biến ngày càng rõ nét dẫn đến sự thay đổi lớn về tài nguyên nước, đặc biệt là các đặc trưng như lưu lượng, đỉnh lũ, tần suất lũ…Do đó, các hồ chứa được thiết kế trước đây có nguy cơ rủi ro cao trong quá trình vận hành do thay đổi về lũ gây ra. Bài báo này đã cập nhật số liệu mới và sử dụng phương pháp mưa lưu vực để tính toán lại đường quá trình lũ đến hồ chứa Tà Ranh. Kết quả cho thấy lưu lượng đỉnh lũ thiết kế có xu hướng tăng cao, dẫn đến mực nước phòng lũ tăng cao so với tài liệu thiết kế ban đầu. Nghiên cứu đã cung cấp sơ sở khoa học cho việc cần phải nâng cấp cải tạo lại hồ chứa Tà Ranh cũng như xây dựng lại quy trình vận hành điều tiết lũ với số liệu được cập nhật.

Từ khoá: Lũ thiết kế; Hồ chứa Tà Ranh; Phương pháp Thiessen; Foro-N.

85

Tin tiêu điểm
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.
Tin mới nhất
  • Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Miền núi phía Bắc...

    Thực hiện chương trình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024 của BCH Huyện đoàn Thanh Sơn. Ngày 22/4/2024, tại Trường Tiểu học xã Đông Cửu; Huyện đoàn Thanh Sơn phối hợp cùng Đoàn cơ sở Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) khu vực Miền núi phía Bắc tổ chức chương trình: “Trao quà cho các em học sinh nghèo, vượt khó tại Trường Tiểu học Đông Cửu” và “Trao quà, hỗ trợ gia đình em Đinh Văn Chiêu, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Đông Cửu”.
  • Bắc Bộ tăng nhiệt, nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

    Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 13/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, miền Đông có nơi trên 38 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt, người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.
  • Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng...

    Chiều ngày 22/3, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã diễn ra Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối tới các điểm cầu tại Sở TN&MT các tỉnh, thành phố.
  • Ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Khí tượng Thủy...

    Chiều 15/3/2024, tại Hà Nội, Hội Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ KTTV và Môi trường.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban B

    Ngày 27/2/2024, tại Malaisia, lễ khai mạc Khóa họp thường niên lần thứ 56 của Ủy ban Bão (TC-56) được diễn ra với sự tham dự của đại diện của các quốc gia thành viên, các quan sát viên. Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường tham dự Phiên họp.
  • Thăm hỏi, động viên Trạm Khí tượng Thuỷ văn khu vực tỉnh Bắc...

    Nhân dịp mừng Xuân Giáp Thìn 2024, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (KTTV), ông Hoàng Đức Cường đã đến thăm hỏi, động viên Trạm Thủy văn Lục Nam và Trạm Khí tượng Bắc Giang thuộc Đài KTTV tỉnh Bắc Giang.
  • Hưởng ứng Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác...

    Sáng ngày 21/2, tại khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã Sơn Mậu, huyện Sơn Động Tỉnh Bắc Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tỉnh Bắc Giang, tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Giáp Thìn năm 2024
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên t

    Ngày 16/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phước Thiện - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì Hội nghị trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng thủ dân sự năm 2023, kế hoạch 2024.