Mục lục Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tháng 01 năm 2019

Đăng ngày: 20-03-2019 File đính kèm
Số 697* Tháng 01 năm 2019

TT

Tên bài và tác giả

Số trang

1

ÁP DỤNG MÔ HÌNH MIKE SHE KẾT HỢP SỬ DỤNG SẢN PHẨM MƯA DỰ BÁO IFS DỰ BÁO LƯU LƯỢNG ĐẾN HỒ LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC-SÔNG VỆ

Trần Hồng Thái1,2 , Đoàn Quang Trí2 , Trần Đỗ Thủy Tuyên3 , Ngô Thanh Tâm2 , Bùi Thị Dịu2

1Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Hà Nội

2Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Hà Nội

3Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội

Tóm tắt: Nghiên cứu đã ứng dụng được sản phẩm mưa dự báo IFS làm đầu vào cho mô hình MIKE SHE phục vụ tính toán và dự báo lưu lượng nước đến cho hai hồ chứa trên lưu vực sông Trà Khúc-Sông Vệ. Quá trình hiệu chỉnh và kiểm định mô hình thủy văn sử dụng số liệu của các trận lũ điển hình trên lưu vực từ năm 2013-2016. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình chỉ ra sự tương đồng về pha và biên độ dao động giữa lưu lượng tính toán và thực đo tại hai trạm Sơn Giang và An Chỉ. Kết quả đánh giá kiểm định và dự báo lưu lượng nước đến hai hồ ĐăkĐrinh và hồ Nước Trong cho kết quả rất tốt theo các chỉ tiêu đánh giá r, R2 , NSE, RMSE, MAE, PBIAS. Kết quả dự báo thử nghiệm cho hai trận lũ điển hình năm 2017 cho thấy chất lượng dự báo lưu lượng đến hai hồ đã tăng lên đáng kể. Đây sẽ là một công cụ hiệu quả phục vụ tốt cho công tác dự báo nghiệp vụ trong tương lai.

Từ khóa: IFS, MIKE SHE, Trà Khúc-Sông Vệ

1

2

ĐIỀU TRA VÀ ĐÚC KẾT TRI THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LAI CHÂU TRONG ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI VÀ KHÍ HẬU CỰC ĐOAN

Vũ Văn Cương1 , Trần Thục2 , Đinh Thái Hưng3

1Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu

2Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu

3Tổng Cục Khí tượng Thủy văn

Tóm tắt: Hệ thống tri thức của cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu đã được tích lũy qua hàng nghìn năm trong quá trình lao động sản xuất. Những tri thức này, chứa đựng nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật thực hành và ứng xử với môi trường tự nhiên, đã giúp người dân giảm nhẹ tác động của thiên tai và khí hậu cực đoan trong trồng trọt, chăn nuôi và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Bài báo này trình bày kết quả đánh giá tri thức của cộng đồng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu trong ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Phương pháp Delphi được áp dụng trong điều tra xã hội học ở cộng đồng người Dao tại xã Hồ Thầu, người H’Mông ở xã Tà Lèng, người Hà Nhì ở xã Thu Lũm huyện Mường Tè đại diện vùng sinh thái đai cao từ 500m đến trên 1500m; cộng đồng người Lào ở Nà Tăm huyện Tam Đường, người Thái ở Tân Uyên đại diện cho vùng sinh thái đai thấp từ 500m trở xuống. Những tri thức quý giá của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Lai Châu được phân tích và đúc kết trong nghiên cứu này bao gồm: về nhà ở; phương thức sử dụng giống cây địa phương trong sản xuất lương thực, thực phẩm; kỹ thuật canh tác xen canh, luân canh cây trồng trên nương, trên ruộng một vụ lúa; phương thức chuyển đổi cây trồng trên nương; các kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc và quản lý nguồn nước, tài nguyên rừng bằng luật tục, tín ngưỡng.

Từ khóa: Tri thức của cộng đồng, dân tộc thiểu số, ứng phó thiên tai và khí hậu cực đoan.

13

3

TRÍCH XUẤT ĐƯỜNG BỜ BIỂN TỪ ẢNH SENTINEL-1A KHU VỰC THÀNH PHỐ PHAN THIẾT

Huỳnh Yến Nhi1 , Lê Thị Kim Thoa2

1,2Trường ĐH Tài nguyên Môi trường TP. HCM

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, quá trình xói lở, bồi tụ tại khu vực ven biển ngày càng diễn biến phức tạp và có chiều hướng ngày càng gia tăng về tốc độ và phạm vi. Phương pháp viễn thám được xem là một công nghệ thu thập, xử lý dữ liệu hữu ích giúp cho các nhà khoa học có thể theo dõi hình thái diễn biến đường bờ một cách nhanh chóng và liên tục qua thời gian. Trong nghiên cứu này, dữ liệu ảnh rađa Sentinel-1A được sử dụng nhằm trích xuất thông tin đường bờ tại khu vực thành phố Phan Thiết. Ranh giới giữa đất và nước được xác định thông qua quy trình gồm hai bước: phân cụm mờ và thiết lập ngưỡng. Kết quả rút trích đường bờ tại khu vực nghiên cứu được chuyển sang dạng véc tơ và sau đó so sánh với đường bờ được số hóa thủ công. 350 vị trí được chọn cách đều nhau 100 m để tạo mặt cắt ngang giữa 2 kết quả đường bờ nhằm tính toán sự sai khác. Kết quả cho thấy, có 298 vị trí (85%) có khoảng cách 2 đường bờ từ 0 đến 10 m (1 pixel) và 52 vị trí (15%) là trên 10 m. Kết quả trên cho thấy khả năng ứng dụng phương pháp phân cụm mờ và thiết lập ngưỡng nhằm rút trích đường bờ tự động trên ảnh vệ tinh Sentinel-1A phục vụ đánh giá nhanh tình hình xói lở, bồi tụ khu vực ven biển hữu hiệu.

Từ khóa: Xói lở/Bồi tụ, Trích xuất đường bờ, Ảnh Sentinel-1A, Phân cụm mờ và thiết lập ngưỡng

20

4

XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỐNG KÊ HIỆU CHỈNH KẾT QUẢ DỰ BÁO MƯA CHO KHU VỰC BẮC BỘ SỬ DỤNG XOÁY THẾ

Hoàng Phúc Lâm1 , Nguyễn Đức Nam2 , Đỗ Thị Thanh Thủy1 , Hoàng Đức Cường1

1Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, Tổng cục KTTV

2Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tóm tắt: Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình hồi quy từng bước dự báo lượng mưa cho khu vực Bắc Bộ sử dụng yếu tố dự báo là tổng lượng mưa quan trắc 24 giờ trung bình khu vực và nhân tố dự báo là số liệu trung bình ngày các yếu tố xoáy thế, tốc độ thẳng đứng, độ phân kỳ trên các mực đẳng nhiệt độ thế và mực đẳng áp. Kết quả đánh giá độc lập cho thấy lượng mưa dự báo có tương quan tốt (0,6 - 0,8), sai số RMSE còn khá nhỏ (4-6mm/ngày) nhưng thường vẫn cho lượng mưa thấp hơn so với thực tế trong các ngày mưa lớn.

Từ khóa: Mưa lớn, xoáy thế, định lượng mưa, MOS, hiệu chỉnh.

26

5

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỰ BÁO MƯA HẠN NGẮN CỦA MÔ HÌNH IFS TRÊN KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

Trần Đức Bá1 , Võ Văn Hòa2 , Đoàn Quang Trí3

1Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ

2Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ

3Tạp chí Khí tượng Thủy văn

Tóm tắt: Bài báo này đưa ra kết quả đánh giá dự báo mưa hạn ngắn từ mô hình IFS của Trung tâm Dự báo hạn vừa Châu Âu - ECMWF trên khu vực Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu sử dụng số liệu quan trắc lượng mưa trong 24 giờ của 20 trạm khí tượng thuộc khu vực Bắc Trung Bộ trong thời gian 6 năm từ 2012 - 2017. Kết quả đánh giá cho thấy mô hình IFS dự báo mưa thời hạn ngắn cho khu vực nghiên cứu là có kỹ năng tốt cho các ngưỡng mưa nhỏ và vừa. Đối với các ngưỡng mưa to đến rất to thì chất lượng dự báo của IFS giảm nhanh và có ít kỹ năng dự báo ở các hạn dự báo 72h. Tuy nhiên, vẫn có một vài đợt mưa lớn được mô hình IFS nắm bắt tốt cả về diện và lượng.

Từ khóa: Đánh giá dự báo, dự báo mưa hạn ngắn, mô hình IFS.

33

6

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO VÙNG BIỂN VEN BỜ KHU VỰC MỸ GIANG - HÒN ĐỎ - BÃI CỎ THUỘC XÃ NINH PHƯỚC, NINH HÒA, KHÁNH HÒA

Nguyễn Trâm Anh1 , Nguyễn Kỳ Phùng2

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM

2Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM

Tóm tắt: Đánh giá rủi ro môi trường là việc lượng hóa khả năng gây hại đến môi trường của các nhân tố nhân sinh, từ đó có thể giảm thiểu, ngăn ngừa rủi ro môi trường có thể xảy ra tại khu vực nghiên cứu để tối ưu về chi phí xử lý hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. Đánh giá rủi ro môi trường nước biển ven bờ khu vực khu vực Mỹ Giang - Hòn Đỏ - Bãi Cỏ nhằm xác định được các tác nhân tiềm tàng thông qua các giá trị chất lượng nước biển đã được lấy mẫu và phân tích - mà hầu hết các thông số chất lượng nước biển này đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10:2008/BTNMT(*) như: chất dinh dưỡng (NH3,4-N, NO3-N, PO4-P) và chất rắn lơ lửng (TSS). Các kết quả tính toán hệ số rủi ro của chất dinh dưỡng (NH3,4-N); (NO3-N) và (PO4-P) tại thời điểm lấy mẫu, tính toán sau 1 đến 15 ngày lần lượt dao động từ (0,45-0,33); (0,80-0,70) và (0,27-0,14); của chất rắn lơ lửng (TSS) là (0,14-0,12) cho thấy tại thời điểm khảo sát khu vực nghiên cứu vẫn nằm trong giới hạn an toàn về mặt môi trường.

Từ khóa: Chất lượng nước biển ven bờ, đánh giá rủi ro, Mỹ Giang - Hòn Đỏ - Bãi Cỏ

44

7

MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM LAN TRUYỀN CỦA DÒNG CHẢY MẬT ĐỘ VÀO THỦY VỰC BORNHOLM (BIỂN BALTIC) TRONG THỜI KỲ “DÒNG HẢI LƯU CHÍNH”

Đinh Ngọc Huy1

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM

Tóm tắt: Dòng chảy mật độ từ biển Bắc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các đặc điêm̉ hệ thống hoàn lưu chung ở biển Baltic, trong đó có quá trình trao đổi thẳng đứng giữa cać tâǹ g nước sâu ở trung tâm biển Baltic, cung cấp oxy vàphục hồi tình trạng nước tại đây. Khả năng lan truyền vào trung tâm biển Baltic của dòng chảy mật độ này phụ thuộc vào mức độ biến đổi của chúng ở các thủy vực nước sâu. Mặt khác, khả năng lan truyền này đạt được cao nhất trong thời kỳ xảy ra “dòng hải lưu chính Baltic” (Major Baltic Inflow) (thường xảy ra trung bình 10 năm/lần). Thủy vực Bornholm là thủy vực thứ hai trong chuỗi mắt xích thủy vực nước sâu ở biển Baltic, là nơi xảy ra quá trình biến đổi dòng chảy mật độ từ biển Bắc rất mạnh [3,4,6]. Trong thời kỳ diễn ra “dòng hải lưu chính Baltic”, dòng chảy mật độ cao từ biển Bắc vào thủy vực Bornholm, theo thời gian nó lan truyền xuống các tầng đáy của thủy vực dưới dạng các nhóm dòng chảy nhánh và tạo nên quá trình trao đổi thẳng đứng mạnh mẽ tại đây. Bài báo trình bày vàthảo luận một sốkết quả nghiên cưú đặc điểm lan truyêǹ vàbiêń đôỉ nươć biên̉ Băć trong thủy vực nươć sâu này sau thời gian xảy ra “dòng hải lưu chính Baltic” vào tháng 1 năm 2003.

Từ khóa: Dòng chảy đáy, Dòng hải lưu chính Baltic, Thủy vực Bornholm.

52

8

TÓM TẮT TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG, KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP, THỦY VĂN THÁNG 12 NĂM 2018

Trong cuối tháng 12/2018, đã xuất hiện 01 Áp thấp nhiệt đới (ANTĐ) trên khu vực Biển Đông, tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực đất liền nước ta nhưng hoàn lưu của ATNĐ cũng gây mưa, mưa vừa, có nơi mưa to cho khu vực Nam Bộ, đặc biệt là các tỉnh miền Tây Nam Bộ trong những ngày đầu của tháng 01 năm 2019. Tình hình nhiệt độ trong tháng 12/2018 trên cả nước phổ biến cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ. Tình hình mưa trong tháng 12 trên phạm vi toàn quốc đều có tổng lượng mưa cao hơn từ 2-4 lần so với TBNN cùng thời kỳ. Đặc biệt tại khu vực Thanh Hóa, Nghệ An và Ninh Thuận, Bình Thuận cao hơn TBNN cùng thời kỳ từ 3-5 lần.

58

Tin tiêu điểm
Tin mới nhất