Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia
PV: Thưa ông, Đến thời điểm này đã được coi là qua cao điểm xâm nhập mặn chưa ạ, và đánh giá so với mọi năm ra sao, vì hiện nay chưa thấy có ghi nhận thiệt hại
Đến thời điểm hiện tại thì xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long đã qua thời kỳ cao điểm của mùa khô năm 2021 và có xu thế giảm dần; riêng các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vẫn duy trì ở mức cao hơn TBNN nhưng thấp hơn khá nhiều so với năm 2020, cho thấy xâm nhập mặn ở ĐBSCL ở mức cao hơn TBNN nhưng không nghiêm trọng như năm 2020.
Căn cứ vào các thông tin dự báo xâm nhập mặn từ sớm của Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, các Bộ, ngành, địa phương ở khu vực ĐBSCL đã chủ động nguồn nước, điều chỉnh lịch thời vụ sớm hơn, áp dụng các giải pháp kỹ thuật nên không có thiệt hại nào đáng kể về sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh ĐBSCL.
PV: Dự báo sắp tới sẽ còn bao nhiêu đợt xâm nhập mặn nữa và đáng chú ý là trên sông nào, mức độ so với các đợt trước ra sao thưa ông?
Từ nay đến cuối tháng 4, xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long xu thế giảm so với tháng 2,3, riêng xâm nhập mặn ở các sông Vàm Cỏ tiếp tục tăng cao trong các đợt từ 11-14/4, 24-30/4, trên sông Cái Lớn tăng cao từ 15-24/4, 29-30/4 ở mức tương đương và cao hơn xâm nhập mặn tháng 3 vừa qua. Các địa phương tiếp tục chủ động các biện pháp phòng chống xâm nhập mặn và thiếu nước sinh hoạt trong thời gian tới. Từ tháng 5/2021, xâm nhập mặn ở ĐBSCL giảm dần.
PV: Mùa mưa năm nay ở Nam Bộ sẽ đến sớm, vậy theo ông là bao giờ sẽ vào mùa mưa, sớm hơn TBNN nhiều không và tổng lượng mưa trong mùa mưa sắp tới theo ông nhận định sẽ như thế nào, thưa ông?
Mùa mưa trên khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng đến sớm, từ khoảng nửa cuối tháng 4 sang nửa đầu tháng 5/2021. Dự báo: Tổng lượng mưa trong các tháng 4-5/2021 TLM ở khu vục phổ biến cao hơn so với TBNN từ 10-25%, trong tháng 6-9/2021 TLM ở mức xấp xỉ so với với TBNN, riêng tháng 10/2021 TLM có xu hướng cao hơn từ 10-25% so với TBNN cùng thời kỳ.
Bài và ảnh: Tạp chí KTTV