rong chuyến công tác, đoàn đã nghiên cứu đặc điểm các hợp phần, yếu tố tạo thành cảnh quan, tính đa dạng, phân hóa cảnh quan biển-đảo huyện đảo Trường Sa; khảo sát, hiệu chỉnh và mô tả chi tiết bản đồ thảm thực vật-lớp phủ với việc làm rõ tính phân hóa mùa và ảnh hưởng của cảnh quan đến môi trường biển; khảo sát, đánh giá các yếu tố tự nhiên, sinh thái phát sinh khu hệ sinh vật và hiện trạng các nhóm sinh vật trong các hệ sinh thái cạn tại các đảo nổi; điều tra khu hệ rết, cuốn chiếu, lớp hình nhện, khu hệ chim, khu hệ bò sát-lưỡng cư, khu hệ chân đốt phục vụ y học với những dẫn liệu khoa học mới lần đầu được ghi nhận cho Trường Sa.
Đoàn kiểm tra thiết bị nghiên cứu
Bên cạnh đó, đoàn công tác cũng thu thập các mẫu đất, nước, trầm tích tại các điểm đảo; điều tra, khảo sát lấy mẫu vi sinh vật trong đất và trong mẫu rễ cây các loại cây sinh trưởng và phát triển trên các đảo nổi; thu thập mẫu động vật thân mềm, trầm tích, cát, rong, rêu, cỏ biển, san hô, bọt biển và mẫu nước chứa sinh vật phù du phục vụ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Tại mỗi điểm đảo, đoàn đã thu thập được các mẫu trầm tích, cát, rong, rêu, cỏ biển, san hô, bọt biển và mẫu nước chứa sinh vật phù du; sơ bộ phân lập được các chủng vi tảo biển; xác định được một số chỉ tiêu về điều kiện sinh trưởng tự nhiên của các loài vi tảo như pH, nhiệt độ, độ mặn, độ chiếu sáng...
Thả thiết bị xuống biển tiến hành thu thập mẫu nghiên cứu
Chuyến khảo sát dữ liệu khoa học góp phần quan trọng trong chương trình quản lý quốc gia về bảo vệ hệ sinh thái, cảnh quan khu vực huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa và các vùng biển xa bờ.
Theo Báo Hải quân Việt Nam