Quảng Ngãi: Bấp bênh khu tái định cư bên bờ đập hồ thủy điện

Đăng ngày: 28-11-2018 | Lượt xem: 1101
(TN&MT) - Quảng Ngãi là một tỉnh được đánh giá là ít các công trình nhà máy thủy điện, hiện chỉ có 6 nhà máy đang vận hành và 1 nhà máy đang thi công. Nhưng trên toàn tỉnh lại có tới 723 công...
Quảng Ngãi là một tỉnh được đánh giá là ít các công trình nhà máy thủy điện, hiện chỉ có 6 nhà máy đang vận hành và 1 nhà máy đang thi công

Quảng Ngãi là một tỉnh được đánh giá là ít các công trình nhà máy thủy điện, hiện chỉ có 6 nhà máy đang vận hành và 1 nhà máy đang thi công

Tuy nhiên, tiềm ẩn về vấn đề mất an toàn liên quan đến hồ đập thủy điện ở Quảng Ngãi, lại đang hiện hữu một vấn đề khác nữa, đó là vấn đề mất an toàn trong việc sắp xếp tái định cư cho người dân vùng thủy điện. Tại huyện Sơn Tây có 3 khu tái định cư tập trung do nhà nước thu hồi đất thự hiện dự án thủy điện Đăkđring, gồm: khu tái định cư Nước Vương, xã Sơn Liên có 25 hộ; khu tái định cư ĐăkLang, xã Sơn Dung có 38 hộ và khu tái định cư Anh Nhoi, xã Sơn Long có 27 hộ.

Có mặt tại khu tái định cư Nước Vương, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến sự bất an toàn ở khu tái định cư này. Điều bất ngờ đối với chúng tôi là khu tái định được bố trí ngay sát bờ đập, thập chí còn thấp hơn vị trí bờ hồ đập thủy điện Đăkđring. Các cán bộ xã Sơn Liên cho chúng tôi biết, khu tái định cư nằm ngay trên vị trí đất yếu, dễ sạt lở, mùa mưa tháng 11/2017, đã có 2 ngôi nhà cùa ông Đinh Văn Tuấn và Đinh Văn Trung bị sạt lở cuốn trôi cả trăm mét, 5 ngôi nhà khác trong khu đang bị đe dọa nghiêm trọng…

Điều khiến chúng tôi rùng mình hơn là, nếu nước hồ thủy điện dâng cao mà tràn lên thì số phận cả khu tái định kia sẽ ra sao!?. Ông Trần Đông Phong- Chủ tịch UBND xã Sơn Liên cho biết, ngay từ đầu năm 2018, địa phương đã kiến nghị lên ngành chức năng, cấp trên khẩn trương có phương án di dời toàn bộ khu tái định cư Nước Vương đến nơi an toàn hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa thực hiện được, vì chưa có kinh phí.

Thực trạng an toàn hồ đập, nguy cơ cảnh báo ảnh hưởng từ các hồ đập thủy điện, thủy lợi tới đời sống người dân đang là lời cảnh báo với địa phương này

Thực trạng an toàn hồ đập, nguy cơ cảnh báo ảnh hưởng từ các hồ đập thủy điện, thủy lợi tới đời sống người dân đang là lời cảnh báo với địa phương này

Huyện Sơn Tây có 5 dự án thủy điện đã xây dựng, một số khu tái định cư được bố trí xây dựng ở khu vực địa hình đất yếu, lại không được xây dựng kè móng chắc chắn, đang báo động tình trạng mất an toàn cho người dân nơi đây.

Cùng với các hồ đập thủy điện, trên địa bàn Quảng Ngãi hiện có 723 công trình thủy lợi, trong đó có 123 hồ chứa với tổng dung tích hơn 400 triệu m3. Ông Võ Đoàn- cán bộ Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT Quảng Ngãi) cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 38 hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp nặng cần được ưu tiên sửa chữa nâng cấp. Trong đó, 18 hồ chứa nước được Bộ NN&PTNT thống nhất trong danh mục sửa chữa với kinh phí gần 338 tỷ đồng.

Cũng theo ông Đoàn, có đến 6 hồ chứa UBND tỉnh đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ với kinh phí hơn 95 tỷ đồng, 14 hồ chứa còn lại cũng yêu cần đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp với kinh phí khoảng 268 tỷ đồng… Kinh phí để sửa chữa, nâng cấp hồ đập thủy lợi, để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, đang và vấn đề được đề xuất, kiến nghị cấp thiết ở Quảng Ngãi hiện nay.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Ngọc Trọng- Trưởng phòng Quản lý năng lượng (Sở Công thương tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, các dự án thủy điện ở Quảng Ngãi tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Sơn Tây, đến năm 2018 có 8 dự án thủy điện, với tổng công suất 260,3MW. Bao gồm: Dự án thủy điện Đakđrinh, công suất lắp máy 125MW; Dự án thủy điện Huy Măng, công suất lắp máy 1,8 MW; Dự án thủy điện Sơn Tây, công suất  18 MW; Dự án thủy điện Sơn Trà, công suất 60 MW; Dự án thủy điện ĐakBa, công suất 19,5MW; Dự án thủy điện Thượng Sơn Tây, công suất 10 MW; Thủy điện Sơn Trà 1C, công suất 9 MW và Dự án thủy điện Đakđrinh 2, công suất 17 MW.

Khu tái định cư Nước Vương, xã Sơn Liên có 25 hộ, được bố trí ngay sát bờ đập, thập chí còn thấp hơn vị trí bờ hồ đập thủy điện Đăkđring

Khu tái định cư Nước Vương, xã Sơn Liên có 25 hộ, được bố trí ngay sát bờ đập, thập chí còn thấp hơn vị trí bờ hồ đập thủy điện Đăkđring

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Sơn Tây có dự án (Đăk Robaye) dự kiến bổ sung quy hoạch (theo đề nghị của UBND tỉnh Kon Tum) với công suất 10MW, dự án này nằm trên địa bàn 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi (nhà máy trên địa bàn tỉnh Kon Tum). Trong 8 dự án thì có 2 dự án đã đi vào vận hành, đó là thủy điện Đakđrinh với công suất 125 MW và thủy điện Huy Măng với công suất 1,8MW. Các dự án còn lại hiện triển khai khá chậm so với quyết định đã được phê duyệt. Nguyên nhân là do vướng công tác giải phóng đền bù mặt bằng. 

Nói về công tác đảm bảo an toàn hồ đập các công trình thủy điện, ông Trọng cho biết, hồ thủy điện Đakđrinh có dung tích hơn 200 tỷ m3 nước, đã đi vào vận hành từ năm 2013, hồ đập thủy điện Huy Măng có dung tích hơn 25000 m3… Bên cạnh đó, còn có hồ Nước Trong được xây dựng trên địa bàn xã Sơn Bao, Sơn Hà, với dung tích gần 300 triệu m3, có nhiệm vụ bổ sung nước, tưới tiêu cho hơn 52000 ha đất nông nghiệp hòa vào hệ thống thủy lợi Thạch Nham của tỉnh Quảng Ngãi.

Đồng thời, cung cấp nước công nghiệp, sinh hoạt cho khu kinh tế Dung Quất, TP. Vạn Tường và Quảng Ngãi cùng 7 huyện đồng bằng, giúp giảm ngập lụt vào mùa mưa bão, ngăn sự xâm nhập nhiễm mặn vào mùa khô cho các huyện đồng bằng tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra, hồ còn có chức năng cung cấp nước phát điện với 1 tổ máy công suất 16MW.

Trong những năm qua, quy trình vận hành của các hồ đập thủy điện, thủy lợi trên địa bàn Quàng Ngãi đều thực hiện theo Quy trình vận hành liên hồ chứa 2015, đã được Chính phủ phê duyệt, được điều chỉnh sửa đổi vào tháng 7/2018 trên lưu vực hệ thống sông Trà Khúc. Ông Trọng cho biết, qua công tác kiểm tra, quan trắc, chất lượng an toàn hồ đập trong thời gian qua chưa có biểu hiện gì…

Nguồn: Báo TN&MT

 
 
  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: