Thái Lan và Việt Nam – được coi hai trong số những nước đóng góp lớn nhất thế giới về ô nhiễm nhựa biển. Theo Cơ quan kiểm soát ô nhiễm Thái Lan, rác thải nhựa ở quốc gia này đang tiếp tục tăng lên với tốc độ trung bình là 12%/năm, tức khoảng 2 triệu tấn mỗi năm. Ít nhất 300 loài sinh vật dưới biển đã chết do ăn phải các loại rác nhựa mỗi năm, với 60% trong số đó là cá voi và cá heo.
Theo ông Suwan Nunthasut, đại diện Cục Tài nguyên Biển và Bờ biển Thái Lan, ở Thái Lan, phần lớn các vấn đề về ô nhiễm rác thải nhựa là do sự gia tăng của nhựa dùng một lần cùng với hệ thống xử lý rác thải nhựa làm việc không hiệu quả.
Do vậy, bà Carole Martinez, Điều phối viên dự án MARPLASTICCs cho rằng, ô nhiễm nhựa là vấn đề toàn cầu, nhưng để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải bắt đầu từ việc quản lý cấp quốc gia bằng các phương pháp phù hợp với bối cảnh của từng đất nước.
Rác thải nhựa ởThái Lan đang tiếp tục tăng lên với tốc độ trung bình là 12%/năm
Hiện nay ở nước ta chỉ có 20% chất thải nhựa được tái chế sau khi thu gom. Do đó, Việt Nam cần đặt mục tiêu giảm lượng chất thải đi vào bãi chôn lấp.
Một vấn đề quan trọng khác đối với cả Thái Lan và Việt Nam là tham gia vào khu vực tư nhân. Ông Paradorn Julachat, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Nhựa Thái Lan đã nhấn mạnh giá trị tiềm năng của chất thải nhựa như một nguồn tài nguyên. Cần thiết cho phép các doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào các hoạt động tái chế.
Như vậy, việc tham gia của nhiều bên liên quan trong cuộc đối thoại quốc gia về nhựa biển là vô cùng quan trọng. Trong đó, MARPLASTICC sẽ tiếp tục đóng vai trò là nơi triệu tập nhiều bên liên quan ở cả Thái Lan và Việt Nam, đảm bảo đối thoại liên tục.
Việt Nam dự định thành lập một cơ quan điều phối quốc gia gồm các đại diện từ tất cả các ngành cơ bản, trong khi Thái Lan sẽ xem xét các lĩnh vực học thuật và tư nhân để hỗ trợ các sáng kiến hiện hành mà chính phủ đã thực hiện. Cả hai nước sẽ bắt đầu lựa chọn các điểm thí điểm thích hợp để thực hiện các sáng kiến MARPLASTICCs vào năm 2019.
MARPLASTICCs là một sáng kiến toàn cầu do Cơ quan Hợp tác Phát triển Thụy điển (Sida) tài trợ. Dự án này được thực hiện trong 3 năm tại Châu á và Châu Phi, tập trung vào 5 quốc gia Mozambique, Kenya,Nam Phi, Thái Lan, và Việt Nam. Dự kiến sáng kiến này sẽ góp phần trang bị cho Chính phủ, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội tại Châu á và Châu phi kiến thức, năng lực, các cơ hội hính sách và xây dựng kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa. |
Nguồn: Báo TN&MT